HOA XƯƠNG RỒNG – Seri Truyện Siêu Phẩm ( Đã END )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: HOA XƯƠNG RỒNG – Seri Truyện Siêu Phẩm ( Đã END )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 2535 Lượt Xem

Chương 15: Bố mẹ con là ai?

Tại ngôi biệt thự lộng lẫy nhất khu đô thị quận Long Biên, ông Đạt vừa đánh xe vào gara thì chạy vội lên phòng khách, nơi có vợ ông đang chờ sẵn ở nhà.

Vừa nhìn thấy chồng bước vào, Tố Quyên đã đứng dậy, người mà bà nghi ngờ để lộ thông tin không phải ai khác chính là chồng bà:

– Anh Đạt, có phải người cung cấp thông tin cho báo chí chính là anh. Em đã nói với anh rồi, chuyện này không thể vội được. Trước sau gì mình cũng sẽ công bố, không để thằng Quang phải chịu thiệt thòi. Nhưng muốn làm gì thì làm, cũng cần phải cho thằng Mạnh biết trước để nó chuẩn bị tâm lý.

Ông Đạt vừa về đến nhà đã nghe vợ xỉ vả, bản thân ông hoàn toàn vô can trong chuyện này, ông cũng vừa mới biết thông tin cách đây không lâu do cô thư ký xinh đẹp Kim Anh cung cấp, vừa đọc lướt qua báo mạng thì vợ ông điện nói ông về nhà gấp.

Nét mặt ông Đạt vô cùng nghiêm nghị và khó coi, bình thường ông vẫn nhũn nhặn trước mặt vợ, nhưng có thế nào, ông cũng là chủ gia đình, là đàn ông, lại có sự nghiệp cũng như quản lý một công ty tầm cỡ quốc gia. Tập đoàn Bất động Sản Trần Gia có giá trị lớn gấp khoảng 10 lần giá trị Công ty Quyen’Fashion của bà Tố Quyên. Hằm hằm khuôn mặt ông nhìn lại vợ với ánh mắt dữ tợn:

– Em nói cái gì? Em nghi ngờ anh làm chuyện này? Em có còn là vợ anh nữa không hả Quyên. Bao nhiêu năm nay chẳng lẽ em không hiểu tính anh sao. Chuyện lớn như thế này nếu anh làm thì sao lại không nói trước cho em biết.

Tố Quyên nghi ngờ cũng là có nguyên nhân của mình, tất cả cũng đều là do thái độ lạnh nhạt và phớt lờ Mạnh trong thời gian qua và quá ưu ái cho Quang của ông Đạt. Dẫu biết rằng Quang là con đẻ, là dòng máu của họ tộc, đàn ông thường trọng cái huyết mạch hơn là trọng tình cảm, nhưng dù có thế đi chăng nữa thì thằng Mạnh cũng là người ông bà nuôi nấng từ lúc còn đỏ hỏn tới tận bây giờ, tình cảm nào có khác con đẻ đâu. Giờ đây, biết được thân phận thực sự của nó, còn phải thương nó hơn mới phải chứ. Đằng này lại …….

– Anh không làm thì ai làm? Chuyện này không nhiều người biết. Ngoài em và anh ra chỉ có thằng Quang, anh Chức và bà giám đốc bệnh viện đa khoa Nghệ An. Ba người đó em tin không ai dám cung cấp thông tin cho báo chí.

Nói thế nào đi chăng nữa thì bà Tố Quyên vẫn nghi ngờ ông Đạt làm ra chuyện này, điều đó đã động vào lòng tự ái và tâm trạng ức chế của ông suốt thời gian qua, ông như quả bóng bị bơm căng chỉ trực vỡ tan:

– Quyên! Em nín ngay lại cho anh. Anh bảo anh không làm là không làm. Còn chuyện ai làm thì phải điều tra mới biết được. Anh thấy em thay đổi rồi đấy, nhất sau khi chuyện đó xảy ra ………….

Tố Quyên trố mắt nhìn chồng, gượng gạo hỏi lại ẩn ý mà chồng vừa nói ra, rất có thể đây chính là nút thắt giải thích về sự thờ ơ của ông Đạt đối với Mạnh bấy lâu nay:

– Anh nói cái gì? Chuyện đó là chuyện gì …………….

Từ khi biết Mạnh không phải là con của mình, ông Đạt suy nghĩ rất nhiều về chuyện thằng Mạnh đã ngủ với vợ ông suốt mấy tháng trời, rồi hai người làm những gì với nhau ông đều rõ cả, chỉ thiếu một nước là địt nhau thực sự mà thôi. Oái ăm thay, chuyện này là do ông bầy ra và chỉ đường dắt lối hai người họ làm. Nếu như trước kia, ông vẫn nghĩ thằng Mạnh là con ruột của ông bà thì chuyện đó lại là một sự kích thích và hưng phấn. Nhưng khi thằng Mạnh không phải là con nữa, nó đơn giản chỉ là một người đàn ông bình thường ngoài xã hội, không máu mủ ruột già gì với vợ chồng ông thì chuyện đó lại chuyển sang một hướng ngược lại. Ông nghĩ, ông là kẻ bị cắm sừng, rằng vợ ông đã ngoại tình, rằng một người đàn ông xa lạ đã ngủ với vợ ông. Và cay nghiệt hơn nữa, chuyện đó lại có sự đồng thuận của ông. Nghĩ mà nó cay.

Từ tâm lý đó, những tình cảm mà ông có với thằng Mạnh qua 25 năm nuôi nấng bị hao hụt đi rất nhanh và dần dần trở về con số 0, thậm chí ông còn ghen với chính thằng Mạnh. Đàn ông bị xâm phạm quyền sở hữu, nhất là tính sở hữu đàn bà thì trở nên mụ mị đi rất nhiều, cộng với sự ghen tuông làm ông Đạt nhiều lúc có suy nghĩ coi thằng Mạnh như kẻ thù không đội trời chung với mình.

– Em còn không biết chuyện gì sao? Chuyện em ngủ với thằng Mạnh chứ còn chuyện gì.

Trong lúc nóng giận, ông Đạt không kiềm chế nổi mà nói huỵch toẹt ra luôn.

Bà Tố Quyên vừa rồi còn bán tín bán nghi chuyện đó, nhưng giờ chính ông Đạt đã xác nhận, bà đã hiểu sự thay đổi của ông Đạt trong thời gian qua rồi:

– Anh nói cái gì? Anh bị điên à? Chuyện đấy mà anh cũng nói ra được. Chính anh đồng ý cho em làm việc đó giờ anh lại đổ lỗi cho em. Thằng Mạnh là con mình thì mình phải giúp nó, đấy là điều anh nói với em trước khi em làm.

– Nhưng giờ nó không phải là con nữa.

– Thì em cũng đã dừng lại còn gì. Giờ thì em đã hiểu vì sao anh lại thờ ơ với thằng Mạnh và quá coi trọng thằng Quang. Em đồng ý với anh thằng Quang là con của mình, mình phải bù đắp cho nó. Nhưng anh cũng đừng quên là, thằng Mạnh sống với vợ chồng mình từ bé đến giờ, nó do một tay hai vợ chồng mình nuôi nấng nên người. Phải coi cả hai thằng như con đẻ, không được bên trọng bên khinh.

Chuyện Tố Quyên đã vượt rào địt nhau thực sự với Mạnh hôm ông Đạt đi công tác Sài Gòn bà Tố Quyên không nói cho ông Đạt biết, đó là ý nghĩ riêng của bà.

Nghe vợ tuôn ra một tràng dài, lại đúng những suy nghĩ thầm kín của mình nên ông Đạt có phần bớt nóng giận, bị người khác bắt thóp không bao giờ là dễ chịu cả:

– Chuyện này tạm thời để sau nói. Giờ quan trọng nhất là phải tìm ra ai là người cung cấp thông tin cho báo chí.

Đúng lúc đó thì ở ngoài cửa phòng khách có một tiếng nói vang lên:

– Chính con là người cung cấp thông tin cho báo chí.

Người vừa xuất hiện và nói không ai khác chính là Quang.

Tố Quyên bất ngờ vì sự xuất hiện đường đột của Quang, bà thực sự chưa muốn nói chuyện với Quang vào lúc này, người bà gọi về là Mạnh cơ mà, bà còn bất ngờ hơn nữa là tại sao Quang lại vào được đây. Nhà này kín cổng cao tường, lại được cảnh báo an ninh hết sức nghiêm ngặt, hai bà giúp việc không thể mở cửa cho Quang vì Tố Quyên đã cho 2 bà ra ngoài từ sớm rồi.

Thấy mẹ bất ngờ vì sự xuất hiện của mình, Quang thanh minh luôn:

– Là bố cho con chìa khóa từ của nhà mình. Bố bảo con về đây nói chuyện với mẹ.

Đúng là trên đường về nhà, ông Đạt có gọi cho Quang bảo về nhà luôn.

Tố Quyên bất ngờ hơn nữa vì thái độ hết sức tự tin của một cậu thanh niên mới 25 tuổi, thoáng một chút đăm chiêu suy nghĩ vì chính Quang vừa mới nó, nó là người cung cấp thông tin cho báo chí.

Ông Đạt cũng bất ngờ vì lời nói đầu tiên của Quang.

Quang tự tin bước vào chính giữa ngôi nhà, vừa đi hắn vừa đảo mắt một lượt không gian rộng lớn và sang trọng như lâu đài vua chúa, đây là lần đầu tiên Quang về ngôi nhà này, hắn coi đây chính là nhà mình.

Khi Quang đã đứng lại thì Tố Quyên nhìn con trai hỏi:

– Tại sao con lại làm như vậy?

Còn ông Đạt cũng định hỏi câu ấy nhưng nghe vợ hỏi rồi nên thôi, chờ đợi câu trả lời của Quang.

Quang nhìn mẹ rồi nhìn bố:

– Vì con có quyền được làm điều đó. Con có quyền được nhận lại bố mẹ đẻ của mình. Con có quyền được về ngôi nhà của mình.

Tố Quyên ngồi thụp xuống ghế salong, cô hoàn toàn thất vọng về đứa con đẻ của mình. Nghe trong giọng nói của nó, không có một chút cái gì gọi là tình cảm, chỉ có sự hằn học. Nếu đây không phải là con đẻ của cô thì có lẽ nó đã ăn một phát tát rồi đuổi thẳng cổ rồi:

– Bố mẹ đã nhận lại con rồi mà.

Quang tiếp tục nói:

– Nhưng không phải bằng cách giấu giếm thiên hạ. Chẳng lẽ bố mẹ muốn con sống mãi trong cái vỏ bọc con của bà lao công, ở một cái nhà cấp 4 cứ hễ mưa là phải mang chậu ra hứng nước hay sao? Con là con của bố mẹ, con xứng đáng được ở trong ngôi nhà này, xứng đáng được mọi người công nhận chuyện đó.

Ông Đạt gật gù có vẻ đồng ý với suy luận của con trai ông, chuyện cho thằng Quang danh phận chính thức ông trăn trở tìm cách làm nhưng chưa ra vì chưa có sự đồng thuận của vợ. Chuyện đã đến nước này thì coi như là ý trời.

Tố Quyên trong lòng lúc này lại nghĩ đến Mạnh, tội nghiệp đứa con trai bé bỏng mà cô hết mực yêu thương, cô biết giờ này nó đang trên đường về, không biết trong lòng nó nghĩ gì, nó có chịu được cú sốc này không?

– Chuyện đó bố mẹ biết và đang sắp xếp. Còn thằng Mạnh nữa, phải từ từ để nó chuẩn bị tâm lý.

Quang nghe mẹ nói đến Mạnh thì càng ức chế, hắn nghĩ đến những ngày tháng gian khổ đói bụng rét mướt của mình, lại nghĩ đến thằng Mạnh ăn sung mặc sướng. Tất cả những thứ đó hắn phải chịu đựng thay thằng Mạnh. Sống hộ nó cả quãng tuổi thơ nghèo hèn:

– Quá đủ rồi mẹ ạ. Mạnh đã sung sướng quá đủ rồi. Giờ cậu ta phải trả lại cho con tất cả những gì cậu ta đã cướp của con. Cậu ta nên trở về với thân phận thực sự của mình.

Trong khi Tố Quyên ứ miệng không nói được câu nào thì ông Đạt vỗ về con trai:

– Kìa Quang, đừng suy nghĩ tiêu cực như thế. Chẳng phải giờ đây con đã trở về rồi sao. Cái gì của con sẽ là của con, bố không để con thiệt thòi đâu.

Lại thêm chồng nữa, Tố Quyên cảm thấy mình bất lực trước suy nghĩ của ông Đạt và thằng Quang, giờ bà hận mình không là đàn ông, là chủ gia đình để có sự sắp xếp hợp lý hơn.

Đúng lúc đó thì một tiếng nói rất nhỏ ở cửa lại vang lên. Lần này là tiếng nói yêu thương rất quen thuộc với Tố Quyên:

– Mẹ, bố mẹ đẻ của con là ai?

Cả 3 người đều sững sờ nhìn ra ngoài cửa, khuôn mặt của Mạnh rũ rượi, ánh mắt hoang mang vô định như gà con lạc mẹ. Mạnh đã về nhà được một lúc, chỉ sau Quang một chút và đã nghe toàn bộ câu chuyện ba người bọn họ nói với nhau. Thực sự cậu chẳng biết mình đang nghĩ gì vào lúc này nữa. Trước mắt chỉ là sự hoang mang đến tột độ, mọi thứ mà cậu có từ trước đến nay đã trong chớp mắt biến mất. Giờ đây, đến bố mẹ mình là ai cậu cũng không biết. Hay đơn giản nhất chính là câu hỏi cứ nhảy chập chờn trong đầu: Mình là ai? Mình từ đâu đến đây?

Ngôi nhà này ngày trước thân thuộc biết bao, giờ đây sao cậu thấy nó xa lạ như lần đầu tiên nhìn thấy. Khoảng cách từ cửa vào chính giữa ngôi nhà nơi bố mẹ cậu đang đứng chỉ độ chục bước chân vậy mà sao cậu thấy nó xa tít mù tắp đến nỗi chân không dám nhúc nhích để tiến vào.

Chỉ có Tố Quyên là bật chạy như bay về phía con:

– “Mạnh! Con về hồi nào”, nhìn thấy bộ dạng của con, Tố Quyên mắt ngấn trào lệ.

Mạnh nhìn mẹ đang lay lay vào hai vai mình bằng đôi mắt vô hồn và cầu cứu:

– Mẹ nói cho con biết đi. Bố mẹ con là ai?

Tố Quyên chưa kịp nói vì cô không biết bắt đầu từ đâu, thì ở sau lưng cô, giọng Quang đã vang lên:

– Bố cậu chết cách đây 20 năm rồi, còn mẹ cậu là bà lao công tên Hoa ở Công ty Đẹp +.

Mạnh nghe xong thì rũ rượi quay đầu bước đi không nói một lời nào. Bởi cậu không thể nói được, mọi thứ cứ ứ nghẹn ở trong cổ họng. Mạnh chầm chậm bước đi, tai ù ù làm cậu còn không nghe rõ được tiếng mẹ Tố Quyên nói xa xả bên tai mình:

– Mạnh ơi! Manh ơi! Con đi đâu đấy! Ở lại với mẹ đã Mạnh ơi.

Tố Quyên không thể đuổi theo được Mạnh mặc dù Mạnh đi rất chậm, từng bước một rời khỏi căn nhà, bởi ông Đạt đã giữ hai vai bà lại rồi an ủi:

– Em cứ để Mạnh đi đi. Giờ nó cần yên tĩnh một mình để bình tĩnh lại. Rồi vợ chồng mình nói chuyện với nó sau.

Mạnh bước ra khỏi cổng căn biệt thự, chiếc cổng sắt tự động đóng lại vì có người ở bên trong bấm nút điều khiển từ xa, chiếc Range Rover mà Mạnh hay đi vẫn ở trong sân.

Kẻ bấm nút ấy lẩm bẩm trong đầu: “Mày lấy của tao quá nhiều thứ rồi. Đã đến lúc mày phải trả lại cho tao, từng thứ một, từng thứ một ….. đến khi hết mới thôi !!!!!”

——–

Trời chập choạng tối, Mạnh cứ đi bộ một mình trong vô thức từ “nhà mình” đến giờ cũng được gần 1 tiếng rồi. Giờ đây, nhìn Mạnh không còn là một thiếu gia ngút trời nữa mà dáng đi thất thểu bất định như một kẻ điên. Mắt nhìn về phía trước mà như chẳng nhìn cái gì, cậu cũng không biết là mình đang đi đâu và định đi đâu nữa. Trong đầu Mạnh, mọi thứ trở nên trống rỗng và hoang mang. Đây là cú sốc đầu đời và nhưng nghiệt ngã thay nó lại là cú sốc quá lớn đối với một người như Mạnh. Cả quãng đời 25 năm về trước, Mạnh chưa từng phải suy nghĩ một việc gì đó quá lâu. Cuộc sống trải nhung dệt gấm đưa Mạnh lớn tới từng này. Bất cứ đòi hỏi gì, mong muốn và dự định gì, chỉ cần búng tay một cái là Mạnh có thể thực hiện được ngay. Cậu có tiền, thậm chí rất nhiều tiền, cái cậu thường phải suy nghĩ nhiều nhất chính là làm sao để tiêu hết số tiền mẹ cho. Tài khoản maximum, tiền mặt nhét đến chặt ví mới thôi. Nhưng giờ đây, tất cả chỉ còn là hư ảnh. Không biết Mạnh có thể sống tiếp được không? Có gượng dậy nổi sau cú sốc này không nữa.

Bỗng điện thoại trong túi quần của Mạnh rung lên, ơn giời vẫn còn có cái điện thoại này là theo người Mạnh, những giấy tờ tùy thân và tiền mặt, thẻ ngân hàng Mạnh để cả trong chiếc ví cầm tay, mà cái ví ấy giờ lại ở trong oto mất rồi.

Mạnh run run rút điện thoại ra, cậu mong người gọi điện cho mình chính là mẹ Tố Quyên, hình như trong ánh mắt của mẹ lúc gặp cậu ở ngoài cửa vẫn có chút tình thương, không giống như ánh mắt hững hờ của bố. Chắc cả đời này Mạnh chẳng thế quên được ánh mắt của bố Đạt nhìn cậu lúc mới đây xong. Trong ánh mắt ấy không còn một chút tình bố con nào cả, chỉ còn là ánh mắt thương hại của một kẻ xa lạ nhìn một người rơi vào hố sâu vực thẳm.

Nhưng tên hiện lên không phải là “Mommy” mà là chữ “Voi con”. Mạnh gạt nút nghe nhưng không thể nói nổi một từ “Alo”.

Tiếng còi xe, tiếng động của người đi đường báo cho Thục Trinh biết máy vẫn thông và anh Mạnh của cô đang ở ngoài đường. Cô nói nhỏ vào trong điện thoại:

– Anh Mạnh hả, em Thục Trinh đây. Anh đang ở đâu vậy?

Mạnh úp điện thoại lên tai nhưng anh không nói bất cứ một câu nào, biết nói gì với Thục Trinh đây? biết lấy gì để làm bạn với Thục Trinh đây? Trước kia, thiếu gia Mạnh có nhiều thứ để tự tin vào bản thân, để tự tin cưa cẩm cô nàng beo béo nhưng tốt tính và dễ thương ấy. Mạnh biết, mình có tình cảm với Thục Trinh, một tình cảm thực sự nghiêm túc với cô ấy, khác hẳn với những mối tình kim tiền mà cậu từng trải qua trước kia. Ở bên Thục Trinh, Mạnh thấy mình nhẹ nhàng và hạnh phúc. Cứ nhìn cách cô ấy thoăn thoắt tay chân nấu những bữa cơm nóng hổi ngọt ngon, cứ nhìn cách cô ấy dịu dàng chăm sóc những đứa trẻ, cứ nhìn cách cô ấy làm việc trên công ty, cách cô ấy đối xử với mọi người thì Mạnh biết người phụ nữ mình cần trong cuộc đời chính là Trinh chứ không phải cô nàng hot girl nào cả. Cứ xa là nhớ, cứ gặp là chẳng muốn chia tay, đấy chẳng phải là biểu hiện của tình yêu đó sao?

Và Mạnh cũng biết, Thục Trinh ít nhiều cũng có tình cảm đối với mình. Cô ấy mạnh miệng vậy thôi nhưng đôi mắt không biết nói dối. Đã nhiều lần Mạnh thấy Thục Trinh nhìn trộm mình bằng ánh mắt yêu thương. Nhưng có lẽ Thục Trinh vẫn còn cảm thấy tự ti vào bản thân mình, tự ti vì mình có thân hình mập mạp không cân xứng với Mạnh, thế nên Thục Trinh luôn tìm cách lảng tránh mỗi lần Mạnh đề cập đến chuyện tình cảm của hai đứa. Bằng chứng là cô ấy luôn luôn nỗ lực để giảm cân, để tìm lại vóc dáng thon gọn ngày nào của mình.

Nhưng giờ đây, người tự ti lại chính là Mạnh. Anh không đủ can đảm để mở miệng nói với Thục Trinh là: “Trinh ơi, anh không còn là thiếu gia nữa, anh chỉ là con một người mẹ lao công mà thôi”.

Cả phút đồng hồ trôi qua trong im lặng như vậy, điện thoại vẫn ở trên tai nhưng Mạnh chẳng nói câu nào. Thục Trinh kiên nhẫn chờ đợi lời anh nói, cô về nhà và đọc kỹ lại các thông tin trên mạng, cô đã hiểu tình cảnh của anh Mạnh hiện nay, cô lo cho anh không vượt qua được cú sốc này, anh không giống như cô, chưa từng trải qua biến cố nào, không biết anh có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không?

Cuối cùng, cũng không thể cứ mãi như thế được, Thục Trinh nói thật nhẹ nhàng vào điện thoại:

– Em nấu cơm xong rồi. Bốn mẹ con chờ anh tới để ăn. Thôi em cúp máy đây.

Nói xong, Thục Trinh cúp máy và chờ đợi. Cô thực sự không biết là anh có đến hay không? Hình như đây là lần đầu tiên cô chủ động mời anh đến nhà mình ăn cơm thì phải.

——-

Hôm nay, Thục Trinh nấu thịt kho tàu, trứng ốp thịt và một bát canh cá nấu mẻ. Tất cả được bầy biện tươm tất trên bàn. Bốn mẹ con chống đũa nhìn mâm cơm đang tỏa khói nghi ngút, mùi hương thức ăn sực nức. Thỉnh thoảng có tiếng òng ọc phát ra từ bụng một đứa nào đó. Có một chiếc ghế trống, một cái bát con có đôi đũa đặt lên trên.

– “Mẹ ơi con đói”, tiếng ọc phát ra từ bụng Cu Tí, thằng bé đói ngấu nghiến nhưng mẹ chưa cho ăn.

Thục Trinh âu yếm dỗ con:

– Chờ một tí đi con. Bố Mạnh sắp đến rồi.

Minh Anh, đứa chị cả trong ba chị em cũng đói lắm, mồm méo sẹo than thở:

– Sao hôm nay bố Mạnh lâu đến thế nhỉ? Mọi ngày bố đến lâu rồi cơ mà. Tí nữa bố mà đến con sẽ xử lý bố vì tội để 4 mẹ con chờ lâu ơi là lâu.

Cả bốn mẹ con cùng một hướng nhìn, đó là ra phía cửa, họ cùng chờ đợi sự xuất hiện của một người, người đó cứ dần dà từng bước một chiếm một vị trí quan trọng trong ngôi nhà này.

Rồi cuối cùng thì cái bóng dật dờ của Mạnh cũng hiện ra trước mắt. Cu Tí phải dụi dụi vào mắt để nhìn lại, cậu bé sợ mình đói quá đến hoa cả mắt.

– “Anh ………..”, tiếng Thục Trinh thẫn thờ vừa nói vừa nhìn ra phía cửa. Đúng là anh Mạnh, nhưng sao anh khác thế, cách đây mấy tiếng đồng hồ anh còn phong độ trêu đùa cô ở trong bệnh viện cơ mà, mới chốc thôi mà trông anh tiều tụy xuýt chút nữa thì cô không nhận ra, đầu tóc rối bù, khuôn mặt bơ phờ bạc phếc vì bụi đường. Không thấy xe oto của anh đỗ ở bên đường đối diện cửa nhà, không lẽ anh đi bộ đến đây.

– “A …. Bố đến rồi!”, tiếng lũ trẻ ùa lên gọi bố. Không biết là chúng mong bố đến hay chỉ đơn giản mừng là bố đến chúng sẽ được ăn cơm.

———

Bữa cơm diễn ra trong yên lặng, khác hẳn với không khí vui vẻ những lần trước. Mấy đứa trẻ thấy thái độ của bố hôm nay không giống với mọi hôm nên cũng không dám đùa nghịch, chỉ yên lặng ăn rồi lên phòng học bài.

Ở dưới phòng khách, lúc này chỉ còn có Mạnh và Thục Trinh. Mạnh ngồi im không nhúc nhích ở chiếc ghế gỗ ngoài phòng khách. Từ lúc đến nhà Thục Trinh đến giờ, Mạnh vẫn chưa nói một lời nào.

Thấy thái độ của anh Mạnh, Thục Trinh đã khẳng định những điều nói trên báo là đúng. Cô không biết an ủi anh bằng cách nào, chỉ biết im lặng nhìn anh thôi.

Để phá vỡ không gian im lặng, Thục Trinh kể về cuộc đời mình, lần đầu tiên cô tâm sự về cuộc đời mình cho anh nghe, hy vọng anh sẽ tìm thấy một điều gì đó trong những gì cô đã trải qua:

– Em nghe người ta kể lại, lúc em chưa được 1 tuổi thì bố mẹ em mất vì tai nạn đường sắt. Em về ở với bà ngoại, nhưng vì bà ngoại quá già và yếu nên cũng không nuôi nổi em. Bà làm đơn gửi em vào trung tâm bảo trợ xã hội.

Ánh mắt Mạnh bắt đầu động đậy nhìn và nghe Thục Trinh nói. Thục Trinh nói tiếp:

– Em lớn lên ở cô nhi viện, đến khi em được 5 – 6 tuổi gì đấy thì người ta báo bà em mất, họ đưa em về chịu tang bà 3 ngày rồi lại đưa em lại. Từ đấy em không còn có người thân nào nữa, cứ vậy mà lớn lên trong sự đùm bọc và yêu thương của các mẹ, các cha trong viện. Năm em 18 tuổi, em hết tuổi ở cô nhi viện thì chuyển về đây sống một mình, căn nhà này là của bố mẹ em để lại cho em. Em học đại học, rồi đi làm, nhận nuôi mấy đứa trẻ. Giờ thì anh biết vì sao em lại nhận nuôi mấy đứa rồi chứ, vì em cũng là trẻ mồ côi, nên em hiểu được sự mất mát của những đứa trẻ không cha không mẹ nó lớn lao như thế nào. Hồi còn bé, chúng em, những đứa trẻ mồ côi trong cô nhi viện đã biết bao nhiêu lần em nhìn lên trời để chờ sao băng, hễ mỗi lần gặp sao băng là chúng em lại nhắm mắt ước mình có bố, có mẹ. Nhưng điều ước đó mãi đến lớn lên em mới hiểu là sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Mạnh đã không còn vô hồn nữa, vẫn chưa nói gì nhưng đôi mắt đã đỏ hoe khi nghe Thục Trinh kể về cuộc đời mình. Có mấy lần Mạnh cũng định hỏi về gia cảnh của Thục Trinh khi thấy cô sống có một mình trong căn nhà này, nhưng Thục Trinh cứ ầm ừ không nói.

– Em biết, anh vừa trải qua một cú sốc lớn. Nhưng anh biết không? Anh không phải mất tất cả bởi vì anh vẫn có mẹ, bất kể người mẹ đấy là ai thì đó vẫn là mẹ anh.

Qua báo chí, Thục Trinh đã biết mẹ đẻ của anh Mạnh là ai rồi. Chỉ là cô không nói ra mà thôi.

Nghe Thục Trinh nói đến đây, Mạnh đứng phắt dậy, khuôn mặt bừng sáng như vừa tìm ra được việc mình cần phải làm lúc này. Cậu nhìn Thục Trinh đăm đăm:

– Phải rồi, anh phải đi tìm mẹ. Phải đi tìm mẹ thôi.

Thục Trinh mừng lắm, cô nở một nụ cười trìu mến với anh, thấy anh trở lại như xưa anh đã từng, cô rối rít theo anh:

– Vâng, anh đi tìm mẹ anh đi. Giờ này cô Hoa đang quét rác ở phố Lý Thường Kiệt. Anh đến đó tìm chắc chắn sẽ gặp.

— Hết chương 15 —​

Chương 16: Mẹ có nhận con không ạ?

– “Loẹt xoẹt, loẹt xoẹt, loẹt xoẹt, loẹt xoẹt”

Tiếng chổi tre của cô Hoa đều đều từng nhịp một trên đường phố, lúc này đã gần 11h đêm, đường phố cũng đã bắt đầu thưa người, đó cũng chính là thời điểm thuận lợi nhất cho những người lao công quét rác đường phố như cô Hoa làm việc. Đây không phải là việc chính của cô Hoa, thu nhập chủ yếu của cô là lao công theo giờ hành chính ở công ty Đẹp +, đây là công việc mà cô nhận làm thêm vào mỗi buổi tối để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và dành dụm cho đứa con trai của cô học Đại học và sau này là du học.

Những chiếc lá khô, những mẩu rác linh tinh đủ loại ban ngày rụng xuống bao nhiêu được những người lao công như cô Hoa dùng một chiếc chổi tre rất to, có độ dài bám mặt đường gần 1 mét quét dồn thành một đống, mỗi đống cách nhau khoảng 20 mét. Khi quét xong một đoạn thì quay lại từ đầu xúc lên các xe rác, khi xe rác đầy thì đẩy về nơi tập kết rồi quay lại làm chuyến khác cho đến hết thì thôi. Công việc nếu tính ra thì cũng không có gì vất vả và nặng nhọc, nhất là đối với một người thuần nông quanh năm chân lấm tay bùn như cô Hoa. Cái vất vả của nghề này chỉ là làm việc vào lúc đêm hôm khuya khoắt, nếu thời tiết bình thường thì không sao, nhưng những hôm nào mưa to gió lớn làm lá cây bết lại xuống mặt đường phải quét vài ba đường chổi chiếc lá mới chịu nhúc nhắc thay đổi vị trí, những đêm đông lạnh cắt da cắt thịt mà nằm trong nhà quấn chăn bông vẫn thấy lạnh vẫn phải hì hục ngoài đường, thì mới khô khổ một chút thôi. Từ lúc nhận công việc làm thêm này đến nay cũng vài năm rồi, cô Hoa chưa có nghỉ buổi quét rác đêm nào, kể cả những hôm mưa bão, mà càng mưa bão những người như cô Hoa càng phải làm việc nhiều hơn, kể cả những đêm đông lạnh nhất của Hà Nội lúc nhiệt độ chạm đáy vài độ C, cô vẫn phủ bên ngoài mình một chiếc áo mưa mỏng để tránh gió, chứ tuyệt không thấy khó mà nghỉ. Ấy vậy nên cô được mọi người trong tổ quét rác của khu vực này quý mến lắm.

Mạnh đứng bên cạnh chiếc xe máy của Thục Trinh từ xa quan sát cô Hoa dễ chừng đến nửa tiếng đồng hồ rồi. Người phụ nữ lam lũ ở kia không phải là người đã nuôi lớn cậu nhưng là người đã sinh ra cậu, người làm cho cậu có mặt trên cõi đời này. Cảm xúc vô cùng khó tả, cậu không biết mình gặp mẹ sẽ nói điều gì đây. Mẹ vẫn bình thản làm công việc của mình chứng tỏ mẹ hoàn toàn không biết chuyện trao nhầm con, cũng phải thôi, mẹ chỉ sử dụng một chiếc điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi, mẹ cũng chẳng phải người biết sử dụng internet nên mẹ chẳng biết chuyện là phải rồi.

Không biết khi mẹ biết mình là con trai mẹ, mẹ sẽ như thế nào? Mẹ có nhận mình không? Mẹ có dành tình cảm cho mình giống như tình cảm của một người mẹ dành cho của mình không? Một loạt câu hỏi mang tính dự đoán vụt thoáng qua trong đầu Mạnh.

Rồi Mạnh lại nghĩ đến những vất vả mà mẹ đã phải trải qua để nuôi con của mẹ là Quang thành tài đến như bây giờ. Nếu người đó không phải là Quang mà là mình thì không biết mẹ có như vậy không? Có sẵn sàng bỏ quê hương lên Hà Nội kiếm sống để nuôi mình không? Chắc là có thôi.

Thấy mẹ đang thu dọn đồ sau khi hoàn thành chuyến cuối cùng, Mạnh từ từ dắt xe máy lại gần chiếc xe đạp mà mẹ vẫn hay đi dựng ở một gốc cây xà cừ to bằng hai người ôm rồi đứng chờ ở đó.

Khi cô Hoa vừa đi vừa ngửa cổ uống nước trong một cái chai Lavie nhỏ đến gần chiếc xe đạp của mình để chuẩn bị ra về thì cô bất ngờ vì người đứng cạnh chiếc xe đạp là cậu Mạnh, Giám đốc sáng tạo ở công ty của cô, cô ú ớ:

– Ớ, ơ …………. Cậu Mạnh, sao cậu lại ở đây?

Mạnh im phăng phắc, đứng như trời chồng nhìn mẹ. Đây không phải là lần đầu tiên cậu nhìn thấy mẹ, có thể nói là gặp hàng ngày ở trên công ty, nhưng đây là lần đầu tiên Mạnh nhìn mẹ bằng ánh mắt của một đứa con trai nhìn mẹ đẻ của mình.

Thấy Mạnh im lặng không đáp lại câu trả lời của mình, ánh mắt của Mạnh cũng thẫn thờ không linh hoạt giống mọi hôm, cô Hoa có chút lo lắng tưởng cậu Mạnh bị làm sao, nên cô hỏi lại:

– Cậu Mạnh! Cậu Mạnh! Hình như cậu bị làm sao à?

Thấy mẹ gọi tên mình, Mạnh kìm nén rồi bật ra một tiếng gọi giản đơn nhưng chứa đựng tâm tư của cậu vào lúc này:

– MẸ!

Cô Hoa nghe rõ mồn một tiếng Mạnh gọi “Mẹ”, cô ngó ra hai bên, rồi ngó đằng sau mình xem có ai không, có thể Mạnh gọi tên người nào đó mà không phải cô.

Thấy mẹ vẫn không đáp lời mình, Mạnh nói lại:

– Mẹ ơi!

Lần này cô Hoa khẳng định là người mà Mạnh vừa gọi chính là mình, bởi ở dưới gốc cây xà cừ này không có ai khác ngoài cô và cậu Giám đốc sáng tạo. Cô Hoa đương nhiên không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra, cô cho là Mạnh đang gọi nhầm:

– Cậu Mạnh, cậu bảo sao cơ, sao cậu lại gọi tôi ….. là ……. Mẹ?

Mạnh tiến đến sát bên cô Hoa, đôi mắt cậu đã long lanh ngấn nước, chẳng nhớ nổi lần mình khóc gần nhất là bao lâu rồi nữa, Mạnh ôm chầm lấy mẹ một cái thật chặt, hai tay cậu bám vào lưng mẹ rồi ghì sát mẹ vào người mình:

– Mẹ ơi, con là con trai của mẹ đây. Con là con đẻ của mẹ đây.

Người cô Hoa bủn rủn, hai chân như muốn khụy xuống, tim đập thình thình vì bất ngờ được cậu Mạnh ôm chặt vào lòng. Nhiều đêm, cô vẫn thường nhớ lại cái lần đầu tiên cô gặp cậu Mạnh trong nhà vệ sinh ở công ty Đẹp +, lần đó như có một luồng điện chạy từ gót chân lên đỉnh đầu khi cô nhìn thấy khuôn mặt, nhìn thấy dáng người của cậu Mạnh. Cái cảm giác gì đó mà cô không thể diễn tả được thành lời, cô thấy khuôn mặt của Mạnh rất quen thuộc, rất thân thương mặc dù mới chỉ lần đầu tiên gặp cậu ấy. Khuôn mặt ấy cứ ám ảnh cô đến mãi về sau này, để rồi cô vừa sợ lại vừa muốn nhìn thấy khuôn mặt ấy. Như có cái gì đó từ thế giới bên kia thôi thúc cô, bắt cô phải lại gần cậu Mạnh để nhìn khuôn mặt cậu ấy. Đến nay điều đó cô cũng chưa thể giải thích nổi:

– Cậu Mạnh, cậu nói cái gì tôi không hiểu. Con trai tôi là Quang cơ mà.

Vừa nói, cô Hoa vừa đẩy Mạnh ra khỏi người mình, cô mạnh dạn nhìn thật kĩ vào khuôn mặt của Mạnh, cái cảm giác run rẩy bồi hồi lần đó lại ùa về trong cô ngay lúc này, cô phải bám vào ghi đông xe đạp của mình để khỏi xụp xuống.

Mạnh bị mẹ đẩy ra nhưng cậu vẫn bám vào một cánh tay mẹ mà lay lay:

– Không, con mới là con đẻ của mẹ, con và Quang bị bệnh viện trao nhầm lúc mới sinh.

Lần này thì cô Hoa ngã thật, cô thụp xuống nền đất lạnh, lời nói của Mạnh cô nghe như sét đánh bên tai:

– Chuyện này …… chuyện này …….. bệnh viện trao nhầm? Không thể nào? Sao lại như thế được.

Mạnh ngồi xuống theo mẹ, cậu biết, để giải thích cho mẹ hiểu không thể một hai câu là xong. Lúc mới đón nhận tin này, đến người như cậu cũng không thể bình tĩnh được huống hồ là mẹ:

– Mẹ, có phải mẹ sinh con vào ngày 13 tháng 6 năm ……. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An không?

Cô Hoa lắp bắp:

– Phải rồi, thằng Quang sinh nhật vào ngày 13 tháng 6. Tôi sinh con ở bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.

Mạnh bình tĩnh gỡ dần những điều khó hiểu cho mẹ:

– Cũng đúng ngày ấy, mẹ Quyên cũng sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Mẹ còn nhớ hôm con đưa mẹ ra sân bay đón Quang không? Lần đó con nói với mẹ là con cũng sinh ra ở Nghệ An, giấy khai sinh của con ghi rõ nơi sinh là bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Mẹ hiểu ra chưa ạ?

Cô Hoa đang suy nghĩ về những điều Mạnh vừa nói, nhưng cô vẫn chưa thể thông được, vì vậy khuôn mặt cô đăm chiêu và không nói gì cả. Mạnh nói thêm:

– Rồi họ trao nhầm con cho mẹ Quyên nuôi, còn Quang là con của mẹ Quyên thì họ trao cho mẹ nuôi. Con mới biết được sự thật này lúc chiều nay.

Cô Hoa có vẻ như đã hiểu ra vấn đề, nhưng cô chưa thể chấp nhận sự thật này. Trong lòng cô, Quang là đứa con mà cô thương yêu nhất, dành cả đời mình để làm những gì tốt nhất có thể cho con. Rồi bỗng chốc, cậu Mạnh lại bảo Quang không phải là con của cô, mà chính cậu Mạnh mới lại là con của mình. Cô hoang mang vô cùng:

– Không thể như thế được. Không thể như thế được. Làm sao mà lại như thế được.

– Đúng là như thế đấy mẹ ạ. Kết quả xét nghiệm ADN đã khẳng định Quang là con của mẹ Quyên. Chuyện này mẹ có thể hỏi Quang là sẽ rõ.

Cách đây hơn một tiếng đồng hồ, điện thoại của Mạnh nhận được 3 kết quả xét nghiệm ADN mà người gửi không ai khác chính là ………. Quang.

Cô Hoa lập cập mở cúc áo ngực rồi móc cái điện thoại nhỏ ở trong túi ra, cô lẩy bẩy bấm số của Quang rồi đưa run run đưa lên tai chờ đợi bắt máy:

Một tiếng nói khô khốc ở đầu dây bên kia vang lên:

– Alô!

Nghe tiếng con, cô Hoa lắp bắp:

– Quang …. Quang …. đấy …. hả … con? Cậu Mạnh ……. Cậu Mạnh đang …. ở …. cùng ….. với mẹ. Cậu ấy bảo là ……….

Cô Hoa chỉ nói đến đấy thì ở đầu dây bên kia, Quang đã ngắt lời:

– Cậu ta nói đúng đấy. Cậu ta mới chính là con đẻ của mẹ, còn tôi ….. tôi …… bị người ta trao nhầm cho mẹ lúc mới sinh trong bệnh viện. Giờ tôi đã tìm lại được bố mẹ đẻ của mình rồi. Mẹ không cần lo lắng cho tôi nữa. Mẹ có con của mẹ rồi.

Tiếng nói bên trong khá to, vọng ra ngoài làm Mạnh cũng nghe được đoạn hội thoại vừa rồi.

Cô Hoa sững sờ, cô chỉ thiếu nước ngất đi nữa mà thôi:

– “Tút tút tút”, ba tiếng kêu cụt lủn vang lên báo hiệu người bên kia đã ngắt cuộc gọi.

– “Quang …… Quang ơi!!!!!!!!!! Quang …………”, cô Hoa níu kéo gọi tên con đan xen với những tiếng “tút tút tút” vô hồn kia. Cô đã được xác nhận rằng Quang không phải là con đẻ, Mạnh mới là con đẻ của cô nhưng cô làm sao mà thích nghi ngay được cơ chứ. Cô nuôi thằng Quang không phải là ngày một ngày hai, mà là hai mươi nhăm năm dài đằng đẵng với biết bao nhiêu sự kiện đã diễn ra. Hai mẹ con đã trải qua biết bao nhiêu ngày tháng gian khổ mới đến ngày hôm nay. Làm sao chỉ một câu không phải là con mà chặt đứt được tình cảm mẹ con đây.

Mạnh phải xộc tay vào hai nách mẹ mà nâng lên nếu không thì mẹ sẽ nằm xoài ra đất mất:

– Mẹ ơi! Mẹ bình tĩnh lại đi ạ.

Phải mất một lúc lâu cô Hoa mới bình tĩnh trở lại, cô không khụy xuống nữa mà đã ngồi thẳng xuống được một mẩu rễ cây to mọc lồi lên mặt đất.

Thấy mẹ đã bình tĩnh hơn trước nhưng vẫn không thấy mẹ nói câu gì, Mạnh hồi hộp và lo lắng rồi lấy hết sức bình sinh để hỏi mẹ một câu mà đáng ra cậu không nên hỏi. Nếu câu trả lời của mẹ là “Không” thì có lẽ cuộc đời cậu sẽ thực sự mất hết, không còn sót lại bất cứ thứ gì:

– Mẹ có nhận con không ạ?

Câu hỏi của Mạnh làm cô Hoa như sực tỉnh trở về với thực tại, cô phải đối mặt với sự thật bày ra trước mắt, vừa rồi, cô chìm đắm trong hoài niệm về Quang, về những tình cảm của mình dành cho Quang mà quên mất, người đang ở trước mắt mình mới thực sự là một giọt máu, là khúc ruột của cô, nó là con nhưng chưa bao giờ nhận được tình thương, nhận được sự chăm sóc nào của cô.

Giờ thì cô đã hiểu tại sao mình lại có cảm giác bồi hồi mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt của Mạnh rồi. Khuôn mặt của Mạnh có nét hao hao giống với người chồng của cô, hoặc theo ý nghĩ tâm linh mà cô vẫn tôn thờ, đó chính là người chồng nơi suối vàng của cô đã mách bảo và tác động mỗi lần cô nhìn thấy con đẻ của mình. Chồng mất đã lâu quá rồi đâm ra có lúc cô quên mất khuôn mặt chồng, chứ nếu chồng còn sống cô sẽ có nhận định đó ngay từ lúc đầu mới gặp Mạnh.

Lần này, ánh mắt cô Hoa nhìn Mạnh đã thay đổi, không phải là sự sợ sệt và bồi hồi giống như trước kia nữa, mà đó là ánh mắt trìu mến của một người mẹ dành cho con trai của mình. Nước mắt cô rơi lã chã, nhiều giọt chảy xuống khuôn mặt gầy gõ, cô gật đầu rồi hai tay đưa lên áp vào má con:

– Hu hu hu!!!!! Có người mẹ nào lại không nhận con của mình chứ. Mẹ có tội với con. Mẹ có tội với con. Hu hu hu hu!!!!! Mạnh ơi! Tha thứ cho mẹ!

Cảm xúc kìm nén như lò xo bị ép tới tận cùng rồi bật ra, Mạnh như vồ lấy thân hình gầy gò của mẹ rồi ôm thật chặt. Nước mắt cậu cũng thành giọt mà rơi xuống nền vỉa hè thành phố:

– Hu hu hu! Mẹ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

– Con trai của mẹ !!!!!!!!!!!!!!!

Trời đã về khuya rồi đấy, lác đác lắm mới có ánh đèn của một vài chiếc xe máy thôi. Gió đêm xào xạc làm rơi rụng những chiếc lá vàng khô. Dưới gốc cây xà cừ to nhất trên phố Lý Thường Kiệt, bên cạnh chiếc xe đạp thồ và chiếc xe máy Air Blade là hai người, một già, một trẻ đang ôm nhau. Họ là mẹ con, họ vừa mới nhận ra nhau mặc dù người con trai đã 25 tuổi rồi.

Tình thân là chi? Thử hỏi cuộc đời đã ai cắt nghĩa cho trọn vẹn hai chữ “Tình thân”?

———

Thục Trinh ngồi ở dưới phòng khách, cô chăm chú nhìn vào màn hình chiếc laptop đọc lại các tin tức trên mạng về việc của anh Mạnh. Anh Mạnh đi cũng được khá lâu rồi, anh bảo đi rồi sẽ về. Mà anh về thì nhất định cô sẽ đợi. Mấy đứa nhỏ đang yên giấc trên tầng 2.

Cứ một chốc, một nhát, Thục Trinh lại ngó ra phía cửa chờ anh về.

Khi kim đồng hồ chỉ sang số 2 giờ sáng thì Thục Trinh thấy đèn xe máy rọi vào bên trong nhà mình, lập tức cô gập laptop lại rồi kéo cửa xếp sang hai bên để anh Mạnh dắt xe vào trong nhà luôn.

– “Khuya rồi sao em không ngủ trước đi? Mai còn phải đi làm?”, Mạnh nhìn Thục Trinh nói.

Thục Trinh quan sát kỹ lắm, cô thấy anh Mạnh đã hồi phục tư tưởng, khuôn mặt cũng không còn sự thẫn thờ như hồi chập tối qua mà trở nên hồng hào tươi tắn hơn, có thể nói là vẫn đẹp trai như ngày nào. Thục Trinh rót cho anh một cốc nước ấm, cô không trả lời câu hỏi của anh mà hỏi đến một chuyện khác:

– Anh có gặp được mẹ không?

Mạnh gật đầu, hai tay xoa xoa vào ly nước, hơi ấm từ trong ly tỏa ra, ngoài trời đêm cũng khá lạnh, Mạnh lại không quen đi xe máy nên tay có chút cóng cóng:

– Anh gặp mẹ rồi.

– Thế mẹ đã biết chuyện chưa anh?

Mạnh đầu đuôi kể lại cho Thục Trinh hết từ lúc gặp mẹ đến lúc hai mẹ con nhận ra nhau, cậu cũng không quên kể lại đoạn hội thoại mà cậu nghe mẹ nói chuyện với Quang trên điện thoại.

– ………. Sau đó anh và mẹ còn ngồi nói chuyện rất lâu ở dưới gốc xà cừ. Anh kể cho mẹ nghe về cuộc sống của anh suốt thời gian qua. Mẹ cũng kể lại cho anh nghe sơ lược về gia đình, về bố, về họ hàng nội ngoại của anh nữa. Mẹ nói mấy hôm nữa là hết tháng mẹ sẽ về quê ở hẳn, mẹ đã xin nghỉ làm ở công ty Đẹp + và chỗ làm thêm từ mấy hôm trước rồi. Vì đấy là kế hoạch từ lâu của mẹ, chờ cho đến khi cậu Quang xin được việc làm ổn định là mẹ sẽ về quê, mẹ sống ở trên này không quen. Nhưng giờ mẹ sẽ suy nghĩ lại xem có nên ở lại đây không vì vừa mới nhận lại anh, muốn dành thời gian ở bên anh nhiều hơn. À em biết không?

– Gì anh?

– Mẹ kể với anh là ngay từ lần đầu tiên gặp anh mẹ đã có cảm giác gì đó đặc biệt rồi nhưng không thể giải thích được.

– Đó là linh cảm của một người mẹ đấy anh ạ, cái này nhiều khi cũng không giải thích được được đâu.

– Anh cũng thấy thế. Rồi sau đó anh đưa mẹ về nhà trọ của mẹ rồi về đây.

Hai người im lặng một lúc rồi Thục Trinh lại nói:

– Hồi tối qua anh làm em lo quá, nhìn anh như kẻ mất hồn.

Mạnh nhớ lại cảm giác của mình từ lúc ở nhà bước ra:

– Lúc mới biết sự thật, anh rối trí lắm, cảm giác mình như rơi xuống đáy vực vì mất mát một cái gì đó to lớn thôi. Lúc đó anh chẳng suy nghĩ được gì cả.

– Thế giờ thì sao? Anh có mừng khi biết được mẹ đẻ của anh không?

Mạnh suy nghĩ một hồi rồi mới nói:

– Biết nói thế nào nhỉ? Anh mừng khi biết được anh là con mẹ Hoa. Nhưng thực sự anh cũng có chút hụt hẫng khi không phải là con của mẹ Quyên. Thực sự thì anh rất yêu quý bố mẹ nuôi của anh. Anh lớn lên trong tình thương vô bờ bến của họ.

– Con nào mà chẳng là con, bố mẹ nào mà chẳng là bố mẹ. Miễn có tình cảm với nhau là được anh ạ. Cứ như em đây này, ba đứa em chẳng bao giờ nghĩ chúng là con nuôi cả, chúng cũng biết em không phải là mẹ đẻ nhưng chúng vẫn yêu em như mẹ đẻ đấy thôi. Vậy nên anh đừng suy nghĩ phức tạp hóa vấn đề làm gì. Giờ anh nên mừng vì anh có 2 bố, 2 mẹ.

Một nụ cười mỉm trên môi Mạnh xuất hiện khi nghe Thục Trinh nói như vậy, rõ ràng cô ấy nói rất có lý, theo suy luận và theo chính trải nghiệm của cô ấy:

– Ừ, nên mừng mới phải chứ nhỉ? Nhưng anh vẫn thấy lo lo, cái cậu Quang kia hình như không muốn anh xuất hiện ở nhà nữa thì phải.

Thục Trinh mở trừng mắt:

– Sao lại thế được? Quang mới nhận lại bố mẹ, không lẽ định tính chuyện đuổi anh ra khỏi nhà?

– “Anh nghĩ là Quang đang tính như vậy”, Mạnh không chắc chắn lắm nhưng đoán là như thế với những gì cậu đã nghe được ngày hôm qua.

– Người có quyền làm điều đó là bố và mẹ anh chứ không phải Quang.

– Mà thôi, chuyện đó để tính sau đi.

Thục Trinh lo lắng, bởi nếu đúng là tên Quang kia có ý nghĩ như vậy thì anh Mạnh chắc chắn sẽ rất khó sống, kẻ danh chính ngôn thuận bao giờ cũng có điều kiện hơn để áp chế kẻ không được như mình. Hy vọng bố mẹ anh Mạnh sẽ đứng ra mà bảo vệ anh ấy:

– Vâng, giờ mình lên phòng ngủ đi anh. Mai anh có đi làm không?

Mạnh nghe Thục Trinh mời lên phòng ngủ, mừng húm luôn, quên luôn cả những lo toan đang đè nặng trong đầu, Mạnh nhìn Thục Trinh bằng con mắt nháy nháy:

– Mình lên ….. phòng ngủ? Không lẽ ….. anh …… và em …. ngủ ……. ngủ ……

Thục Trinh với tay sang bên kia chiếc bàn uống nước, đập cái độp vào vai Mạnh:

– Ngủ … ngủ cái đầu anh ấy. Chỉ được cái nghĩ bậy bạ. Anh ngủ cùng với Cu Tí ở phòng bên phải, em ngủ cùng Minh Anh và bé Út ở phòng bên trái.

Mạnh chưng hửng khi nghĩ lại cái lúc mà mình thay quần áo cho Thục Trinh ở bệnh viện. Hơi hơi nhiều thịt một tí thôi, nhưng cứ phải gọi là nõn con nhà bà nà, ấn tượng nhất là mấy sợi lông lồn đen như vỏ quả bồ kết thòi lòi ra khỏi chiếc quần lót bé xíu.

Nhưng thôi, chuyện đó để sau đi, giờ hai người mới chỉ là bạn mà thôi.

— Hết chương 16