Truyện Sex Mới Nhất 2020 – Bướm Vàng ( Update Chương 6 )

Chương V: Chênh vênh & Nghi Ngại

Nằm đêm trằn trọc, tôi lại nhớ chuyện xưa, chuyện nay.

Hồi đó, một ngày của nhóc Nhân sao mà thật dài. Cậu nhóc năm tuổi có thể thoải mái làm biết bao nhiêu là chuyện. Còn bây giờ, hai mươi bốn tiếng đồng hồ, với tôi quá ngắn.

Đã mấy mấy hôm trôi qua kể từ ngày tôi biết đến Chuồn Chuồn rồi nhỉ. Nghĩ lại, tôi vẫn thấy vui vui với cú va chạm ấy. Nhưng cái đàn ông trong tôi không vì vậy mà trỗi lên bậy bạ nữa. Tôi đã có duyên biết em nó, hẳn tôi sẽ còn gặp lại… Đến lúc đó phải hỏi cho rõ ngọn ngành. Tôi cười khẽ. Thế giới của người lớn thật phức tạp, khác xa với thế giới của trẻ thơ. Lần lần, tôi đã nghiệm ra. Người lớn có thể làm được những việc trẻ con không thể thực hiện. Thế nhưng người trưởng thành không sao thực hiện hết những việc con nít dám làm. Âu cũng là một sự bù trừ của tạo hóa. Hồi đó nhóc Nhân muốn lớn lên, còn tôi giờ lại sợ mình già dặn thêm.

Không hiểu sao mà tự dưng tôi lại thấy buồn buồn khi nhớ chuyện xưa. Nhóc Nhân hồi đó có chênh vênh giữa những Nghi Ngại của Thế giới Người Lớn? Còn tôi của hiện tại, chắc chắn không còn hồn nhiên vô tư trước mọi sự được nữa.

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Nhìn cái cọc tre mà bác Hậu láng giềng dựng lên sau nhà để chuẩn bị làm giàn trồng mướp, tôi nghêu ngao đọc mấy câu rồi tự phì cười. Mà không biết khuya nay, ngoài kia mưa gió thế nào. Nhưng thôi! Cánh cửa sổ, giờ tôi đóng hẳn lại trước đã.

Tôi nằm xuống, nhắm mắt để cố vỗ giấc. Ngủ xong tỉnh dậy, ngày mai biết chừng lại là một ngày dài.

Đã lâu rồi trong giấc mơ tôi Bướm Vàng Bướm Trắng chẳng về. Liệu khuya nay, có cánh chuồn chuồn nào lạc đến không. Tôi bây giờ không còn háo hức giống nhóc Nhân hồi nhỏ. Coi như là bù qua, sớt lại. Con nít muốn rõ ràng còn người lớn lại hay nghi ngại.

Tôi ngủ một giấc thật sâu, thật thẳng và không mộng mị. Sáng ra, sau khi đánh răng rửa mặt, tôi trả lời tin của Cherry cho con bé yên tâm rồi, quải balo lên đi trường. Hôm nay ca học dày đây.

Ấy thế, tôi nào cho đó là khổ sở. Cuộc sống là một lẽ bù trừ. Vui buồn luôn đủ cho tôi.

“Bữa nay chiều tối em ở nhà phụ mẹ nên mình hẹn Chúa Nhật được không. Đừng buồn em nhé.

Jery của anh Nhân, ký tên và đóng dấu”

Đơn cử là mấy dòng chữ trên.

Vừa đi ra cổng, tôi vừa cười. Ở nhà cô bé là Cherry của mẹ Loan, với tôi em lại tự nhận mình là con chuột nhỏ tinh nghịch.

Nhiều lúc nghĩ cũng lạ. Mẹ Loan của cô nhóc xưng chị gọi em với tôi. Còn con bé thì hễ gặp tôi luôn miệng kêu anh. Khó cho tôi đây.

Nhưng tính tôi không câu nệ. Tuổi thơ của Cherry vốn vui ít, buồn nhiều. Tôi không muốn lấy việc xưng hô, hình thức để làm kiêng cưỡng em nó.

Cuối tuần này tôi vẫn không thể về quê. Để Cherry qua hủ hỉ cũng vui. Vả lại như vậy, ít nhiều cũng đỡ đần hơn cho chị Loan chăm đứa nhỏ.

Chiều muộn, sau ca học cuối, tôi leo lên chiếc xe bus đang đỗ trước cổng trường để về chỗ trọ. Len lỏi qua dòng người, tôi ngồi vào ghế cạnh cửa sổ của một băng trống. Yên vị xong xuôi, tôi vừa thả mắt ngắm cảnh vật thì chuyến xe nặng nề bắt đầu chuyển bánh.

Cánh cửa kính đóng chết. Tôi thu tay lại. Đôi cánh vàng đã mất hút giữa dòng xe cộ. Lần đầu tiên trong đời thực có một con bướm ở gần tôi như thế. Nhưng nhóc Nhân của hiện tại lớn rồi. Bên ngoài lớp kiếng dày là một chú côn trùng xinh đẹp với đôi cánh màu hoa bí, nào phải Bướm Vàng tôi biết.

Theo quán tính, tôi đưa tay lên không mục đích rồi lại tuần tự thu về.

Xe vẫn lăn bánh. Một ngày dài tất tã nào còn những diệu kỳ tuổi nhỏ. Tự dưng, tôi tiếc cho mình, tiếc cho Bướm Vàng của một thời ngây thơ . Trong vô thức, tôi khẽ gọi:

-Đại ca ơi! Bé con ơi! … Chị ơi!

Xe dừng ở trạm kế tiếp. Trạm này đặt ở bệnh viện trực thuộc trường của tôi. Người trên xe không ai xuống cả. Từ cổng bệnh viện, hai mẹ con nọ dắt tay nhau lên xe. Chắc người mẹ trẻ này vừa cùng đứa con đi khám bệnh về. Nhìn từ đầu đến chân họ, tự dưng tôi nhớ đến Chị và bé con hồi đó. Tuy nhiên tôi vẫn phân biệt rạch ròi được. Ngoại trừ Chuồn Chuồn ra, tôi chẳng nhìn ai mà lại thấy ra hình ảnh của Chị…

Cô bé có chút chần chừ. Nắm tay mẹ, con bé nhìn tôi:

-Chú ơi! Chú cho con với mẹ con vô trong ngồi được hông chú. Con thích ngồi kế cái cửa sổ. Con năn nỉ chú- Cô bé nói rất chân thành.

Con bé còn quá nhỏ hay tôi trông già đến thế. Tôi định bảo cô bé sửa lại cách xưng hô nhưng lại thôi. Tôi sẽ tôn trọng vị trí của mình trong thế giới quan của em nó. Tôi đáp nhanh:

-Được thôi con! Con với mẹ con vô đi!

Nói xong, tôi thu chiếc balo vào người, chuẩn bị chuyển chỗ. Sau đôi câu cảm ơn theo phép lịch sự, chị ta căn dặn con bé ngồi đàng hoàng. Trong ánh mắt chị ta, vẻ ái ngại chẳng khó thấy.

-Chị với cháu lên ngồi đi cho rộng rãi. Cả ngày nay hai mẹ con đi viện chắc mệt lắm rồi. Chị ngồi chung với bé cho vui

Tôi tiếp tục mở lời.

Chị lại ái ngại:

-Nhưng như vậy đâu có được em…

-Không có gì đâu chị- Tôi vừa đeo balo lên lưng vừa cười, vừa nói- Trạm sau em xuống rồi. Em thanh niên trai tráng mà, đứng có chút đỉnh xi nhê gì. Chị với cháu vào ngồi đi.

Người mẹ trẻ e dè:

-Chị với bé cám ơn em rất nhiều…

Dứt lời, chị bế thốc em nó lên, cẩn thận vào chỗ. Hẳn do xe chật chội. Tôi dè dặc thu người, tránh tối đa mọi va chạm có thể với chị và bé.

Một cô bé ngoan ngoãn và nhỏ dại. Tôi cười thầm.

Yên vị trên băng ghế cùng đứa con nhỏ, người mẹ trẻ len lén hướng mắt về tôi. Trong đôi mắt chị ta, vẻ ái ngại lại xuất hiện. Con bé vẫn vô tư ca hát và nhìn cảnh vật.

Tôi nghĩ ngợi nhưng không sâu xa để thành ra bậy bạ. Không nên để cho con nít phải nhận lấy sự phũ phàng sớm quá. Tôi luôn tâm niệm điều đó. Tôi vui vì tôi đã thành toàn cho một nguyện vọng nhỏ của cô bé.

Đến trạm tiếp theo, tôi xuống xe. Tôi không mất gì. Hai mẹ con chị cũng thế. Cái mà chúng tôi nhận về là sự nghi kỵ và e ngại. Con bé hãy còn ngây thơ nào nghĩ ngợi gì. Nhưng với tôi và chị ta, những người đã lớn thì không được như thế. Nhưng tôi vẫn vui. Tôi vui vì mình đã làm được một việc tốt trong đơn thuần giữa Thế giới Người Lớn đầy những Nghi hoặc cùng Ái ngại.

Ngồi vào băng ghế chờ của trạm, tôi đặt xe grab để đi về chỗ trọ. Năm phút chờ đợi nào thấm tháp vào đâu so với những ngày dài vật vờ vừa qua. Tôi hát một bản để giết thì giờ:
“Lời ru buồn

Nghe mênh man mênh man, mênh man

Sau lũy tre làng

Khiến lòng tôi xôn xao

Ngày lấy chồng

Em đi qua con đê

Con đê mòn lối cỏ về

Có chú bướm vàng bay theo em…

Bướm vàng đã đậu nhánh mù u rồi

Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn”

Bướm Vàng của tuổi thơ tôi không đậu trên nhánh mù u. Chẳng biết bây giờ nó đang biền biệt trời nào. Nhưng nhạc là nhạc, đời là đời.

“Ru em thời thiếu nữ xa xôi

Còn đâu bao đêm trăng thanh

Tát gàu sòng, vui bên anh

Ru em thời con gái kiêu sa

Em đố ai tìm được lá diêu bông

Em xin lấy làm chồng

Ru em, thời thiếu nữ xa xôi

Mình tôi lang thang muôn nơi đi tìm lá cho em tôi

Ru em thời con gái hay quên

Thương em tôi tìm được lá diêu bông

Sao em nỡ vội đi lấy chồng?”

Lá diêu bông ư? Con Bướm Vàng rong ruổi cùng "Em" đâu mất rồi? Tìm cách nào cho được chứ "Chị"? "Em" chỉ còn biết vẩn vơ đây đó miền quê cùng bao điều không tưởng… Tôi bây giờ đã hiểu. "Lá diêu bông" Hoàng Cầm viết khác nhiều với khúc ru miên man "Sao em nỡ vội lấy chồng" nhóc Nhân nghe trong tuổi nhỏ dịu êm.

Phũ nhỉ? Chắc biết được nhóc Nhân buồn lắm. Nhưng Thế giới Người Lớn phải sống mà. Tôi bây giờ hay nhóc hồi đó cũng đâu làm được gì hơn.

Sáng Chủ nhật thật nhanh đã đến.

Tôi đã làm xong những việc cần làm. Vậy là có thể thư thả một chút. Tôi đứng dậy vươn vai. Ngoài cửa bác Hậu hàng xóm đang làm cỏ cho mảnh vườn nhỏ sau nhà. Bác siêng thật. Tôi rất nể phục bác.

Rãnh rỗi thường khiến người ta nông nỗi. Khuya qua, chừng mười giờ mấy, bài vở của tôi đã vào quỹ đạo, tuy không thư thã nhưng nào cần gấp rút. Đương đà cao hứng, tôi nhắn ngay cho Ngọc mấy tin. Hỏi thử xem có thể gọi nói vài chuyện được không. Cô bạn học cũ này vậy mà chịu trả lời tôi giờ đó. Thế là một cuộc nói chuyện diễn ra thôi

-Alo! Nhân này! Ông kiếm tui có gì không?

Ngọc cất tiếng bằng một giọng lịch sự và có hơi ngái ngủ

Thật từ tốn, tôi bắt đầu đề nghị:

-Ừ! Tui đây. Mai bà có rãnh không? Được thì qua chỗ tui, có việc này muốn nhờ!

-Chà! Ngày mai hổng được ông ơi! Tui hẹn với anh Huấn rồi! Bữa nào khác đi?

-Thì bà cứ rũ ổng qua luôn đi cho vui. Cái này nhờ xong có trả công mà. Ăn uống thì để tui đặt về. Mai có đá banh, ổng muốn coi tui mở luôn. Trừ khi hai người muốn riêng tư thì tui không làm phiền.

Tôi để lửng câu. Tôi không suy nghĩ nhiều. Coi như pha trò cho một khuya tĩnh lặng.

Nghe tới đó, cô bạn liền phản bác:

-Ông bậy bạ quá à nhen! Hai đứa tụi tui yêu nhau trong sáng mà!

Thấy thế, tôi liền đỡ lời:

-Tui giỡn mà, giỡn mà. Bà đừng giận.

Nhiều lúc nghĩ mà buồn. Hồi xưa nhóc Nhân nói đùa đâu cần phải giải thích như thế. Ngọc đã quá quen với cái vẻ nghiêm túc thường trực bây giờ của tôi. Từ cấp ba, thậm chí cấp hai mỗi khi nói đùa tôi đều phải giải thích để bạn bè, trong đó có Ngọc không tưởng là thật.

-Mà thôi! Hổng sao đâu, ông nói tiếp đi. Tính ông tui biết, không phải việc gấp với thiệt cần ông cũng không nhờ tui giờ này.

Ngọc đã ôn tồn, vả lả trở lại

Tôi cũng nói nốt cái cần nói:

-Tui muốn nhờ bà vẽ cho tui một bức hình gia đình bốn người ấy mà

-Ông tả đi, tui ghi lại rồi hôm nào xong gặp đưa cho

Ngọc ân cần trả lời, đoạn cô nói tiếp:

-Ông yên tâm, tui dân đồ họa mà. Sẽ được thôi!

-Ừ! Hôm nào tui sẽ kiếm gì đãi bà với Huấn coi như báo đáp!

-Có gì đâu nè! Hồi cấp ba ông cũng chỉ bài Lý Hóa cho tui hoài chứ bộ. Có qua có lại chứ. Lâu lâu ông nhờ hổng lẽ tui đòi thù lao.

Cả hai cùng cười. Vậy thì tôi diễn tả cho Ngọc phác họa thôi. Rồi sau những câu hỏi thăm quen thuộc theo thông lệ, bọn tôi gác máy. Giữa khuya lại có vài pha gây cấn cho cả hai.

…Bức tranh ấy, Ngọc hẹn tôi thứ Sáu tuần sau sẽ đưa. Còn giờ tôi lên tầng thượng gặp bé Cherry thôi. Chuyện gì ra chuyện đó chứ. Chút hồi, tôi sẽ kể lại cho con bé nghe chơi.

…Thằng nhóc con chị Hòa dù cầm trên tay lốc Fristi tôi tặng và theo mẹ ra về nhưng vẫn còn run rẩy sau cuộc chạm mặt. Tôi hay cho quà khi gặp và cố tỏ ra thân thiện với con nít. Nhưng không vì vậy mà đám trẻ trong khu trọ bớt sợ cái dáng người cao to cùng vẻ trầm lặng, nghiêm túc của tôi. Chỉ có Cherry thì không. Mà hổng biết giờ tôi và nhóc Nhân diện kiến nhau sẽ ra sao đây ta. Thế nhưng đâu cần phải nghĩ, đó là chuyện viển vông.

Nhanh ghê! Nhớ ngày nào tôi vừa dọn tới ở chờ nhập học, anh chị Hòa cũng mới lấy nhau. Tôi không thân thiết mấy với hàng xóm khu trọ nhưng lại có nhớ chút chút về cặp vợ chồng này. Bởi vì hai người ấy cùng tên họ, chỉ có chữ lót là khác. Hồi đó tính tình anh chị còn hiền hậu và xởi lởi y hệt nhau mới ghê chứ. Giờ thì thằng nhóc 2 tuổi rồi. Chị Hòa nhìn cũng khác trước, cả dáng người và tính cách. Không lẽ người phụ nữ nào làm mẹ rồi cũng thế. Không ít thì nhiều, họ sẽ hay nghi ngại và thường lo sợ những chuyện này kia. Như vậy thì đời bớt đẹp thật.

Tôi đã leo đến tầng thượng. Hôm nay trời quang đãng, nắng tốt và dịu. Tất cả đầy hứa hẹn cho một cuộc vui.

Cherry cũng đã đợi sẵn từ trước, vừa thấy tôi là tay vẫy chào. Miệng em nở một nụ cười thật tươi. Cô bé tuổi mười một đã có nhiều nét dạn dĩ ở khuôn người còn nhỏ nhắn và mảnh khảnh. Lớn lên, chắc Cherry sẽ rất xinh. Tôi cười và đưa tay chào lại em.

Lôi mấy lốc sữa ra, tôi mời cô nhóc nhỏ

-Em uống đi! Đủ cả ba hương, thích cái nào thì chọn!

-Dạ! Em cảm ơn anh! Cho em hộp có đường nhe!

Lễ phép đáp, em đưa hai tay đón hộp sữa tôi trao.

Hai anh em ngồi lại đây. Huyên thuyên nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Cherry kể còn tôi lắng nghe, cái gì được thì giải đáp.

Tôi cũng kể em nghe đôi ba chuyện. Cuộc gọi bất thình lình khuya qua với Ngọc này. Cùng những chuyện vòng vòng khu trọ tôi biết.

Tôi không quên thuật lại sự tích của chỗ hôm nay cô nhóc hẹn tôi. Trên này là chỗ được sử dụng để phơi quần và cho lũ trẻ chơi đùa. Đó là khúc đầu, còn khúc sau tôi giấu lại. Chỗ này nào lý tưởng, lãng mạn gì. Vì nhiều nguyên cớ tế nhị, cánh đàn ông nói riêng và người lớn nói chung chỉ lên khi có việc. Còn tôi là một ngoại lệ. Cái ngành nghề tôi chọn đã khiến hàng xóm, ai nấy đều nghĩ rất tốt về tôi. Tôi cũng chưa làm gì để họ thất vọng

Hướng đôi mắt đen huyền và tròn xoe về phía tôi, cô bé vừa khúc khích cười và nói:

-Nhớ bữa đó vui ghê anh ha! Cái bữa mà em gặp anh Nhân đó!

Cuộc sống ngoài kia đã bắt cô nhóc phải dạn dĩ và có khối óc lớn hơn cái tuổi của em. Nhưng chẳng phải vì thế mà Cherry mất hẳn vẻ hồn nhiên, tinh nghịch. Nhưng em chỉ thoải mái bày tỏ với ai mà mình tin tưởng thôi.

Tôi vẫn nhớ như in lần đầu chạm mặt con bé. Lúc đó em ấy đi thế nào mà lạc qua chỗ khu tôi trọ, điện thoại mang theo thì lợi hết pin. Trùng hợp ngay lúc tôi đi lâm sàng về, thấy em thất tha thất thểu đứng nắng ngoài cổng nên mới lại hỏi chuyện.

Tôi không quen nói nhiều. Cô nhóc cũng chẳng hơn. Em lễ phép mà trả lời theo cách gãy gọn nhất có thể những câu được hỏi. Trao đổi qua lại cũng là những thông tin chung chung, tối cơ bản của nhau. Thế nhưng bằng một cách thần kỳ, hai kẻ kiệm lời lại bắt chuyện và nói rất thân với nhau là đằng khác. Cứ như nhóc Nhân đứng ra thay mặt tôi phát ngôn vậy.

Biết sự tình, tôi dắt em lên phòng, sạc giúp chiếc điện thoại. Nhắm chừng cô bé cũng đói bụng, tôi nấu cơm rồi mời em ăn cùng. No nê, tôi nới hỏi han cặn kẽ hơn. Nào ngờ, Cherry lại tin tưởng và kể cho tôi chuyện mà mẹ con em đã trải qua ngày trước. Nghe xong, tôi thấy rất cảm thương cho ba mẹ con em. Biết mình lỡ khơi lại chuyện chẳng vui của Cherry, để cô nhóc không buồn tôi mở ngay bộ Tom & Jery lên cho cả hai xem. Em mê tít và nhận mình giống như chú chuột tinh nghịch kia. Lý do rất đơn giản: Do em tuổi Tý. Con bé người ngặt nghẽo dù khóe môi đã quen mím chặt từ nhỏ. Chiều muộn tôi tiễn em về. Đơn giản vậy mà lại thân thiết không tưởng…

Tôi cười xòa rồi đáp lời em:

-Ừ! Cái sau đó mấy bữa liền em lạc qua chỗ anh đúng hông!

Áp tay lên hai bầu má phớt hồng, Cherry làm bộ suy tư:

-Dạ phải rồi! Thấy em đi tì tì cái mẹ gặn hỏi em. Em cũng kể hết sự tình mà không ngờ mẹ chịu he! Hì hì!

Tôi từ tốn nói tiếp:

-Phải rồi chừng hai ngày sau thì phải! Mẹ bé có qua kiếm anh! Bữa đó cũng y chang lần đầu mình gặp đó. Anh mới đi viện về, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cái áo blouse khoác ngoài còn chưa cởi ra thì cụng mặt.

Chạm nhẹ ngón trỏ lên chiếc mũi dọc dừa, nét mày ngang mảnh rạng rỡ, Cherry tiếp lời tôi ngay:

-Em hổng biết nữa! Nhưng mẹ nói anh là người đàng hoàng với cho phép em sang chơi

-Chị Loan, à không. Mẹ em khen anh quá lời rồi!

Hôm đó chị Loan hỏi tôi rất nhiều điều. Từ tốn và lễ phép, tôi thẳng thắn trả lời những câu được hỏi. Sau một hồi lâu trao đổi, không rõ thế nào mà chị lại đi đến kết luận rằng tôi là một người đàng hoàng, tử tế và có thể tin được.

Chị Loan đã kể tôi nghe cảnh đơn chiếc của mình và nhờ tôi, nếu được thì những hôm chị kẹt việc hãy trông hộ Cherry. Phần phí tổn chị sẽ gửi lại. Cherry, em sang chơi tôi luôn sẵn lòng. Còn tiền của chị, nhất quyết không nhận. Tôi làm cũng vì mình mà. Ngày trước, nhóc Nhân quá nhỏ để giúp đỡ cho Chị và bé. Bây giờ, trong sức mình lẽ nào tôi lại từ chối lời đề nghị của chị Loan chứ.

Ấy vậy, tôi cứ thắc mắc mãi. Tại sao chị lại tin tưởng mà giao phó con gái mình cho một gã xa lạ? Nhưng lần nào tôi hỏi, câu trả lời nhận về cũng thế. Chị luôn bảo: “Bác sĩ, chị không tin thì tin ai em trai!”. Rồi có khi chị lại Loan còn nói: ”Chị còn tính nhờ em xem thuốc giúp cho thằng nhóc con chị nữa là”.

Tôi giải thích phải mấy năm nữa tôi mới tốt nghiệp ra nghề. Nhưng chị Loan vẫn cứ kêu tôi là bác sỹ. Đời chị đã kinh qua bao cái khổ. Tôi hiểu không dễ dàng gì để chị đặt nhiều niềm tin vào một người như thế.

Ngừng nghĩ ngợi, tôi tiếp tục hỏi han con bé:

-Hổm rày, ở bên nhà ổn chứ? Em đi trường học có gì không, cứ nói anh nhe!

Đương vui thì giọng con bé hơi chùn xuống:

-Dạ! Bình thường anh! Mà thằng em em nó lại bệnh nữa rồi. Em với mẹ lo lắm.

Ngập ngừng chút, em nói nốt:

-Trong trường thì hết đứa nào dám ghẹo em rồi!

Để đổi không khí, tôi đáp lời em trong vui vẻ và ôn tồn:

-Hổng sao đâu! Có gì em nói mẹ gọi anh trao đổi bệnh tình thằng nhỏ. Được thì anh giới thiệu khám chỗ mấy thầy cô của anh. Mấy người đó thì chất lượng đảm bảo trăm phần trăm. Còn trong trường, em nhớ cách anh bày hôm bữa nhe. Đứa nào cà chớn thì nói anh tính.

Con bé dạ một tiếng, nghe có vẻ phấn chấn hơn.

Tại sao người ta cứ hay chọc ghẹo nhau mấy chuyện không đâu nhỉ? Tôi không sôi máu như khi đám vô duyên dè bểu mẹ con Chị hồi xưa nhưng cũng chẳng lờ đi. Giờ thì mấy kẻ đó tôi dư sức đánh cho một trận. Nhưng tôi giờ luôn chọn phương án hòa giải quan hệ. Không thêm bạn cũng được, nhưng nên bớt thù.

-Anh Nhân ơi! Nhiều lúc em muốn lớn thật nhanh! Cỡ chừng tuổi anh vậy đó!

Lời con bé làm tôi giật mình dứt ra khỏi dòng suy nghĩ. Tôi làm giọng hóm hỉnh hỏi:

-Sao vậy em gái! Nói anh nghe được hôn.

Con bé trả lời thật từ tốn mà trong ánh mắt lại hằn rõ cái quyết tâm.

-Em muốn lớn mau để đỡ đần phụ mẹ. Em lớn rồi thì tự lo cho mình với làm được nhiều chuyện hơn. Như vậy mẹ với em em mới đỡ cực.

-Ừ! Nhưng lớn rồi nhiều cái buồn lắm đó!

Xoa đầu cô nhóc, tôi nói đều giọng.

Tôi thấy đâu đó nhóc Nhân những ngày đầu mới biết buồn, biết khổ ở em. Em không nên biến mình thành một người như tôi.

-Xí! Em hổng sợ buồn! Buồn thì qua kiếm anh Nhân chơi!

Dứt câu, con bé chồm sang quàng vai ôm tôi. Đôi mắt tròn chừng như gợn vẻ long lanh. Tôi đón nhận cái ôm nhưng vẫn giữ mực. Em sắp sửa thành một nàng thiếu nữ rồi. Cái gì giữ được thì giữ, tránh được thì tránh.

-Coi kìa! Đúng là con chuột nhỏ mà! Jery nghe anh! Ngoan nào! Để anh lo cữ trưa nè! Nay em muốn ăn cơm anh nấu hay gọi đồ về nè!

Miệng nói, tôi khéo léo chuyển người để gở hai đứa ra.

-Nấu đi anh cho vui. Em xuống phụ nhé!

Khóe môi đỏ hồng chúm chím nụ cười, em đứng lên cột cao mái tóc dài đen nhánh rồi xung phong leo trước xuống lầu. Tôi chầm chậm theo sau. Vầng dương đã lên ngự đỉnh trời.

Chiều đến, như thường lệ, chị Loan sang đón em. Tôi ra tận cổng từ giã hai mẹ con. So với lúc Chị cùng bé con tiễn cậu nhóc 4 tuổi xưa sau mỗi buổi trưa, nghĩ kỹ nào có khác gì nhau.

Tôi trở lại căn phòng trên cao đầy những sách và nhạc của mình. Giá hồi đó cha mẹ tôi cũng nghĩ thoáng như chị Loan, biết chừng mọi chuyện chuyện đã khác. Nhưng qua tất cả, ước mơ vẫn hoàn mơ ước.

Chênh vênh thật. Tôi thở dài.

Dẫu sao đi nữa, với nhóc Nhân, Chị vẫn mãi là cô tiên thánh thiện có con Bướm Vàng luôn nép sau bờ vai gầy. Nhắm mắt lại, tôi thả mình vào dòng hồi tưởng. Biết đâu trong giấc mơ đêm nay Bướm Vàng lại cùng Bướm Trắng bay về.