Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 8147 Lượt Xem

Chương 8: Trăm nghe không bằng một thấy

Ngồi bên giường bệnh, Cẩm Tú cầm bàn tay con mà xoa xoa nhẹ, cô lặng im ngắm nhìn đứa con gái bé bỏng và cũng đáng thương của mình. Đã là đêm, ánh sáng của chiếc đèn tuyp trên trần phả xuống bên dưới thứ ánh sáng trắng tinh làm bóng của Cẩm Tú đổ xuống nền nhà. Chập tối hôm nay, nhận được cuộc điện thoại của bệnh viện báo con gái đang cấp cứu mà cô gần như là ngất đi. Thủy Tiên là đứa con duy nhất của cô (tất nhiên là tính cho đến thời điểm này) với người chồng biệt xứ, nó là niềm hy vọng, niềm an ủi. Cô yêu và thương con không để đâu cho hết, nhưng không hiểu sao hai mẹ con không hợp nhau, tính cách hai người cũng giường như là mỗi người một ngả, ấy thế nên khi con lớn, mẹ con dần dần xa cách. Cứ nhìn vào mái tóc của mẹ và con là có thể hình dung ra sự khác biệt giữa hai người. Có nhiều lần cô cũng muốn tìm cách gần gũi, thân thiện với con nhưng mười lần như một đều thất bại.

Thủy Tiên vẫn liêm liếp ngủ vì lượng kháng sinh tiêm vào người, bác sĩ nói cô không có vấn đề gì, lượng nước sông trong người và trong phổi đã được lấy ra hết, giờ chỉ cần thêm ít thời gian là có thể tỉnh lại, chắc chỉ phải nằm viện thêm 1 ngày là được về nhà thôi. Đối với Cẩm Tú lúc này điều cô lo lắng nhất không phải là sức khỏe của con, mà chính là nguyên nhân con ngã xuống sông, các bác sĩ phán đoán là do tự tử, nhưng thâm tâm Cẩm Tú không cho là như vậy, chẳng lẽ con mình lại dại dột đến mức ấy hay sao? Chẳng lẽ vì cái tát của mẹ buổi chiều hôm ấy mà quyên sinh hay sao? Rồi ngày mai sẽ ra sao, nếu con đã tìm đến cái chết một lần thì cũng có thể tìm tới nó lần thứ 2, lần thứ 3. Nay có ân nhân cứu mạng nhưng những lần khác thì sao?

Giọt nước mắt nóng hổi trào ra khỏi khóe mắt Cẩm Tú, long lanh như một giọt sương mai lăn tròn qua gò má rơi xuống bên dưới. Giọt nước mắt ấy chưa kịp nguội rơi vào lòng bàn tay đang để ngửa trên tay mẹ của Thủy Tiên làm bắn ra những bọt nước li ti. Bàn tay ấy khẽ cựa quậy, nhỏ thôi nhưng cũng đủ để Cẩm Tú biết là con gái đã tỉnh lại. Cẩm Tú luống cuống nhìn vào mặt con:

– Thủy Tiên, con tỉnh rồi à?

Thủy Tiên không nói gì, đôi mắt từ từ hé ra một chút để nhìn cho rõ cảnh vật xung quanh. Căn phòng bệnh viện không có vật gì đáng để tâm cả, chỉ có ánh sáng trên trần nhà phả xuống làm đôi mắt cô lóa lóa. Hơi đánh con ngươi sang bên phía bên trái, Thủy Tiên nhìn gương mặt mẹ tiều tụy, mái tóc mẹ bù xù chứ không bồng bềnh như mọi hôm, ánh mắt mẹ lo lắng đang nhìn cô. Nhưng rồi ngay lập tức, Thủy Tiên đóng mi lại như không muốn nhìn thêm.

Thế rồi lại thêm những giọt nước mắt nữa thi nhau lã chã rơi vào lòng bàn tay Thủy Tiên, những giọt nước mắt ấy vẫn còn nóng hổi như thay cho nỗi xót xa của mẹ.

Thấy con không nói gì, mắt đóng lại hơi ngoảnh mặt về phía bên kia, Cẩm Tú đoán biết là con gái đang giận mình, nỗi lo lắng về một tương lai bất định của con gái mà vừa rồi Cẩm Tú thầm suy đoán lại trào dâng, cô khóc nấc lên thành tiếng:

– Thủy Tiên ơi, mẹ xin lỗi. Hu hu hu, mà con ơi, con dại dột quá ? Sao con lại làm thế? Con mà có mệnh hệ gì thì mẹ sống làm sao nổi con ơi. Hu hu hu hu!!!!!

Cứ thế, Cẩm Tú buông thả bản thân để khóc tu tu ngon lành như một đứa trẻ, khóc để vơi đi nỗi sợ hãi đã xâm chiếm trong lòng cô suốt từ chiều nay đến giờ, khóc để giải thoát cho nỗi chất chứa trong lòng, khóc để thỏa nỗi thương con. Khi tiếng khóc bớt đi, Cẩm Tú vừa nấc vừa nói tiếp:

– Hức … hức ………….. Chỉ vì mẹ tát con một cái mà con định tự sát hay sao? Hức … hức …. hức …. Con có biết là mẹ đánh con nhưng mẹ còn đau hơn cả con không hả? Hức …. Con có biết mười năm nay mẹ thân cô thế cô bươn chải kiếm sống vì cái gì không? Vì mẹ chờ bố con ư? …………. Không phải …………. Là mẹ vì con hết ………….. Hức …………. Hức.

Thủy Tiên vẫn không chịu mở mắt ra, nhưng mí mắt động đậy chứng tỏ cô đang thức, ở bên khóe mi cũng bắt đầu rỉ ra giọt nước mắt đầu tiên.

– Khi con 7 tuổi, bố đã bỏ mẹ con mình mà đi. Lúc đó mẹ hoang mang lắm, mẹ sợ lắm. Nhưng rồi chính con là động lực cho mẹ cố gắng bươn chải, nỗ lực vượt lên tất cả để kiếm tiền nuôi con ăn học, để bù đắp sự thiếu vắng người cha của con, để con bằng bạn bằng bè, không thua kém tụi nó.

– Rồi khi con vào cấp III, con bắt đầu thay đổi, bắt đầu rời xa mẹ, bắt đầu theo đòi chúng bạn chơi bời. Mẹ nghĩ mình phải nghiêm khắc với con, để con tránh được những thói hư tật xấu ở đời. Nhưng có lẽ mẹ đã sai? Mẹ càng đẩy con đi xa mẹ hơn. Đã lâu lắm rồi mẹ con ta chưa từng nói chuyện nhẹ nhàng với nhau. Mẹ đã sai rồi. Thủy Tiên ơi, cho mẹ xin lỗi. Con đừng bao giờ làm như thế này với mẹ nữa. Mẹ xin con đấy. Hu hu hu hu hu hu.

Nói đến đây, Cẩm Tú không thể nói tiếp hơn được nữa, cô gục xuống vai con mà khóc.

Thủy Tiên vẫn nhất quyết không phản ứng gì? Chỉ có nước mắt đã thành giọt chảy dài lăn tròn trên má.

—————-

Sáng sớm ngày hôm sau, Nghĩa đạp xe của anh Ba ra chợ người, cậu định trả anh xe rồi đến nhà cô Tú làm vườn cả ngày. Chắc vì ra sớm quá nên mới chỉ có vài người đang đứng chờ việc trong đó không có anh Ba. Nghĩa ngẫm nghĩ phân vân: “quái lạ, mọi ngày anh Ba ra sớm thế cơ mà, sao hôm nay giờ này vẫn chưa thấy nhỉ”.

Chờ đến hơn 7 giờ vẫn chưa thấy anh Ba tới, Nghĩa sốt ruột vì muốn thật nhanh đến nhà cô Tú, phần cũng vì muốn làm việc cho sớm, phần còn lại ít thôi là muốn xem tình hình của “cô gái” mà mình cứu hôm qua thế nào? Cả đêm qua Nghĩa cứ nghĩ mãi về “cô gái”, tại sao “cô gái” lại tự tử nhỉ? Cuộc sống của cô ta có điều gì mà phải làm như vậy, cô ta sống trong nhung lụa, nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng có thiếu thứ gì đâu.

Mải mê suy nghĩ, bỗng Nghĩa thấy giật mình vì bị ai đó đập tay vào vai, ngoảnh lại thì thấy người mà mình chờ suốt từ sáng đến giờ. Nghĩa mừng như bắt được vàng:

– Ôi anh Ba, sao nay ra muộn thế, em qua trả xe cho anh rồi còn đi làm vườn đây.

Nhưng Nghĩa chợt thấy hơi hụt hẫng, anh Ba hôm nay không giống với mọi khi, anh không cười cười thân thiện nữa mà khuôn mặt hết sức nghiêm trọng:

– Nghĩa này, đi ra kia anh có chuyện muốn nói với em.

Nghĩa linh cảm như có chuyện gì đó chẳng lành, chẳng lẽ là cô gái mà cậu cứu không qua khỏi hay sao, mà chỉ có chuyện đó thôi mới làm anh Ba thay đổi như vậy.

Nghĩa dắt theo cái xe đạp của anh Ba đi về phía góc thấp nhất của gầm cầu, ở đó không có ai đứng. Vừa đứng lại Nghĩa đã hỏi ngay:

– Anh Ba, có chuyện gì vậy ạ? Có phải ….. cái cô gái hôm qua ………… đã ………

Anh Ba lắc đầu nói luôn với cái giọng trầm trầm:

– Không phải, cô ấy không sao, đang nằm ở bệnh viện.

– “Thế chuyện gì ạ?”, Nghĩa thở phào, mặc dù mình chẳng thích cô ta tẹo nào, lần nào gặp nhau cũng đều lời qua tiếng lại rồi ôm tủi vào người, nhưng bảo là ghét thì Nghĩa cũng chẳng ghét gì cả.

Dòng người như dòng đời ở dưới lòng đường vẫn tấp nập qua lại, giờ đang là giờ đi làm nên đường rất đông, tiếng còi xe, tiếng xi nhan, tiếng máy nổ .v.v. tất cả những âm thanh ấy không lọt vào trong đầu của anh Ba, bởi anh ta tập trung tìm cách ……… thuyết phục Nghĩa. Anh ta nói:

– “Ngồi xuống đây đi Nghĩa”, nói xong anh Ba đặt tay lên vai Nghĩa ấn xuống ngồi cùng mình, “Hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn Nghĩa ạ, lần này chú nhất định phải giúp anh”.

Nghe giọng anh Ba nói thật là thảm thương, Nghĩa chưa nghe thấy anh nhờ chuyện gì nhưng đã mủi lòng mất rồi:

– Em biết là ai đã phải ra đứng ở chợ người này thì đều khó khăn cả anh ạ. Nhưng thú thực với anh là em cũng không có tiền, mới đi làm được mấy hôm được có hơn 300, hay là anh cầm tạm để lo việc. Đây em đưa cho”.

Khi Nghĩa đưa tay vào túi chiếc quần thô định móc toàn bộ số tiền công mà cậu làm 3 ngày ra sau khi tiêu mất mấy chục tiền mua đồ ăn sáng và ăn trưa ra thì anh Ba giữ tay chặn lại:

– Không, không phải là anh định vay tiền chú. Là anh nhờ chú việc khác cơ.

Vẫn để bàn tay mình trong túi chạm vào vài tờ tiền là cả cơ nghiệp của Nghĩa lúc này, tay Nghĩa day day mấy tờ tiền như là đang đếm vậy:

– Thế không phải tiền thì là chuyện gì ạ? Anh nói đi nếu giúp được em nhất định sẽ giúp. Ai chẳng có lúc khó khăn, em giúp anh lúc này thì sau anh lại giúp em.

Nghĩa nói thế làm lòng anh Ba bối rối, sự ăn năn hối hận lại vừa mới trỗi dậy trong lòng nhưng chỉ trong một chốc một nhát thôi. Anh ta cúi gầm mặt xuống, nhỏ nhẹ rì rầm như rót mật vào tai người nghe:

– Chuyện là, cái cô gái mà chú cứu hôm qua ấy, cô ta là con gái của cái người mà thuê chú làm vườn, chị ta tên là gì ấy nhỉ, à …………. là Tú thì phải.

Nghĩa đáp lời ngay, chuyện này thì cậu đã biết, hôm qua lúc cậu mệt quá nằm sóng xoài bên cạnh nạn nhân thở phì phò có nhìn sang bên cạnh và nhận ra rồi:

– “Vâng, em biết ạ. Cũng là vô tình thôi. Mà em chẳng hiểu sao cô ta lại tự tử, nhà cô ta giầu thế, có thiếu thốn cái gì đâu. Mà thôi, chuyện của người ta em cũng chẳng quan tâm nhiều làm gì, trên thành phố này phức tạp lắm, giầu chửa chắc đã sung sướng gì”, là Nghĩa liên tưởng thêm đến cô Cẩm Tú, trong vài lần tiếp xúc với cô, Nghĩa cũng phần nào đoán biết được rằng trong lòng cô có điều gì đó khổ sở.

Anh Ba tiếp tục rủ rì:

– Hôm qua lúc ở bệnh viện, lúc chị Tú hỏi, anh cuống quá ………….. thành ra ……….. thành ra anh ………….. nhận là người đã cứu con chị ta.

Trong lời nói của Ba có một nửa là thật, một nửa là bịa. Thật thì đúng là anh ta đã nhận là người nhảy xuống sông cứu người, còn bịa là lúc đó anh ta hoàn toàn không có cuống, ngược lại còn suy nghĩ chán chê mới nói.

Nghĩa nghe rõ mồn một mặc dù anh Ba nói khá nhỏ, cậu thoáng có chút bất ngờ nhưng cũng nhanh chóng tin rằng khi đó có khi anh Ba cuống thật mới nói bừa như vậy, cậu mới 18 tuổi, mới rời khỏi ghế nhà trường, rời khỏi môi trường thuần nông thuần khiết, mới thực sự bước vào cuộc đời có vài ngày, Nghĩa như một tờ giấy trắng tinh với cuộc sống:

– Rồi sau đó thế nào ạ?

Ba khẽ nghiêng đầu thăm dò phản ứng của Nghĩa biểu hiện trên nét mặt, thấy Nghĩa vẫn bình thường chứ không có thái độ giận dữ gì, đúng như anh ta phán đoán:

– Rồi sau đó chị Tú cảm ơn anh ………….. cho anh 500 nghìn và còn …………. bảo anh về làm việc cố định ở cửa hàng quần áo nữa.

Vừa nói xong, anh ba rút ra một sấp khoảng chục tờ 50 nghìn rồi dúi vào tay Nghĩa:

– Tiền này anh đưa cả cho em. Em nhận lấy, dù sao thì cũng là em cứu người, tiền này đáng ra là của em, anh chỉ nhận hộ em thôi.

Nhưng Nghĩa đỡ tay anh Ba lại, cậu chưa cho rằng mình nên cầm tiền:

– Từ từ đã anh Ba, thế anh định nhờ em việc gì?

Lúc này mới thực sự là lúc then chốt, 500 nghìn kể to thì to thật, nhưng so với công việc ổn định ở cửa hàng quần áo, nhất là làm công với tư cách là ân nhân thì chỉ nhỏ như hạt bụi. Anh Ba đã rào trước đón sau từ đầu tới giờ, đây là lúc quyết định:

– Hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, vợ anh đau yếu liên miên, các cháu thì đang vào độ học hành, anh rất cần một công việc ổn định, giống ……….. như em. Thế nên …………. anh nhờ em là giữ bí mật chuyện này giúp anh. Anh sợ rằng chị Tú nếu biết anh không phải là người cứu con của chị ấy, thì chị ấy không nhận anh làm nữa. Không biết em có giúp anh được việc này không? Nếu như ………… không được thì ………… cũng không sao cả. Anh em mình lại vẫn làm ở chợ người.

Ba đi một nước cờ táo bạo, đó là tấn công trực diện vào lòng trắc ẩn của đối phương. Mà đoán chừng thái độ của Nghĩa xem ra có vẻ thành công, nhưng nước cờ này có lẽ chỉ thành công đối với một con người như Nghĩa mà thôi, còn đối với người khác có thâm niên và sự trải đời thì chắc chắn thất bại 100%, thậm chí còn có tác dụng ngược, người ta tức khắc nhận ra được bản chất của sự việc ngay.

Còn trong đầu Nghĩa đang nghĩ gì? Từ lúc lên Hà Nội đến nay, người Nghĩa cảm ơn đầu tiên chính là vợ chồng anh Cung chị Mận, anh chị không những là người dẫn dắt Nghĩa lên đây, còn lo cho chỗ ở, chỗ ăn, hướng dẫn bước đầu tiên làm việc kiếm tiền, chưa kể mỗi đêm Nghĩa còn học được những bài học tình dục hết sức thú vị, thỏa mãn sự hiếu kỳ của một chàng thanh niên mới lớn. Còn người thứ 2 Nghĩa cũng phải cảm ơn chính là anh Ba, người đang có khuôn mặt ảo não nặng nề ở bên cạnh đây. Mới gặp nhau nhưng anh Ba cũng không tiếc công mà hướng dẫn Nghĩa, còn giới thiệu việc cho Nghĩa nữa, không nói ra miệng nhưng Nghĩa cũng coi anh như một người anh của mình.

Mặt khác, bản thân mình cũng đã có một công việc ổn định là làm vườn rồi, nay nếu mình nói ra sự thật này thì cái công việc làm ở shop quần áo cũng chưa chắc đến lượt mình. Theo như anh Ba kể thì anh ấy đúng là rất cần một công việc ổn định, thu nhập không biết được bao nhiêu một tháng nhưng chắc chắn là nó rất quan trọng đối với anh ấy.

Nghĩa chỉ nghĩ được có vậy, đơn giản vậy thôi, người ta đã giúp mình thì mình giúp lại người ta. Với lại Nghĩa cứu người cũng không phải vì chuyện được trả ơn sau này, chỉ là cứu thì cứu thôi. Thử hỏi vào thời điểm lúc còn ở trên cầu, nếu đặt ra một khoản tiền cực lớn để ai đó nhảy xuống cứu cô gái kia, chắc gì đã có ai làm.

Nghĩ xong xuôi, Nghĩa chốt:

– Vâng anh Ba, em nhận lời không nói ra điều này cho mẹ con cô Tú biết. Với lại em cũng chẳng cầu được người ta trả công đâu anh ạ. Lúc đó em cũng chẳng biết người ở dưới sông là ai, mẹ em vẫn thường dậy em rằng ra ngoài đời gặp hoàn cảnh hoạn nạn khó khăn, mình giúp được gì thì phải cố gắng hết sức. Vậy thôi. Anh cứ yên tâm làm việc đi, không cần phải lo lắng đâu ạ.

Ba thở phào một cái như trút được gánh nặng ngàn cân:

– Vậy hả, anh cảm ơn em. Cảm ơn em nhiều lắm.

Nghĩa nhìn anh Ba mỉm cười mà mình cũng mỉm cười theo, cậu tự bảo mình vậy là đã giúp được thêm 1 người nữa.

Anh Ba tự mình đút vào túi quần Nghĩa sấp tiền vừa rồi làm Nghĩa không kịp phản ứng. Dúi xong anh chạy biến đi mất không cho Nghĩa cơ hội trả lại, với lại Nghĩa cũng không muốn trả lại bởi vì như anh Ba nói: “500 nghìn này chú xứng đáng được nhận”.

Thấy anh Ba chạy vội đi, Nghĩa gọi với theo:

– Anh Ba ơi, còn cái xe đạp này.

Vừa chạy, anh Ba vừa ngoảnh lại nói thật to:

– Anh cho chú cái xe đạp luôn đấy.

Nói rồi anh Ba cắm đầu cắm cổ chạy, cái xe đạp thồ ấy giá trị khoảng 500 nghìn, chỉ bằng 1/10 số tiền mặt mà anh nhận được ngày hôm qua từ tay chị Tú và nó bõ bèn gì với số tiền lương 5 triệu hàng tháng mà anh sẽ nhận được ở shop quần áo. Ba cắm đầu cắm cổ chạy, anh ta không thèm nhìn dưới chân mình, có lẽ sướng quá làm con người ta quên mất đi rằng, rất có thể mình sẽ bị vấp ngã bởi một hòn đá nhỏ vương vãi trên đường.

————-

Ten tèn tén ten, Nghĩa một mình một xe cong mông đạp đến nhà cô Cẩm Tú, giờ này Nghĩa đã có xe đạp rồi cơ đấy, cái xe đạp thồ có một miếng cao su ở bánh trước làm phanh, ở đằng sau hai bên còn được hàn thêm 2 thanh sắt để gia cố phần đuôi xe nhằm chở được những hàng hóa nặng, đôi bánh thì đã mòn, xích hình như cũng bị dão rồi, nhưng không sao cả, cái xe này vẫn còn tốt hơn cái xe của mẹ ở quê.

Nghĩa vừa đạp xe vừa cười thật tươi, cậu thấy cuộc đời thật đẹp, thấy cuộc sống mình cũng không đến nỗi nào, mới lên Hà Nội làm được vài ngày thôi nhưng mọi việc hanh thông, tiền kiếm được vẫn còn đang nóng hổi trong túi, vừa rồi còn có thêm 500 nghìn, xe đạp thì đang ở dưới mông.

Đến nhà cô Tú, cửa ngoài vẫn khóa im lìm, không khó để Nghĩa đoán được rằng mẹ con cô Tú vẫn đang ở trong bệnh viện, chắc là từ hôm qua đến nay chưa có ai về nhà. Vì cô Cẩm Tú đã đưa cho Nghĩa chìa khóa cổng nên Nghĩa cứ tự động mở cửa bước vào thôi. Công việc làm vườn vẫn còn đang dang dở từ buổi sáng ngày hôm qua, nay Nghĩa tiếp tục. Theo như kế hoạch, chắc phải 2 – 3 ngày nữa mới xong phần xây dựng ở khu vườn này.

Đất ở vườn vẫn còn tốt, vẫn tơi, vẫn xốp và đỏ au phù sa, không cần phải đổ thêm vào. Việc đầu tiên là hoàn thành đường đi dạo quanh vườn, việc thứ 2 là làm giàn hoa, việc thứ 3 là làm hệ thống tưới nước tự động.

Không nghĩ nhiều, Nghĩa mải mê với công việc ngay từ lúc đến tới tận sẩm tối, con đường lát gạch đỏ rộng chừng 60 cm lòng vòng uốn lượn khắp khu vườn đã hoàn thành, ở chính giữa còn có một khoảng trống hình tròn rộng khoảng chục mét vuông cũng được lát bằng gạch, xung quanh khoảng trống hình tròn này được Nghĩa xây bờ kè bằng những viên gạch đỏ xếp chéo chéo nhìn rất bắt mắt. Mới hoàn thành một xúm công việc nhưng có vẻ như đã có nét tinh tế, hài hòa rồi.

Cũng chuẩn bị dọn dẹp đồ để về thì Nghĩa thấy cửa cổng bung mở, ngoảnh ra nhìn thì thấy cô Cẩm Tú và con gái cô ấy, hai người một xe đi về. Cô Cẩm Tú thì vẫn vậy, cô mặc một chiếc quần dài, bên ngoài khoác chiếc áo gió. Còn con gái cô thì mặc một chiếc quần bò dài, áo khoác mùa đông có mũ trùm lên tận đầu.

Cô Tú loáng thoáng nhìn Nghĩa rồi nhìn ra khu vườn, cô gật đầu và miệng hơi mỉm cười. Nghĩa chào:

– Cháu chào cô ạ!

Cẩm Tú gật đầu chào lại rồi cong mông đẩy chiếc xe máy vào nhà, Thủy Tiên lững thững đi theo sau không nói một câu gì, khuôn mặt trắng bệch nhợt nhạt nhìn lướt qua Nghĩa một chút, không hiểu Thủy Tiên có cảm giác gì mà đôi mắt mở to lên một chút, đôi môi giật giật một cái, nhưng Thủy Tiên tịnh không nói gì, cứ thế đi thẳng vào trong nhà.

Cô Cẩm Tú cũng lầm lũi đi theo con gái.

Không nói Nghĩa cũng biết hoàn cảnh của hai mẹ con, vừa trải qua một biến cố lớn như thế, Nghĩa không hiểu là vì nguyên nhân gì nhưng chắc chắn cái không khí u ám buồn buồn này không khó để giải thích.

Khi Nghĩa chuẩn bị dắt cái xe đạp thồ ra đến cổng thì Cẩm Tú mở cửa nhà gọi lại:

– Nghĩa, chờ cô một chút.

Nếu về công việc làm vườn mà nói cũng chẳng đến nỗi Cẩm Tú phải gọi Nghĩa lại như thế đâu, cứ nhìn sơ qua thì đã thấy mọi thứ đúng như kế hoạch mà cô và cháu đã trao đổi rồi. Nhưng vừa rồi, sau khi đưa Thủy Tiên lên trên phòng, đắp chăn cho con ngủ tiếp rồi đi ra ngoài, nghĩ thế nào mà Cẩm Tú lại muốn xuống đây, muốn được nói chuyện với Nghĩa, cái đó trong người cô cũng không thể lý giải được một cách rõ ràng, chỉ biết rằng trong lòng mình đang mang nhiều nỗi ưu tư phiền muộn, muốn tìm một người nói chuyện giải tỏa mà thôi.

Thấy cô gọi, Nghĩa ngoảnh mặt lại rồi nói:

– Vâng ạ, cháu đây, cô có gì dặn ạ?

Bước chân xuống bậc thềm, dáng điệu của Cẩm Tú như người mất sức, cứ héo úa lã lượt ra mà ngồi thụp xuống bậc thềm, chiếc quần dài bằng loại vải co giãn làm đôi lộ chân dài thườn thượt đang duỗi dài từ bậc thềm đến tận sân:

– “Uh, cháu vào đây cô hỏi xem tình hình công việc thế nào”, là Cẩm Tú lấy lý do như vậy.

Nghĩa dắt ngược xe trở lại rồi rón rén bước lại gần cô, cậu cũng ngồi xuống bậc thềm giống như hồi hôm nọ hai cô cháu ngồi để lên kế hoạch làm vườn, mặt trời đã lặn hết chỉ còn đọng lại thứ ánh sáng hơi hơi vàng vàng, đục đục, tuy nhiên chút ánh sáng ấy cũng đủ cho Nghĩa nhìn thấy khuôn mặt có phần hốc hác, ủ rũ mệt nhoài của cô chủ. Mái tóc của cô thôi không bồng bềnh mà rịn sát vào da đầu trông thật não nề, Nghĩa trầm giọng:

– Cô mệt lắm hả?

Cẩm Tú không nghĩ là Nghĩa biết chuyện của gia đình mình, Cẩm Tú cũng không có ý muốn chia sẻ với Nghĩa chuyện này. Về bản chất, Nghĩa vẫn là người ngoài, mới quen biết có mấy hôm, trong tâm cũng có chút quý mến Nghĩa vì sự chăm chỉ, có một chút hấp dẫn vì sự trẻ trung và vì “cái kia” nữa. Nhưng đó mới chỉ là mép ngoài của vấn đề, chứ chưa đủ thân để có thể giãi bày hết tất cả chuyện trong lòng.

Nghe nghĩa hỏi, Cẩm Tú có chút cảm động vì sự quan tâm ấy, bởi dù sao Nghĩa cũng vẫn là một người khác phái, Cẩm Tú gật gật đầu kèm theo một cải cười mỉm như cố nặn ra cho nó có:

– Uh, suốt từ tối qua đến giờ …………. À, cô không sao? Thế nào, công việc có gì khó không?

Câu nói dở dang chưa cấu thành đủ thành phần của một câu, nhưng Nghĩa cũng không khó để đoán được ý còn lại của câu nói đó, chắc là ý cô muốn nói cả đêm qua cô không ngủ nên mới mệt như thế này, cũng phải thôi, con gái bị như vậy, cô là mẹ nếu ngủ được mới là lạ. Nghĩa lại liếc nhìn thêm cô một lần nữa, khuôn ngực của cô mặc dù trong làn áo nhưng vẫn nhìn thấy nó phập phùng lên xuống trông rất sống động:

– Cháu làm xong đường đi rồi, mai cháu làm giàn hoa và đường nước tưới.

Trong giọng nói và ánh mắt của Nghĩa không giấu vẻ tự hào:

– Uh, mọi việc cứ thế mà làm.

Rồi hai cô cháu chìm trong im lặng, không gian như vô hình cô đọng, cả hai như muốn nói điều gì đó nhưng lại ngượng ngùng không dám, chỉ có mùi hoa sữa nhẹ nhàng vẫn lảng vảng trong thứ ánh sáng mờ mờ của buổi chiều tà. Ánh mắt hai người hình như cùng hướng về những chậu hoa thủy tiên nằm rải rác khắp mép của khoảng sân trước mặt.

Nghĩa hít một hơi thật sâu rồi phá tan không gian im ắng đó:

– Bố cháu suốt ngày say rượu cô ạ.

Một câu nói của Nghĩa tưởng chừng như lạc nhịp với không gian và hoàn cảnh của hai người lúc này làm cho Cẩm Tú thoáng giật mình ngồi thẳng dậy, khuôn ngực thôi không ưỡn ra mà nem nép vào bên trong, đôi mắt Cẩm Tú hơn nhướn lên nhìn Nghĩa như không hiểu mục đích của câu nói này như thế nào nhưng cũng đồng thời như muốn thể hiện rằng mình đang muốn nghe tiếp câu chuyện.

Đáp ứng lòng mong mỏi của cô thể hiện qua ánh mắt, Nghĩa kể tiếp:

– Từ lúc cháu ý thức được đã thấy bố cháu suốt ngày say rượu, say từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến sáng ngày hôm sau. Nhưng …………

Ngừng ở đây Nghĩa nhìn sang cô Cẩm Tú, thấy ánh mắt cô vẫn còn nhướn lên như muốn nghe tiếp câu chuyện:

– Nhưng ……… cũng thỉnh thoảng bố cháu tỉnh rượu, đó là những hôm mà quán hết rượu, hoặc bà chủ quán thấy bố cháu nợ nhiều quá không bán cho nữa. Mỗi lần bố cháu tỉnh rượu thì câu đầu tiên khi gặp cháu đều là hỏi xem cháu học hành thế nào? Ở trường bạn bè có nhiều không? Sau này muốn làm gì. Nhiều lắm. Cháu có cảm tưởng như ông cố tình tỉnh rượu để hỏi cháu vậy. Thế nên cháu biết, bố cháu quan tâm đến cháu nhiều lắm, mặc dù bố cháu chẳng giúp được gì cho cháu cả.

Cẩm Tú bắt đầu lờ mờ hiểu được ý nghĩa của câu chuyện mà Nghĩa đang kể cho mình trong buổi chạng vạng này, đây không phải là lời kể khổ, cũng chẳng phải là một câu chuyện thường, trong đó chứa một ẩn ý sâu xa. Ánh mắt Cẩm Tú không còn nhướn lên nghe nữa, nhưng đôi môi lại hấp háy:

– Cháu kể tiếp đi.

Hai tay Nghĩa đang vào nhau, mắt cậu nhìn sâu vào một chậu thủy tiên mầu hồng nhạt ở gần mình nhất:

– Thế nên, cháu chưa bao giờ ghét bố cháu cả, vì cháu biết rằng bố cháu rất quan tâm đến cháu. Cháu nhớ rằng bố cháu chưa bao giờ mua cho cháu một cái gì cả, toàn mẹ thôi, cũng chưa bao giờ cho cháu một cắc bạc nào, nhưng cái cháu cần nhất thì bố cháu lại cho cháu, ít thôi nhưng với cháu thế là đủ. Đó chính là sự quan tâm.

Nghĩa dừng nói, không gian lại trở về sự im lặng giống như khi mới bắt đầu câu chuyện, không biết hai người đang nghĩ gì, chỉ thấy cả hai cùng nhìn về những đóa hoa Thủy Tiên.

Lại thêm một hồi lâu nữa cứ im lìm như vậy, Nghĩa lại thêm một lần nữa phá tan cái không gian im ắng đó:

– Thôi cháu về đây ạ, sáng mai cháu lại đến làm. Cô nghỉ ngơi sớm đi.

Cẩm Tú không nói gì, nhưng trái tim cô như đập loạn cả lên, cô hồi hộp vì mình vừa mới vỡ lẽ ra một điều gì đó. Cô thấy tự ngượng với chính bản thân mình, hơn 40 tuổi đầu rồi, biết buôn bán từ năm 10 tuổi, trải qua nhiều sóng gió trong thương trường rồi trong cả chuyện gia đình nữa, vậy mà giờ đây, ở tại nơi này cô thấy mình không bằng một cậu thanh niên vừa mới bước vào đời. Cậu thanh niên ấy vừa dậy mình một bài học nuôi con, dậy bằng chính những gì mà cậu ấy đã trải qua.

Chợt bừng tỉnh ra khỏi cơn mê muội:

– “Nghĩa ……………………………”, nhưng cánh cửa cổng đã đóng lại mất rồi.

Mãi một lúc lâu xong, Cẩm Tú mới lẩm bẩm một mình: “Phải rồi, phải tự tay nấu cho Thủy Tiên một bát cháo gà thôi”. Nói xong, Cẩm Tú như lấy lại tinh thần, cô đứng dậy đi thật nhanh vào nhà. Trời đã tối hẳn rồi đấy, nhưng ánh điện trong nhà sáng choang.

——

Dựng xe trước cửa phòng trọ của mình, Nghĩa đang mở khóa cửa thì chị Mận hình như vừa mua đồ ăn về, mỗi tay chị cầm một cái túi nilong mầu xanh, một túi đựng rau, một túi đựng một ít thịt ba chỉ thì phải. Chị có nhiệm vụ nấu cơm tối cho cả nhà gồm hai vợ chồng chị và Nghĩa. Còn buổi sáng và trưa thì ai cũng đi làm nên tự lo. Nhìn thấy Nghĩa đang mở cửa chị như thấy mình vui hơn:

– Làm về rồi à? Ô tưởng hôm nay đi trả xe cho người ta rồi mà.

Cánh cửa nhà mở ra nhưng Nghĩa không vào ngay mà định sang phụ chị Mận nấu ăn:

– Xe này giờ là của em. Em mua lại rồi chị ạ.

Chị Mận vừa cười vừa mở cửa phòng, đôi mông chị hơi hơi đánh sang trái sang phải một chút không biết là do lực quán tính lúc chị mở khóa, hay đơn giản là chị chủ động làm như vậy coi như là một động tác thể dục. Chắc chị vui lắm, nếu ước tính thì chắc phải một tiếng nữa anh Cung chồng chị mới về, vậy là chị có hẳn 1 tiếng được ở riêng với cậu thanh niên này.

Nghĩa nhặt rau và làm mấy việc lặt vặt phụ bếp cho chị. Chị Mận đang đảo đảo thịt ba chỉ ở trên chảo, hôm nay chị định làm món thịt ba chỉ rang cháy cạnh, rau muống luộc chấm tương ăn với cà muối. Ăn uống cũng đơn giản có vậy thôi, dân lao động không cầu kỳ, miễn là có cái mà lùa càng thật nhiều cơm vào bụng càng tốt. Khi thấy Nghĩa đặt rổ rau đã được rửa sạch cạnh cái bếp gas đôi, chị Mận hơi hơi khịt khịt cái mũi, không biết là ngửi mùi thịt ba chỉ rang hay là ngửi mùi mồ hôi toát ra từ chàng trai trẻ đang ở bên cạnh mình. Rồi chị thoáng giật mình vì tay đảo không đều làm một ít thịt bị cháy xém:

– Thôi, xong việc rồi. Em về phòng tắm rửa đi rồi sang ăn cơm. Chắc anh Cung cũng sắp về rồi.

Nghĩa vâng lời ngay lập tức:

– “Vâng ạ”, nói xong cậu đi về phòng, không quên dắt cái xe đạp thồ vào trong, giờ nó đã là tài sản của cậu rồi.

Tiếng mỡ chảy ra từ những miếng thịt ba chỉ cháy “xèo xèo” trên chảo, ở bên cạnh nồi nước trắng đã được đun sôi, một tay Mận đảo chảo thịt, một tay còn lại cô bốc rau muống thả vào, ở dưới đáy của rổ rau muống có mấy quả sấu mầu xanh, Mận cũng thả vào nốt. Trong cái không gian chật hẹp có nhiều thứ âm thanh nấu nướng ấy bông dưng có một âm thanh “Ào” một cái phát ra từ phòng bên làm Mận giật mình.

Tim Mận đập liên hồi như đứng trước một điều kỳ diệu nào đó, bởi não cô đã phân tích xong tiếng “ào” ấy do đâu mà có. Đó chính là tiếng dội nước ở phòng bên, đó cũng chính là …………. Chính là ……………. Nghĩa đang tắm. Mà đang tắm có nghĩa là đang ………. trần truồng.

Nồi nước luộc rau sau khi sôi được thả rau và sấu vào nên đã nguội đi, chảo thịt ba chỉ vẫn chưa được chín hẳn, nhưng Mận mặc kệ tất cả.

“Tách, tách”, dùng cả hai tay một lúc, Mận tắt bếp gas. Cô rảo bước ra cửa phòng ngó ra bên ngoài nhìn xem có ai không, xóm trọ cũng vào thời điểm đông khi mọi người hầu như đã đi làm về, có người còn mang cả đồ ăn ra nấu ở bếp than tổ ong đặt ngay ngoài cửa phòng. Mận rón rén khép cửa phòng mình, cô có cảm giác hồi hộp giống như kẻ ăn trộm, mặc dù cô đang ở trong chính ngôi nhà của mình. Thế rồi, Mận đi vào nhà vệ sinh.

Nếu ai là kiến trúc sư thì không cần miêu tả cũng có thể biết được, nếu hai phòng ở cạnh nhau thông thường người ta sẽ thiết kế hai cái vệ sinh ở sát nhau, như vậy sẽ tiết kiệm vì cả hai phòng sẽ dùng chung một đường nước vào và một đường nước ra. Và quả thật phòng anh Cung và phòng Nghĩa được thiết kế như vậy. Hai phòng vệ sinh sát nhau được ngăn cách cũng bởi một loại vật liệu chính ở cái xóm Lò Tôn này, đó chính là vách tôn. Còn ở trên vách tôn ấy có cái lỗ đinh nào giống như là ở giường hay không thì chúng ta lại phải chờ xem, hên xui à nha.

Mới vào đến cửa thôi, nhưng tiếng nước “ào ào” từ phòng bên kia dội sang mỗi lúc một to, Mận nhanh thật nhanh như chạy đua với thời gian, bởi cô biết đàn ông tắm nhanh lắm, chỉ vài phút là xong chứ không lâu như cánh đàn bà con gái. Vào đến nơi, Mận áp sát tai mình vào tấm tôn để nghe cho rõ tiếng nước chảy, vọng vào tai cô còn có riếng “rột roạt”, chắc là Nghĩa đang kỳ cọ vào người.

Áp tai nghe nhạc hiệu đoán chương trình, Mận dựa vào tiếng nước, tiếng kỳ cọ mà đoán hành động của Nghĩa lúc này đang làm gì, hình ảnh một thanh niên mới lớn với bộ ngực vạm vỡ, với cái lưng rộng, và đặc biệt là với một con cu nhỏ nhỏ xinh xinh cứ lởn vởn trong đầu Mận, bấy nhiêu thôi cũng làm lồn Mận ngứa ngáy, rộn rã nhả ra một sợi nước trong vắt làm ướt đáy quần lót rồi.

Con người mà, không bao giờ là đủ, có được thứ này ắt đòi hỏi thứ khác tốt hơn. Mà các cụ nhà ta đã chẳng phải đúc kết rằng: “Trăm nghe không bằng một thấy” đó sao? Đã nghe rồi Mận còn muốn thấy, cô muốn được tận mục sở thị nhìn thấy Nghĩa trần truồng, để xem những hình dung của mình về một cái dương vật nhỏ xinh của trai tân trong thực tế nó có giống với những gì mà cô tưởng tượng hay không?

Mận thôi không áp tai vào nữa mà lò dò từng centimet vuông một để tìm một thứ, tìm một cái lỗ giống như cái lỗ đinh hoặc bất cứ cái khe hở nào để có thể nhìn sang bên kia. Bao nhiêu năm nay ở trong nhà cái nhà này, tắm ở đây không biết bao nhiêu lần nhưng chưa bao giờ Mận để ý đến chuyện này, thành ra bây giờ phát sinh sự việc mới phải tìm. Ở bên kia chính là một kho vàng bạc châu báu chứ không phải là một thứ gì đó tầm thường.

Mận cong cả mông để dò tìm cơ hội, nhưng cả phần trên tuyệt không tìm thấy một cái lỗ, một cái khe nào cả.

Ôi trời, tim Mận như nhảy cả ra ngoài khi một khe hở ở sóng nối giữa hai tấm tôn xuất hiện do tấm tôn đã cũ đến hoen rỉ tạo thành. Khe hở này nằm dịch về phía bên trái sát tường, rộng chắc chỉ nửa centimet, dài chừng 5 phân, nằm cách mặt đất khoảng chừng 1 gang tay.

Ở vị trí này thật khó quan sát vì ở dưới thấp lại lệch về phía tường, nhưng khó không có nghĩa là không được. Để ghé mắt được vào đó, Mận đã phải chổng đuỗi cái mông cong ngược hẳn lên trời. Nếu giờ này ở ngoài ai nhìn vào bên trong thì thấy thực sự rất buồn cười, giống như Mận đang làm một động tác Yoga nào đó, đầu cúi xuống đất, mông chổng lên trời.

Sự đời, cái gì càng khó thì kết quả thu được càng cao, và trong sự việc này cũng y như vậy, cả thân hình trần truồng lực lưỡng của Nghĩa đập vào mắt Mận, Nghĩa quay lưng lại nên lúc này Mận chỉ nhìn thấy cặp mông đầy đặn, ngăm ngăm của Nghĩa.

Hơi thở Mận dồn dập, trong đầu cô nổ lung tùng bèng những âm thanh của chính não cô phát ra: “Quay lại đi Nghĩa ơi, quay lại đi, quay lại đi”.

Nhưng Nghĩa vẫn quay mông về phía Mận mà không quay lại.

Ở trong thiên địa chúng ta, đã có nam nhân nào từng đi rình đàn bà tắm chưa, nếu là đàn bà thì chỉ cần nhìn thấy tấm lưng trần thôi cũng đã là tốt lắm rồi, thứ nữa là nhìn thấy mông thì sướng bằng chết. Còn hơn trúng vietlot là nhìn vú. Cuối cùng nếu được nhìn thấy lông lồn, thấy mặt bướm, thậm chí thấy được lỗ bướm thì không còn gì để nói vì lúc đấy đã xuất tinh mẹ nó rồi. Ấy thế mới nói, đàn bà trên cơ thể họ hầu như điểm nào cũng có thể là điểm hấp dẫn nam dâm.

Cũng ở trong thiên địa chúng ta, đã có nữ nhân nào từng đi rình nam nhân tắm chưa nhỉ? Chắc là có rồi đấy nhưng chắc chẳng ai dám thừa nhận đâu, đố đấy. Đối với nam nhân, điểm hấp dẫn đàn bà gần như duy nhất chỉ là bộ phận sinh dục nam, đó chính là 3 nơi cấu thành gồm: lông mu, thân dương vật và bìu giái. Chấm con nhà bà hết. Ngoài ra những bộ phận khác thì chẳng cần rình, cứ mùa hè là nhìn thấy gần hết rồi.

Trở lại với Mận đít to của chúng ta, cô nàng đang chổng mông chờ đợi điều thần kỳ xảy ra, nhìn cảnh kỳ cọ từ đằng sau mông Nghĩa thì cũng đoán được là việc tắm đã sắp xong rồi, ấy vậy mà cái vật muốn nhìn nhất trong mấy ngày hôm nay vẫn chưa được thấy, vẫn chỉ nằm trong tưởng tượng mà thôi.

Nhưng rồi cuối cùng thì ……………………. Trời cũng không phụ lòng người.

Nghĩa từ từ quay người lại, những giọt nước trên bộ ngực vạm vỡ rơi rơi mà người chiêm ngưỡng tưởng như là một nam thần đứng trong mưa. Một nửa người ……….. rồi cả thân người đã quay trọn về hướng đôi mắt đang trừng trừng mở to.

“Ối!” …………. “Bịch”, Mận trượt chân ngã đến đến “oạch” một cái nằm sấp ngay trên sàn nhà tắm, cũng may đôi vú cô to giống như là một cái tấm đệm nên không có đau lắm.

Cái vật mà Mận vừa nhìn thấy nó không phải là buồi, nó không thể là buồi được. Vì sao ư? vì nó quá to, to vượt quá sức tưởng tưởng của Mận về dương vật của một con người. Mận thầm liên tưởng đến đây chính là dương vật của một con bò đực mà hồi ở quê Mận vẫn hay nhìn thấy. Cô choáng váng trong tâm, thực sự không dám tin vào những gì mắt thấy, lồm cồm bò dậy, vỗ vỗ vào má mình một cái rồi lẩm bẩm: “Không thể nào? Không thể nào, có khi mình hoa mắt”.

Rồi nhanh như cắt như sợ đánh mất cái gì, Mận lại chổng mông lên và ghé mắt vào cái khe sáng ở tấm tôn. Lần này không còn bất ngờ nữa, Nghĩa đang mặc áo, vẫn chưa mặc quần. Mận tận mục sở thị nhìn thật kỹ cái dương vật của Nghĩa giờ này cách cái mắt mình chỉ khoảng độ nửa mét. Nó to thì khỏi phải nói rồi, nó dài thì đừng hỏi luôn, nhưng đặc biệt là nó trắng trắng giống làn da mông của chính cô, cái đầu khất nó nhọn hoắt như một mũi dùi chứ không bè ra giống buồi của chồng?

Mận bịt miệng mình để ngăn tiếng “ú ớ” phát ra từ trong cổ họng. Mà quái lạ làm sao, cô không có nứng, không nứng giống như khi cô áp tai vào nghe tiếng nước chảy? Lạ thấy đấy, đáng nhẽ cô phải nứng khi được nhìn trực tiếp vào cái dương vật mà cô vẫn tưởng tượng mỗi lần làm tình với chồng mới phải chứ. Đằng này tuyệt nhiên không? Tại sao lại vậy, chỉ có một cách giải thích hợp lý nhất đó chính là, Mận đang sợ.

Mận sợ cái dương vật ấy, nó hùng tráng vì quá to, nó gây mê vì quá đẹp và Mận sợ rằng mình sẽ phát điên vì nó. Nó sẽ như một hung thần xé toạc lồn cô ra nếu chẳng may nó chui vào. Mận vẫn luôn nghĩ rằng lồn mình khá to sau 2 lần đẻ thường, lại thường xuyên được làm tình với chồng, cô không nghĩ rằng mình sẽ sợ, nhưng thực sự mà nói khi nhìn thấy cái dương vật của Nghĩa, cô không dám chắc là lồn mình có khả năng co giãn đủ lớn để chứa nó.

Thoáng nghĩ đến đấy thôi thì ở bên kia Nghĩa đã mặc xong cái quần đùi. Mận như một kẻ mất hồn đứng thẳng người dậy, cô đờ đẫn, lẩn thẩn vô thức đi ra ngoài phòng ngoài. Ở đó có chảo thịt ba chỉ đang rang dở, có nồi rau muống luộc đang luộc dở giờ đã nguội ngắt.

Mận bật bếp gas nhưng không nhìn xuống dưới mà đôi mắt nhìn ra phía ô cửa sổ ở trên bếp, ánh mắt như nhìn về một nơi xa xăm nào đó, cô lại lẩm bẩm một mình: “Trăm nghe không bằng một thấy, nhưng trăm thấy không bằng …… một sờ”

— Hết chương 8 —​