[Lại có chuyện để kể] NGUYỆT ( Đã END )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: [Lại có chuyện để kể] NGUYỆT ( Đã END )

Tác Giả:

Lượt Xem: 499 Lượt Xem

-VI-

Mỗi tuần cô ta đến ba buổi, hai buổi trong tuần và một buổi cuối tuần, con bé của tôi tiến bộ rất nhanh và đúng như cô ta nhận xét, con bé thật sự có tài năng và sự say mê đặc biệt với âm nhạc. Mỗi buổi ngồi xem hai cô cháu học đàn, tự nhiên cũng làm cảm thụ của tôi tăng lên và cùng với con bé, những đĩa nhạc cổ điển thay dần cho những đĩa nhạc có lời trước đây tôi hay nghe. Ở nhà, dưới xe lúc nào cũng vang lên tiếng nhạc.

Qua sinh nhật của con bé hai tháng cũng đến Tết, tôi cho anh em thưởng Tế và nghỉ hai tuần vì một năm vất vả nhưng thành quả rất tốt. Cũng sau hai tháng quan sát, tôi cũng dần yên tâm với Minh Nguyệt, cô giữ thái độ rất đúng mực chưa bao giờ vượt qua cam kết giữa tôi và cô. Sự bất an ban đầu cũng dần biến mất, sự xuất hiện của cô ở nhà tôi nhiều hơn, vì sự tiến bộ của con gái tôi và cô cũng có kế hoạch để con gái tôi dự một kỳ thi tài năng vào đầu hè năm sau.

Sang năm tôi cũng có một kỳ thi và cũng đang dồn tâm huyết để hoàn thành tác phẩm này, với một kiến trúc sư những cuộc thi này rất quan trọng, nó là bậc thang đầu tiên để một kiến trúc sư vượt lên và đánh dấu danh tiếng của mình. Tôi và con bé đang cùng thi đua, đấy là cam kết của hai bố con.

Tôi cũng không ngồi dự học cùng con gái nữa, công việc của công ty đang ngày một nhiều hơn và một loạt các dự án sẽ thực hiện vào đầu năm mới, cùng với sự bùng nổ của thị trường nhà đất.

Hai hôm nữa bố con tôi sẽ về quê để ăn Tết với bố mẹ tôi, hôm nay đi mua sắm để mai mang về quê. Chiếc xe đã đầy ụ các gói hàng, vòng này là vòng cuối cùng để mua quà cho bọn trẻ con của chị gái và em gái tôi. Chị gái tôi có ba đứa con, hai trai hai gái, con em gái cũng đã có hai đứa con trai. Mẹ tôi bắt đầu giục giã tôi lấy vợ, mẹ tôi muốn có cháu đích tôn.

– Bố ơi! Con muốn mua quà cho cô giáo.

Con bé nắm tay tôi đứng xếp hàng để thanh toán, bỗng nhiên nói.

– Con muốn mua gì?

– Con muốn mua cho cô cái váy. Hôm trước cô và con vẽ tranh, chiếc váy của cô bị con đổ màu vẽ làm bẩn rồi.

– Nhưng … bố không biết cỡ của cô.

– Thì mình gọi cô giáo đi thử cùng, vừa thì mua.

– Được rồi, vậy thanh toán xong mình gọi điện cho cô giáo vậy.

Thanh toán xong mang đồ xuống xe, tôi và con gái vào một quán café, tôi gọi một ly café cho tôi, cho con bé cái bánh cheesecake mà nó rất thích. Sau đó bấm máy gọi cho Minh Nguyệt, cô chẳng ngần ngại mà đồng ý ngay.

– Cô giáo sẽ đến bây giờ đấy. Con muốn ăn thêm gì nữa không?

– Con no rồi.

Con bé múc miếng cuối cùng đưa lên miệng.

– Bố ơi! Bố thấy váy của cô kia có đẹp không?

Tự nhiên con bé hỏi, tôi đưa mắt nhìn theo tay con bé, cô gái mặc cái váy đang một, chiếc váy xếp lớp xòe ra phủ ngang đầu gối, mặc một cái áo vest lửng phía trên. Trông cũng được.

– Cũng đẹp.

– Con muốn mua cho cô một chiếc váy thật đẹp. Cô xinh thật, bố nhỉ?

Tôi cười không trả lời con bé.

– Mẹ con chắc cũng xinh như vậy.

Tôi nhói lên một cái, con bé rất ít nhắc đến mẹ, tự nhiên hôm nay lại nói như vậy. Tôi quay nhìn con bé, nhưng cũng không thấy gì lạ, mắt nó vẫn nhìn những cô gái đi qua đi lại, mặt có vẻ hứng thú.

Chắc cũng chẳng có hi vọng gì, dù tôi vẫn thỉnh thoảng qua hỏi thông tin chỗ công an phường, hồ sơ tìm mẹ cho con bé đã nằm trên hệ thống mấy năm nhưng cũng không có thông tin gì thêm. Tôi vẫn nói với con bé như trong chuyện cổ tích, chú cò mang con bé đến, con là món quà mà ông trời ban tặng cho bố.

Khoảng gần nửa tiếng sau Nguyệt xuất hiện, con gái tôi thấy cô bước xuống taxi liền nháy ngay xuống ghế và chạy ào ra của để đón. Tiếng cười lanh lảnh của con bé vang vọng khi nó ào vào hai cánh tay của Nguyệt đang giơ ra. Tôi đột nhiên thở dài.

– Em uống gì không?

Xưng hô của tôi và cô cũng thay đổi theo sự thân quen, không còn kiểu xưng hô xã giao ban đầu nữa.

– Bố gọi cho cô uống nước cam.

Chẳng để Nguyệt trả lời, con bé nói luôn. Nguyệt cười và gật đầu.

– Con sắp được về thăm ông bà đấy. Còn mua quà cho ông bà nữa.

– Ông bà yêu con lắm hả?

– Vâng, ông lần nào về cũng cho con bao nhiêu là vỏ ốc, đẹp lắm, cô áp vỏ ốc vào tai sẽ nghe thấy tiếng sóng biển. Ông bảo bao giờ con nhớ ông thì áp vỏ ốc vào tai thế nào cũng nghe thấy tiếng ông đang chèo thuyền. Ông còn đưa con đi tắm biển, đi bắt ốc. Nhưng mùa này lạnh lắm, không đi tắm biển được.

Con bé hào hứng kể.

– Bà cũng yêu con, bà để dành cho con những con tôm to lắm, bà bảo bà không bán để dành cho con thôi. Tôm ngon lắm, cô ạ. Nhưng mà bà dạo này hay ốm lắm, mấy lần bà phải đi bệnh viện rồi.

Mẹ tôi dạo này có triệu chứng tiền tiểu đường, nên hay phải lên Hà Nội điều trị. Mỗi lần tôi đưa mẹ đi khám là con bé lại khóc, dù tôi đã giải thích rất nhiều. Giọng con bé trùng xuống một tẹo, rồi lại tiếp tục hào hứng.

– Con sẽ được gặp em Hòa, em Bình. Em Hòa lớn rồi, lần nào về cũng bát con bế. Em Bình thì vẫn bé tẹo, toàn nắm chặt tay con rồi cười khanh khách.

Hòa, Bình là con của em gái tôi. Đứa lớn ba tuổi, đứa nhỏ mới gần một tuổi. Cả nhà tôi ai cũng yêu con bé, có lẽ một phần là vì thương con bé bị mẹ bỏ rơi, nhưng phần lớn là con bé nhà tôi rất ngoan và xinh xắn, thêm nữa tính cách người dân vùng biển chỗ tôi vốn hào sảng và thương người. Mỗi lần con bé về, bố mẹ tôi bỏ cả biển để chơi với nó, nó muốn gì cũng chiều bằng được. Có một lần xem tv, con bé thích thú vì một cái vỏ ốc mỹ nghệ giới thiệu trong đó, thế là bố tôi lặn lội đi đâu đó hai ngày để mang về cho nó một cái vỏ ốc không khác gì, giờ vẫn để ở phòng con bé mà con bé nói đưa lên tai sẽ nghe thấy tiếng bố tôi chèo thuyền ấy.

Tôi chẳng nghe ra được tiếng chèo thuyền trong đó, chỉ có tiếng lạo xạo. Nhưng chẳng biết hai ông cháu nói chuyện như thế nào, mà con bé khăng khăng đó là tiếng chèo thuyền.

Con bé hào hứng kể chuyện, còn Nguyệt cứ nhìn tôi, cũng chẳng hiểu anh mắt cô có ý gì.

Mua váy, tôi có mỗi nhiệm vụ trả tiền, chẳng qua kế hoạch là một chiếc, cuối cùng tôi trả thành bốn hai chiếc cho Nguyệt và hai chiếc cho con gái, cộng thêm hai đôi giày cho hai cô cháu. Nhân tiện tôi cũng mua thêm một cái áo khoác cho Hồng, lâu rồi tôi chưa tặng cô quà.

***

Hai tuần nghỉ Tết của bố con tôi cũng hết, mẹ tôi lại khóc khi ôm con bé trước khi lên xe. Chiếc xe đầy chật giống với chuyến về của tôi, nhưng giờ là hải sản, một phần là của bố mẹ gửi cho hai bố con tôi, một phần là tôi mua để làm quà cho anh Tùng và bạn bè. Có lẽ phải nghĩ đến việc đổi một chiếc xe lớn hơn thôi.

Con bé bây giờ không chịu ngồi cái ghế riêng của nó, mà ngồi ở ghế phụ bên cạnh tôi. Vừa đi nó vừa líu lo kể chuyện được đi chơi Tết với bố mẹ tôi, mấy ngày Tết bố tôi mang con bé đi chơi khắp nơi, còn tôi đành ở nhà nhậu với đám bạn và hàng xóm xung quanh.

Hai bố con vừa đi vừa nói chuyện, nên quãng đường hơn trăm cây số trở lên ngắn hẳn, chẳng mấy chốc đã về đến nhà. Ỳ ạch bê mấy thùng đồ từ thang máy vào trước cửa nhà, con gái tôi chạy ngay đến bể cá, khi bố con tôi về quê Hằng vẫn đến hàng ngày để chăm nom giúp, nhưng chẳng còn mấy nữa tôi có thể nhờ cô. Chồng cô sắp về Việt Nam.

Bê từng thùng từ cửa vào nhà, tôi chợt nghe từ nhà hàng xóm tiếng cãi nhau ngày một to, tiếng đập phá đồ đạc. Tôi nhớ là đôi vợ chồng hàng xóm còn khá trẻ, anh chồng làm giảng viên đại học, cô vợ làm ở một bộ gì đó. Hơi tờ mò, tôi cố nấn ná lại nghe câu chuyện, hình như về đứa con trai đầu, đại khái anh ta nghi ngờ không phải là con anh ta và đòi đi xét nghiệm ADN. Tôi không nghe nữa, chuyện hình như xảy ra khắp nơi, ở công ty tôi cũng có một anh nuôi con tu hú suốt mười năm trời, cuối cùng cũng không thể rũ bỏ được vì tình cảm hai bố con quá sâu đậm.

Nhưng tôi lại chợt nảy ra một ý nghĩ, có nên đi thử ADN cho con bé nhà tôi và Nguyệt? Tôi chắc chắn Nguyệt là mẹ của con bé, không chỉ vì phản ứng của cô hôm đầu tiên, mà tôi còn bắt gặp cô ôm chặt bộ quần áo sơ sinh của con gái tôi vào mặt khóc nức nở. Tôi cũng không dấu con bé, cái nôi và mấy bộ quần áo sơ sinh tôi vẫn giữ lại để trong tủ của con bé, cái nôi mà tôi bảo con cò mang đến cho bố. Chỉ trừ lá thư là tôi giữ trong két.

Tôi cũng phân vân, vì Nguyệt chưa bao giờ tỏ thái độ nhận con, chỉ có sự quan tâm của cô dành cho con bé là thể hiện điều đó, cũng rất nhiều lần tôi thấy Nguyệt thừ người nhìn đăm đăm con bé. Nếu cứ giữ trạng thái như thế này đến khi con gái tôi trưởng thành thì tôi sẽ hoàn toàn vui lòng, giờ con bé còn quá bé nếu chịu những cú sốc tâm lý, đó là điều tôi không muốn và sẽ tìm mọi cách để nó không diễn ra. Có lẽ tôi cũng phải một lần nói chuyện trực tiếp với cô.

Để có mẫu xét nghiệm ADN cũng không khó, hai sợi tóc của con tôi và Nguyệt tôi âm thầm lấy, sau đó gửi đi để xét nghiệm. Chỉ hai tuần sau kết quả đã có, trùng đến chín chín phần trăm, khẳng định điều tôi nghi ngờ. Cất cái hồ sơ vào két, tôi sẽ tìm cơ hội để nói chuyện này.

Công việc của tôi bận bù đầu, đã có mấy lần tôi phải đón con bé về văn phòng để tôi tiếp tục làm việc, những hôm học đàn thì tôi lại lôi về nhà. Nhưng làm việc ở nhà cũng có nhiều bất tiện, tôi không thể kịp thời điều chỉnh cùng anh em trong nhóm.

Hằng giờ đã không nhờ cô trông con bé được nữa, chồng cô đã về sau Tết đúng một tháng. Hôm đó cô ngủ ở nhà tôi, nhưng không mang theo con trai. Cô đón con gái tôi về, nấu cơm cho bố con tôi, dọn nhà sạch sẽ và gấp lại toàn bộ quần áo cho tôi và con bé. Đêm hôm đó, sau khi rã rời vì những lần lên đỉnh mà cô tham lam hưởng thụ, cô không thiếp đi như mọi lần mà chỉ ôm lấy tôi khóc cũng không nói một câu nào. Đêm đó tôi cũng không ngủ thức cùng cô, cho đến tảng sáng, cô chủ động cúi xuống ngậm vụng về ngậm lấy buồi tôi, lần đầu tiên cô làm việc đó nhưng tôi lại không thích thú gì vì cô vừa mút vừa khóc. Cho đến khi cô rời đi nước mắt của cô vẫn còn giàn dụa. Sau đó cô nghỉ dạy ở trường, tôi cũng không biết cô chuyển đi đâu, cô hiệu trưởng không nói, điện thoại của cô cũng không liên lạc được. Tôi biết nhà cô, nhưng tôi cũng biết có đến cũng chẳng để làm gì, cô đang cố quên đi mối quan hệ với tôi để bắt đầu lại. Hi vọng cô sẽ lại có hạnh phúc.

Cuối cùng đặng chẳng đừng, Nguyệt trở thành người trông con bé giúp tôi, cô chủ động đề nghị giúp, con bé nhà tôi phụ họa, tôi phải đồng ý. Nhưng ý định nói chuyện với cô đã nung nấu. Sau khi hoàn thành công trình, tôi có một ngày rảnh để bắt đầu công trình mới và tôi cũng phải đi hai ngày để thuyết trình cho chủ đầu tư về thiết kế của chúng tôi. Tôi hẹn Nguyệt vào buổi trưa tại một quán ăn gần trung tâm cô làm việc.

Nguyệt đến trong bộ váy hoa dài tay làm trông cô thanh thoát và yêu đời, cô vẫn xinh đẹp như thế những nét ưu tư buồn rầu hôm đầu gặp cô đã biến mất hoàn toàn.

– Hôm nay có chuyện nói với em, nhưng mà ăn cơm đã, nói chuyện sau.

– Vâng. Công việc của anh vẫn còn bận nhiều à?

– Vẫn bận và càng ngày càng bận hơn. Được cái này thì mất cái kia.

– Cuộc đời vẫn éo le vậy, lúc rảnh thì muốn bận, lúc bận lại tiếc thời gian rảnh.

– Đúng vậy, nó như một cái vòng luẩn quẩn. Cũng hi vọng nó không phải là cái vòng tròn đơn thuần mà là vòng xoay trôn ốc.

– Anh bận như vậy, sao không tìm một người về bầu bạn bên cạnh.

Tôi nhìn cô, có lẽ không phải câu hỏi cố ý. Tôi cũng nhân tiện nói để cô hiểu điều tôi muốn truyền đạt.

– Anh có con bé rồi, cũng không cần thêm ai nữa. Nếu có cũng phải đợi con bé trưởng thành rồi tính.

– Sao anh lại tính vậy? Có bây giờ có phải có người giúp đỡ, anh cũng có thể chuyên tâm vào công việc.

– Tìm được một người xa lạ yêu thương con bé không dễ chút nào, tôi cũng không muốn mạo hiểm để con bé phải gặp những rủi ro về tâm lý.

– Anh … anh là một người bố tốt.

– Có lẽ không chính xác lắm, phải nói là ông trời cho tôi một cô con gái tốt.

– Làm sao anh có nuôi dạy con bé tốt như vậy?

– Công của tôi một nửa, công của con bé một nửa. Con bé ngay khi còn rất bé đã ngoan và hiểu chuyện rồi. Uống sữa, ngủ, uống sữa. Tôi nuôi rất nhàn, chỉ là mất công để học cách chăm con bé một chút thôi, với lại có mấy bác hàng xóm hỗ trợ nữa.

Tôi ngừng lại một chút nhìn Nguyệt, cô không có thái độ khác lạ, chỉ có như hồi tưởng xa xăm.

– Chỉ duy nhất một lần con bé ốm, đúng một tháng trời, khi đó lúc con bé tập ăn dặm. Anh cũng không có kinh nghiệm, nên cho con bé chuyển hoàn toàn sang ăn dặm, làm hệ tiêu hóa của con không thích nghi kịp. Trộm vía, đúng một lần duy nhất đó, con bé chắc thương anh, nên sau đó cứ thể phát triển.

– Anh nói thì dễ thế, chắc cũng có nhiều vất vả.

– Anh không thấy vất vả. Mà là niềm vui, chắc em đã xem cuốn album của con bé, ngày nào cũng có một bức ảnh của con bé, lúc nào con bé cũng tươi cười. Đó thật sự là niềm vui, hạnh phúc của hai bố con. Dù không phải là bố thân sinh của con bé, nhưng con là một phần máu thịt của anh. Anh đã thề rằng, anh sẽ trả bất cứ giá nào nếu có ai làm tổn thương con bé.

Tôi hơi gằn giọng, không hẳn là để cảnh cáo mà đó đúng là tôi đã hứa.

Tôi dừng lại và gọi cho người phục vụ đến dọn bàn ăn, sau đó gọi thêm hai cốc nước hoa quả. Uống một ngụm nước và chờ người phục vụ đi ra ngoài, sau đó bắt đầu nói đến mục đích chính. Nguyệt vẫn bình tĩnh.

– Anh biết em là mẹ thân sinh của con bé.

Tôi bình tĩnh nói, mắt chăm chú quan sát thái độ của Nguyệt, chỉ có một sự run rẩy rất nhẹ, nhưng rất nhanh biến mất.

– Nhưng ngay cả em cũng không có quyền làm tổn thương con bé.

– Em không có ý định đó.

– Anh không ngăn cản em nhận lại con bé, nhưng không phải bây giờ, mà đợi khi con bé đã trưởng thành và đủ chín chắn để tiếp nhận.

– Anh … anh …

– Đó là giới hạn của anh. Em có thể ở bên cạnh con bé, chăm sóc con bé như hiện tại, nhưng không được cho con bé biết em là mẹ ruột của nó lúc này.

Tôi dừng lại, Nguyệt nhăn trán, nhưng không nói gì.

– Anh cũng không biết bố đẻ của con bé là ai và quan hệ với em như thế nào? Nhưng anh đoán chắc chắn có những uẩn khúc gì đó để em đưa đến quyết định từ bỏ con bé, nên anh cấm em nói với anh ta sự tồn tại của con bé. Đó là tất cả những gì anh muốn nói.

Tôi dừng lại, không nói gì nữa chờ đợi phản ứng của Nguyệt. Một lúc sau Nguyệt mím môi, rồi nói giọng có chút lạnh lẽo.

– Về bố đẻ của Minh Hạnh thì anh yên tâm, anh ta cả đời này sẽ không biết đến sự tồn tại của con bé.

– Không em sai rồi. Anh không bảo em không cho con biết bố nó là ai, nhưng không phải bây giờ, chờ đến khi con bé trưởng thành đã, đó là quyền lợi của con bé. Anh chỉ không muốn có người lại nhảy ra để tranh chấp con bé lúc này. Nếu anh có thể quyết định, cả em anh cũng chẳng muốn con bé tiếp xúc trước khi con bé trưởng thành. Nhưng cũng là ý trời, cũng như con bé đến với anh vậy.

– Em xin lỗi.

– Anh không muốn phân xử đúng sai để em phải xin lỗi. Với anh, con bé đó là món quà mà ông trời ban cho anh. Anh chỉ muốn con phát triển khỏe mạnh, không phải chịu bất kỳ tổn thương nào và anh sẽ làm được.

Uống thêm một ngụm nước, tôi không nói thêm gì nữa, tất cả đã đủ rồi, chỉ chờ phản ứng đúng mực của Nguyệt.

– Nhưng nếu con bé biết thì sao?

– Ý em là gì? Em định âm thầm cho con bé biết?

Tôi giật giọng, thái độ quyết liệt.

– Không … không … em chỉ giả dụ vậy thôi.

– Em không nói, anh không nói, con bé sẽ bình an. Thế đi, em hãy nói ra ý định của mình đi, đồng ý hay không đồng ý?

– Vâng … nhưng … nhưng …

– Em đồng ý hay không đồng ý?

Tôi hỏi lại lần nữa.

– Nếu … nếu em … về ở với anh có được không?

Tôi có chút giật mình vì câu hỏi của cô.

– Không. Nó quá gượng ép, chẳng mang lại điều gì tốt đẹp hơn. Đó là chưa nói, người bên cạnh em sẽ phản ứng như thế nào? Nói đến anh mới nhớ, còn điều này nữa, anh cũng không muốn em đến nhà bố con anh quá nhiều và ở lâu như hiện nay. Em chỉ cần đến đủ giờ để dạy con bé thôi. Đợt vừa rồi, do không bố trí được nên anh chưa nói, nhưng từ ngày mai mẹ anh sẽ lên để trông giúp. Cho nên cũng không cần em phải giúp nữa.

– Sao anh lại làm như vây? Anh vừa nói, em có thể ở bên con còn gì.

– Đúng, anh nói như vậy. Em vẫn ở bên con bé trong những giờ học, cái này anh không phản đối. Nhưng ngoài giờ học và những thời gian khác thì không.

– Anh … anh …

Nguyệt tức giận, mặt đỏ lên.

– Anh không muốn bạn trai em hoặc chồng em hiểu lầm, vậy thôi.

Nguyệt trở lên ủ rũ như quả bóng xì hơi.

– Vậy nhé. Anh cũng phải đi làm rồi. Anh tin rằng em cũng không muốn con bé bị tổn thương. Và anh cũng không muốn mình phải sử dụng những biện pháp mà anh cũng không muốn.

Tôi đứng dậy đợi Nguyệt đứng lên, cô vẫn ủ rũ thất thần. Hi vọng cô không có những hành động ngu ngốc, để tôi phải quyết liệt.

Về đến công ty, tôi cũng không có tâm trạng tốt, thực sự tôi cũng hoang mang nếu vấn đề xảy ra ngoài tầm kiểm soát tôi sẽ phải làm như thế nào? Chẳng nhẽ lại mang con bé đi nơi khác?

Cho đến giữa buổi chiều, tôi quyết định không nghĩ nữa, quá nhiều vấn đề tôi cũng chẳng biết phải giải quyết như thế nào để tốt nhất cho con bé. Tôi quyết định ra về đón con bé để cùng đi đón mẹ tôi. Mấy hôm đi công tác, tôi sẽ tạm nhờ vợ chồng anh Tùng đưa đón con bé, dù sao con anh Tùng cũng học cùng trường.

***