TÀI XẾ MÁY BAY – Update Chap 35

Huế những ngày Tháng Giêng. Dư âm của Tết vẫn còn trên những con phố trầm mặc. Sắc vàng của hoa cúc, hoa vạn thọ vẫn chưa phai trước mỗi nhà dân. Vườn mai trong công viên dọc bờ sông Hương bắt đầu nảy lộc. Điểm khác biệt của hoa mai ở Huế là những ngọn lá màu xanh khác với hoa mai ở những vùng khác lá non thường là màu nâu đỏ. Dọc bờ sông, màu lá mai non trong trẻo nhẹ nhàng.

Chị đuổi mình ra khỏi xe để thay đồ. Đang loay hoay với chiếc máy ảnh thì Chị mở cửa xe bước xuống.

Người ta tranh cãi nhiều về nguồn gốc của áo dài. Nhiều người dè bỉu, thậm chí lên án những kiểu áo dài cách tân nhưng sau tất cả họ vẫn phải thừa nhận cho dù xuất phát từ đâu, cải tiến thế nào đi nữa thì áo dài luôn là biểu tượng đi kèm với vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Chị đứng đó nét đẹp thuần hậu trên gương mặt, tương phản với sắc vàng rực rỡ của bộ áo dài.

Chị lấy chiếc máy ảnh, thiết lập các chế độ chụp, hướng dẫn mình cách lấy nét bằng tay, cách nín thở khi ấn nút để tránh bị rung làm nhòe ảnh. Mọi thứ rất chuyên nghiệp.

Rời công viên bờ sông, hai chị em tiếp tục lang thang với những khung hình của nghệ thuật ánh sáng và màu sắc. Màu xanh lục nổi lên trên sắc xám của cầu Tràng Tiền, màu tím đặc trưng của áo dài Huế chen trong những rặng thông ở đàn Nam Giao, màu thiên thanh tương phản với những phong rêu ở cửa Ngọ Môn.

Ở một góc nhìn khác, áo dài là một loại trang phục gợi cảm từ chất liệu cho đến phom dáng. Nó vừa đủ mềm mại để che đi những khiếm khuyết của cơ thể nhưng cũng đủ sắc bén để làm cho những đường cong không thể cong hơn. Những nhà nghiên cứu chất liệu dày công chế tác những loại vải phù hợp; những nhà tạo mẫu vắt óc để sáng tạo ra những đường cắt, may khớp với cơ thể đàn bà. Thật khó để không thể động tâm khi ngắm nhìn bờ mông cong vút bên dưới lần vải phi bóng loáng, khuôn ngực vun cao, vươn lên kiêu hãnh trên eo lưng thon gọn.

Chị xoay trở đủ mọi tư thế tạo dáng, mồ hôi thấm ra lần vải làm cho nó dường như mỏng hơn. Thấp thoáng dưới lần vải là hình ảnh mờ ảo của quần áo lót. Mỗi lần Chị thay một bộ áo dài là một bộ đồ lót khác nhau. Có thể nói Chị là tín đồ của các hãng nội y nổi tiếng. Cả một hành trình yêu thương của hai chị em, Chị chưa một lần mặc trùng đồ lót khi ở bên cạnh mình. Từ những bộ trắng trơn trong trẻo tinh khôi cho đến những bộ đen tuyền bằng chất liệu ren đầy quyến rũ, đan xen những bộ đỏ rực, cắt xẻ nổi loạn, có cả những bộ trang trí hoa bướm như những tác phẩm nghệ thuật, tôn lên vẻ đẹp hình thể của Chị trong từng thời điểm khác nhau. Và hôm nay cũng vậy, chỉ khác là sự thấp thoáng của sợi dây đeo vai, khuy cài sau lưng, hoa văn phía trước của những chiếc áo ngực, đường viền nổi trên bờ mông, họa tiết ren chạy đổ về vùng tam giác của những chiếc quần lót, khi ẩn, khi hiện theo mỗi bước đi, mỗi động tác xoay người của Chị. Tất cả là một sự kích thích thị giác đến lạ kỳ. Bên dưới cơ thể mình căng tức.

Nắng lên cao, hai chị em dừng chụp. Chị thay đồ, mua vé dắt mình vào Đại Nội.

  • Anh vào Đại Nội khi mô chưa?
  • Anh chưa. Lần đầu anh đến Huế đó. Năm ngoái lớp có rủ đi nhưng anh không tham gia.

Hai chị em ngồi uống nước ở một ki ốt dọc theo đường đi bộ nối các cụm di tích, chụm đầu xem lại những bức ảnh đã chụp. Mình không biết gì về nhiếp ảnh nhưng những bức ảnh mình chụp theo hướng dẫn của Chị đẹp lung linh. Chị chuyên nghiệp cả về màu sắc lẫn ánh sáng. Chị bĩu môi khi một vài khung hình mình cắt cúp bị lỗi bố cục. Hai chiếc ghế xếp sát lại với nhau tự lúc nào. Mùi nước hoa dịu nhẹ xen lẫn mùi mồ hôi của Chị làm mình nôn nao.

Theo chân một đoàn khách du lịch có hướng dẫn viên, Chị níu vào tay mình đi khắp Đại Nội.

  • Làm vua cũng sướng em há?

Mình nói với Chị khi cô hướng dẫn viên thuyết minh khu hậu cung.

  • Anh được mấy sức mà đòi làm vua?
  • Có một hoàng hậu như em, anh không cần tuyển phi tần.

Mình ghé vào tai Chị nói nhỏ. Chị nhéo vào hông mình.

  • Có mỗi chuyện đó là giỏi. Sến súa.

Ăn trưa ở Huế xong hai chị em quay về ĐN.

  • Tối ni mình nghỉ lại ở Lăng Cô anh nghe.

Mình thầm nghĩ. Ở lại Huế không ở, lại về Lăng Cô.