Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Chương 37: Rau an toàn

Hẳn các bạn vẫn còn nhớ, Nghĩa đón Tết năm ngoái buồn như thế nào, đó là cái Tết trong tiếng dị nghị của bà con xóm giềng. Tết năm nay khác nhưng còn buồn hơn bởi không khí tang tóc bao trùm trong căn nhà. Người dân trong làng, trong xóm vẫn nườm nượp đến hỏi thăm gia đình, giúp được cái gì thì giúp nhưng chẳng ai nở lấy một nụ cười. Bà con thường an ủi cô Tươi rằng chồng cô mất cũng là một sự giải thoát khỏi khổ ải trần gian. Hơn một năm qua ông sống mà gần như đã chết, nằm yên bất động và vô cảm.

Đối với gia đình cô Tươi nói riêng, ông Bừng say sỉn hơn 2 chục năm qua rồi liệt giường hơn 1 năm, ông không có đóng góp vào kinh tế gia đình, nhưng có thế nào đi chăng nữa, ở quê, người đàn ông vẫn trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho những người còn lại. Hơn thế nữa, kể cả ông Bừng có nằm một chỗ thì cô Tươi vẫn gọi là còn chồng, hai đứa con Nghĩa – Nhài vẫn gọi là có cha. Nhưng nay đã khác rồi.

Thôi, chuyện ông Bừng khép lại tại đây, cuộc đời ông nếu riêng rẽ cũng có thể viết nên thành một câu truyện nào đó đáng để suy ngẫm phải không? Tôi và các bạn, những người được nghe kể lại về ông đều có cách nhìn nhận của riêng mình. Tùy theo góc nhìn mà đánh giá ông là người như thế nào. Có người sẽ nói ông là kẻ bạc nhược, yếu đuối khi chỉ biết mượn rượu để giải quyết vấn đề của mình, ông là kẻ mà thời hiện đại thường gán cho cái danh xưng: “đầu đội sừng chân đạp vỏ”. Nhưng, nếu nhìn ở một góc độ khác, cũng có người sẽ nói ông là một người đàn ông vị tha, một người cha tốt trong một khía cạnh nào đó, biết dằn cái tôi của mình và hy sinh cho người khác, nếu không, cái gia đình 4 người trong xóm Bãi đã tan nát ngay từ khi nó vừa mới bắt đầu rồi.

—-

Đêm đã về khuya, Nghĩa lang thang ra mép sông Hồng, nơi có túp lều của chú Lãm, cũng là một phần tuổi thơ của mình với biết bao kỷ niệm vui buồn. Dù có đi xa đến mấy, con sông quê hương vẫn không bao giờ ngừng chảy trong lòng cậu. Mỗi lần gặp khó khăn, gặp trở ngại, gặp những nỗi vất vả truân truyên của cuộc đời, cậu đều nghĩ về dòng sông quê mình. Mỗi lần như thế, dòng sông như truyền cho cậu sức mạnh vô hình, làm mát trong tâm hồn mà vượt qua tất cả.

Chưa đến nơi, tiếng gió sông quen thuộc đã vi vút rít lên trong kẽ tóc hòa lẫn với tiếng đàn nhị buồn thê lương phát ra từ căn lều nhỏ. Nghĩa lẳng lặng ngồi xuống bậc thềm của túp lều rồi nhìn ra sông. Mới chỉ là đêm mùng 2 Tết, mọi người chắc vẫn còn nghỉ nên dòng sông vắng lặng hẳn đi, chỉ thỉnh thoảng lắm mới có một con thuyền nào đó thả trôi tự do theo dòng nước, chỉ có mái chèo là định hướng nó đi đúng theo những luồng nước mà thôi.

Đã ai từng ngắm sông lúc đêm chưa nhỉ, nó yên tĩnh và mênh mông lắm. Tiếng gió và tiếng đàn nhị hòa làm một như bản hòa tấu về quê hương đất nước. Một nhà thơ nào đó đã từng nói: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, đúng, Nghĩa đang buồn vì mới mất cha, vì những dự định hoài bão của mình chưa thực hiện được thì người cha đã ra đi, ấy thế nên, cũng tiếng gió này, tiếng đàn này hôm nay sao nghe nó buồn đến vậy, bản nhạc này như kéo dài thêm cho bản nhạc hiếu mấy hôm vừa rồi.

– Đêm rồi còn ra đây làm gì? Sao không ở nhà mà nghỉ đi, mấy hôm rồi cháu có ngủ tẹo nào đâu.

Nghĩa ngoảnh lên đầu lên phía bên trên nhìn chú Lãm, cũng không định đứng dậy mà vẫn ngồi yên ở đấy nhìn về phía sông:

– Chú kéo bài gì mà cháu chưa nghe bao giờ?

Vừa bước xuống cầu thang, chú Lãm vừa thở dài vừa nói:

– Chú cũng chẳng nhớ mình vừa kéo bài gì nữa.

Đến khi chú Lãm ngồi cạnh Nghĩa ở bậc thang đầu tiên, hai chân chạm xuống đất thì cũng là lúc cả hai người đàn ông đều không nói thêm một câu gì nữa cả. Nếu ngày xưa, Nghĩa chưa biết chú Lãm và mẹ là một đôi thanh mai trúc mã, chưa biết chị Nhài chính là con đẻ của Nghĩa thì lại đi một nhẽ khác, rất vô tư. Nhưng nay đã khác.

Qua lời kể lại của cô Tươi, chú Lãm cũng biết là Nghĩa đã biết hết sự thật câu chuyện, thế nên chú cũng chẳng vô tư được như trước nữa. Nếu cũng hoàn cảnh này trước đây, hai chú cháu đã thao thao bất tuyệt nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời rồi. Có lẽ cả hai đang chờ đối phương mở lời trước.

Mãi một lúc lâu sau, Nghĩa mới hít một hơi thật sâu để mở lời trước cho câu chuyện mà cậu định làm rõ với chú Lãm:

– Chị Nhài ……………..

Chỉ mới vừa nói ra được 2 tiếng đó thì chú Lãm đã vỗ vai Nghĩa ngắt lời:

– Nghĩa! Đừng nói nữa.

Từ lúc biết chuyện đến nay, trong lòng Nghĩa vẫn phân vân không biết xử trí chuyện này ra làm sao. Có nên để chị Nhài nhận lại bố đẻ của mình không? Cậu biết, chị Nhài giận chú Lãm lắm, giận người cha bao nhiêu năm cận kề mà không nhận con. Chị chưa gọi chú là bố bao giờ. Nếu như bố Nghĩa còn sống cơ, thì chuyện này có lẽ nên để thư thư vì nếu làm vậy sẽ là cú sốc đối với bố. Nhưng nay bố đã mất rồi, chị Nhài cũng có quyền nhận lại người cha đẻ này. Đó là suy nghĩ từ phía Nghĩa.

Nhưng đối với chú Lãm, với cô Tươi thì có suy nghĩ khác, bởi dù sao họ cũng lớn tuổi rồi, hiểu được cái được, cái mất, cái giá phải trả nếu sự việc này được phơi bầy ra trước bàn dân thiên hạ.

– Tại sao vậy chú?

Chú Lãm thở dài, có lẽ buổi đêm nên Nghĩa cũng không thể biết được ánh mắt chú đỏ hoe khi phải làm điều mà mình không muốn. Có người đàn ông không gia đình, không con cái nào lại không muốn nhận lại đứa con gái ruột của mình cơ chứ. Chú phải làm vậy bởi chú nghĩ cho cô Tươi, giữ cho cái vùng quê này được yên ổn không phải bàn ra tán vào những chuyện không phải với lẽ thường:

– Chuyện trước nay như thế nào, cứ giữ như thế đi. Có những thứ không nên nói ra vẫn hơn. Người trong cuộc biết với nhau là được rồi. Cháu hiểu không?

Nghĩa lờ mờ hiểu ra vấn đề:

– Nhưng còn chị Nhài, chị ấy ………..

Chú Lãm lại vỗ vai Nghĩa không cho nói tiếp:

– Chú biết. Rồi đến một lúc nào đó. Nhài sẽ hiểu.

Gió sông Hồng vẫn thổi, nhiều con sóng nhỏ gom lại thành một con sóng lớn đập vào bờ làm bọt nước trắng xóa bay hẳn lên cao. Sông muôn đời vẫn vậy.

—-

Nhài nằm cạnh mẹ ở trong buồng. Phong tục ở quê là mỗi khi có người chết thì người ta sẽ đốt hết tất cả quần áo và vật dụng của người đó, kể cả chiếc giường nằm. Nhưng đó là đối với nhà có điều kiện thôi. Cô Tươi cũng đem đốt hết vài vật dùng giản đơn của ông Bừng, chỉ duy có chiếc giường là giữ lại, vì nó vẫn còn khá tốt. Hai mẹ con nằm trên đúng chiếc giường đó.

Mấy ngày hôm nay, lo việc tang nên cũng chưa có điều kiện mà nói được chuyện gì với con gái, đứa con mà vì cô đã vấp phải biết bao nhiêu tủi nhục đắng cay. Đặt tay lên trán nhìn vào bóng đêm, cô Tươi biết con gái mình vẫn chưa ngủ, tiếng thở của nó vẫn ngắt quãng.

– Mẹ xin lỗi!

Không nghe tiếng con gái trả lời làm cô Tươi đã buồn càng buồn hơn. Cô tự cho mình đã đẩy con gái đến hoàn cảnh này, cô áy náy, ân hận và day dứt lắm. Cô nói thêm như để giảm bớt nỗi oán hận bản thân mình:

– Vì mẹ mà ………..

Nói đến đây, cô Tươi thấy bả vai mình nặng trĩu, thì ra Nhài đã gối đầu lên vai cô rồi dấm dứt khóc thút thít:

– Mẹ đừng nói thế. Con có giận gì mẹ đâu. Con chỉ …………. thương mẹ thôi.

Cô Tươi khóc theo con, cô như đã trút được gánh nặng ngàn cân trong lòng mình bấy nhiêu năm nay. Bao nhiêu đêm cô không ngủ vì thương con, nhớ con, vì lo lắng cho con. Giờ nó đã về đây rồi. Ôm ghì con vào trong lòng mình, cô Tươi òa khóc:

– Hu hu hu!!!!! Con gái của mẹ.

Người ta nói, mẹ và con gái là “đầu chấy áo rận” quả không sai, cùng là thân phận phụ nữ, lại gần gụi nhau từ nhỏ nên có muốn giận nhau cũng chẳng bao giờ được lâu. Nhài đã lớn, cô có đủ sự hiểu biết để phân biệt được đúng sai, để phân tích được sự việc do đâu mà ra. Cô hiểu được tại sao mẹ phải làm như thế với mình.

Hai mẹ con ôm nhau một lúc lâu cho thỏa nỗi lòng. Rồi mãi mới rời tay nhau ra, cô Tươi hỏi con gái về một chuyện khác:

– Hôm đám ma bố, mẹ thấy có cái anh đeo kính và đứa bé gái. Là bạn con à?

Nhài giẫy nẩy:

– Không, là chủ nhà trọ của em Nghĩa đấy.

– Thế sao mẹ thấy đứa bé nó quấn con thế? Với lại nhìn cái anh chàng đeo kính quan tâm con. Có phải là ………..

Nhài phải ngắt lời mẹ bằng cách nhéo nhéo vào bắp tay mẹ:

– Không phải, làm gì có chuyện đó.

Mười người nhìn vào thì cả mười đều biết là anh chàng đeo kính có tình cảm gì đó với Nhài. Là mẹ, cô Tươi đương nhiên phát hiện ra điều đó không có khó khăn gì:

– Mẹ thấy anh chàng đó hiền lành, lại có lòng tốt về tận đây phụ giúp gia đình lúc gặp chuyện thế này. Nếu chỉ là chủ nhà trọ đơn thuần thì người ta về làm gì. Mẹ có hỏi thằng Nghĩa nên biết được hoàn cảnh của anh ta gà trống nuôi con. Mẹ bảo này, con cũng lớn rồi, nếu có tình cảm với người ta thì cũng nên mở lòng mình ra để tìm hiểu cho có ngọn có ngành. Biết chưa.

Mãi một lúc sau Nhài mới dám nói thật khẽ:

– Con chả dám nghĩ đến chuyện đó. Ít nhất là cho đến khi tìm thấy Pha Lê.

Hai mẹ con cùng thở dài nhìn vào bóng đêm. Có lẽ họ đang cầu mong ông Bừng sống khôn thác thiêng phù hộ cho Nhài tìm lại được đứa con của mình. Lúc đó, hạnh phúc mới thực sự trọn vẹn được.

—-

Thế rồi cuộc sống trở lại bình thường như nó vốn dĩ phải vậy. Tạm rời xa quê hương, hai chị em Nhài lại lên đường trở lại thành phố để bắt đầu cuộc sống còn đang dang dở của mình.

Nhài tiếp tục làm tại shop quần áo cùng với Thủy Tiên. Cái shop giờ đã được mở rộng gấp đôi vì Thủy Tiên đã ép giá và mua thành công gian hàng bên cạnh với giá chỉ bằng 2/3 so với thị trường. Được sự đào tạo của Thủy Tiên, giờ Nhài cũng gần như là làm công việc của một bà chủ thực sự rồi, hai chị em chia nhau quản lý cửa hàng, lại có duyên bán hàng nên cửa hàng ngày một đông khách, làm ăn phát triển. Doanh thu giờ đã gần gấp đôi shop quần áo của mẹ ở trên tầng 2.

Bố con anh Tiến thì nhoắng cái lại ra cửa hàng chơi, nhất là lúc sập chiều vì giờ đó vắng khách, cửa hàng sắp đóng. Anh lựa thời gian đó mới ra đặng rủ Nhài đi chơi, đi ăn cái gì đó rồi về nhà. Theo năm tháng, Nhài dần bắt đầu nảy sinh tình cảm với anh Tiến, tất nhiên chỉ dừng lại có chừng có mực hơn người bạn, người anh bình thường vì trong lòng cô vẫn còn hòn đá tảng là Pha Lê.

Thông tin về con đã có nhưng cô chưa thể gặp được con. Theo như lời bác Quân nói thì đã biết chắc là Pha Lê và ông bà chủ quán ngày xưa đang ở Canada, họ đã định cư và nhập quốc tịch Canada từ ngày cướp con của Nhài. Khổ nỗi là việc chứng minh hành vi phạm tội của vợ chồng chủ quán không phải nói xuông và theo lời kể một phía từ Nhài mà kết luận được. Việc công an cần làm lúc này là phối hợp với Bộ ngoại giao và đại sứ quán Cacada để tiếp tục điều tra vụ án bằng cách tiếp cận trực tiếp với kẻ phạm tội. Sau đó còn nhiều thủ tục về dẫn độ khác nữa mới có thể mang con về cho chị. Nói chung cần thêm rất nhiều thời gian. Cái chị Nhài mừng là biết được con mình vẫn còn khỏe, với một người mẹ như chị, đó là điều quý giá vô cùng rồi.

Nói về Nghĩa, ra Giêng, không phải dạy ở lớp học bên sông nữa, bù vào thời gian đó, Nghĩa đi học thêm về kinh tế và quản trị doanh nghiệp tại các lớp học ngoại khóa theo sự giới thiệu của Tuyết. Cô nàng Tuyết này không biết có thật hay không mà cũng theo học cùng luôn, cô nói là cô vẫn cần bổ sung cho mình những kiến thức ngoài khung giảng dạy của nhà trường. Vậy nên cứ tối thứ 3 và thứ 6 hàng tuần là Nghĩa và Tuyết học chung một lớp đến tận hơn 10 giờ đêm mới về. Việc này Nghĩa cũng chẳng giấu Thủy Tiên, lòng cậu sáng như sao trên giời nên không có điều gì phải giấu cả. Nhưng Thủy Tiên là đàn bà, người yêu cô đi bên người đàn bà đẹp khác cô cũng có thoáng chút ghen tuông đấy nhưng không biểu hiện ra bên ngoài, chỉ lấp lửng bóng gió để anh Nghĩa đề phòng mà thôi. Cô tin Nghĩa, và cũng tin luôn cả Tuyết nữa, rằng hai người chỉ là bạn, nhưng cô lại không phải là người có thể dự đoán được tương lai.

Về đời sống tình dục, tôi không muốn kể chi tiết cho các bạn nghe về đời sống tình dục của Nghĩa bởi như vậy nó sẽ mất nhiều thời gian, với lại kể đi kể lại một chuyện với một người nó cũng nhàm đi, phải không nào? Thời điểm hiện tại, Nghĩa và Thủy Tiên vẫn làm tình đều. Đều như vắt chanh và điều đó là không thể thiếu được trong mối quan hệ giữa hai đứa. Đã hợp nhau về khoản này theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, cả hai lại là những thanh niên mới lớn, sức trẻ và nhu cầu có lẽ ở cái độ hoàng kim nhất của đời người. Mà dính nhau rồi như “thài lài phải cứt trâu”, hở ra lúc nào là hai đứa lẹo nhau lúc ấy. Nhưng phần nhiều vẫn là ở nhà Nghĩa vào buổi tối. Lợi dụng lúc chị Nhài đi chơi với bố con anh Tiến chưa về là hai đứa tranh thủ ngay. Cũng có vài lần làm tại nhà của Thủy Tiên, trên căn phòng của cô ấy. Nói chung là về mặt tình dục rất ổn.

Cũng từ cái lần Nghĩa “vụng trộm” với “Co hieu pho” tại phòng làm việc ở trường cấp III đến nay tính ra cũng ngót nghét nửa năm rồi mà vẫn chưa có làm lại lần thứ 2. Chưa thấy cô ấy gọi lại một lần nào. Còn nhớ cái buổi chiều hôm ấy, sau khi đâu vào đấy, cô hiệu phó còn nước mắt ngắn nước mắt dài, than nghèo kể khổ, than trời trách phận nhờ Nghĩa giúp giải tỏa sinh lý cho người nào đó là chị của cô hiệu phó. Mãi Nghĩa mới nhận lời bởi cậu thực sự không muốn người ta coi mình chỉ là một tên phò đực, bạ đâu địt đấy. Ấy vậy mà khi nhận lời rồi thì lại biệt tăm mất tích mãi chẳng thấy liên lạc lại gì. Báo hại làm Nghĩa nhiều khi cũng nghĩ vẩn nghĩ vơ mong mong chờ chờ chuyện đó diễn ra. Của lạ, lại là người hơn tuổi luôn làm cho Nghĩa có một chút hứng thú mơ hồ nào đó không thể diễn tả thành lời.

Một buổi học ngoại khóa như thế vừa kết thúc, Tuyết đứng đợi Nghĩa dắt xe rồi hai đứa cùng về. Từ những ngày đầu tham gia lớp học đến nay, hai đứa vẫn hai xe như vậy. Không đi chung bởi Nghĩa sẽ từ nơi làm việc của mình và về thẳng lớp, còn Tuyết “tiểu thư” thì từ nhà đi. Gần về đến nhà, chỗ ngã ba một hướng rẽ về nhà trọ của Nghĩa, còn một hướng rẽ về nhà của Tuyết thì cô nàng dừng xe lại rồi nhoảnh mặt về phía đằng sau chờ Nghĩa tiến xe lên ngang bằng mình.

– “Cậu về nhé, tớ về nhà đây”, thấy Tuyết đợi mình, Nghĩa chào tạm biệt.

Tuyết không chỉ có ý định đỗ xe lại chào, vừa rồi trên đường đi, cô chợt nhớ tới mấy quyển sách mà mình vừa mới mua, định đưa cho Nghĩa nhưng lại để ở nhà:

– Cậu qua nhà tớ được không? Tớ đưa cho cậu mấy quyển sách. Hôm nọ mua mà hôm nay quên không mang đi.

Chuyện này có gì mà phải phân vân. Tuyết vẫn thường đưa sách kinh tế và quản trị cho Nghĩa đọc, giờ trong phòng trọ của Nghĩa có nhiều sách lắm, đa phần đều là sách của Tuyết mua, đầy một đầu giường.

– Uh.

Về đến cổng, Tuyết lấy chìa khóa tự mở cổng vào, cô không muốn bấm chuông làm phiền bà dì ế chồng của mình. Nếu không lầm, tầm này hơn 10 giờ đêm, bà dì đang ôm máy tính chat yahoo với đám học sinh nam của trường. Chẳng hiểu sao dạo gần đây bà lại bắt đầu nghiện lại cái món này rồi.

– Cậu vào nhà đi.

Đây là lần đầu tiên Nghĩa bước chân vào trong nhà của Tuyết, có đến vài lần nhưng lần nào cũng chỉ đứng ở cổng thôi chứ không vào nhà.

Ngôi nhà ống 5 tầng to vậy mà chỉ có 2 người ở, nghe Tuyết kể thì cô ở cùng với dì ruột, nhưng Nghĩa chưa từng gặp dì lần nào:

– Thôi, hay là tớ chờ ở ngoài này. Muộn rồi, vào trong nhà ngại lắm, còn có dì cậu ở nhà nữa mà.

Tuyết cười hí hí làm bầu má lúng búng rung rung nhìn đáng yêu chết đi được:

– Cứ vào đi, giờ này dì tớ đi ngủ rồi. Cậu không gặp đâu mà lo.

Thấy Tuyết nhiệt tình quá, Nghĩa đành dắt xe vào trong sân rồi đi theo Tuyết vào bên trong căn nhà.

Bên trong, ngôi nhà không quá sang trọng giống như nhà cô Cẩm Tú nhưng cũng đầy đủ vật dụng không thiếu một thứ gì. Nghĩa ngồi trên ghế salong trong phòng khách sáng choang, cậu co ro lại không được tự nhiên cho lắm vì dù sao cũng là lạ nhà.

– Nghĩa chờ tớ một tí nhé, tớ lên phòng lấy sách cho cậu. À có nước ở bàn đấy, cậu tự rót uống nhé. Đừng khách sáo gì cả.

Nghĩa gật đầu nhìn theo bước chân của Tuyết nhịp bước theo nhịp cầu thang. Ngước mắt nhìn theo, Nghĩa không khỏi thoáng chút tự xấu hổ, bởi Tuyết mặc váy, lại đi lên cầu thang, mỗi lần cô nàng co chân bước lên bậc trên cao thì chiếc váy lại xòe ra một chút làm lộ đôi chân dài thượt múp máp, có vài nhịp cậu còn nhìn thấy cả bắp đùi. Chỉ tiếc là không thể nhìn thấy được sâu hơn, không biết là Tuyết mặc đồ lót mầu gì mà thôi. Chợt nhớ đến cái ngày đầu tiên cậu lên tìm Trang ở phòng ký túc xá, nếu cậu đoán không lầm thì bộ đồ lót hàng hiệu Victoria Secret mỏng dính và bé tí phơi ở hành lang là của Tuyết, vì chỉ cô nàng mới đủ điều kiện về mặt kinh tế sở hữu nó. Không biết giờ Tuyết có mặc loại đó không nhỉ? Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu Nghĩa, một ý nghĩa hết sức tình dục tự dưng bộc phát ra trong hoàn cảnh này, chứ không hề chủ định bởi trước đến nay Nghĩa vẫn chỉ coi Tuyết là một người bạn khác phái và rất tôn trọng bạn ấy.

Nghĩ đến đây thì cũng là lúc Tuyết khuất bóng ở trên tầng 2. Nghĩa tự đưa tay lên gãi gáy theo thói quen mỗi lần khó xử, rồi cậu vỗ vỗ vào đầu mình như muốn đánh bật ý nghĩ bậy bạ ra khỏi đầu: “Xấu hổ quá, tự dưng lại đi dòm người ta”.

Tuyết cầm 2 quyển sách dầy cộp ở trên tay, vừa ra khỏi phòng định đi xuống bên dưới thì khựng người lại vì bà dì đang đứng ở cửa phòng đối diện nhìn mình chằm chằm:

– Vừa đi học về lại còn định đi đâu.

Lần này không giống như lần trước, lúc nửa đêm mò sang nhà Nghĩa nữa nên Tuyết không có sợ và rụt rè:

– Hi hi hi!!!! Cháu đưa sách cho Nghĩa.

Bà dì trề môi ra:

– Nghĩa, Nghĩa, Nghĩa. Mở miệng ra là Nghĩa, leo lẻo cái mồm ra là Nghĩa. Không biết chán à? Không biết cậu ta cho cháu ăn bùa mê thuốc lú gì nữa.

– Lêu lêu lêu, kệ cháu. Còn hơn khối người ……. ế ……….. Lêu lêu lêu !!!!!!!

Trong khi dì Hằng chưa thể đưa ra đòn đáp trả vì đứa cháu đánh trúng nỗi đau của mình thì Tuyết nhìn lên người dì Hằng, trang phục lúc đêm của dì hôm nay mới quái đản làm sao. Nguyên bộ áo dài công sở mà hàng ngày dì vẫn mặc đi làm. Nàng Tuyết của chúng ta bật lại:

– He he he! Còn dì. Giờ này là mấy giờ rồi còn mặc áo dài. Định đong ai đây ta ???

– Vớ vẩn, người ta vừa mới về, còn chưa kịp thay đồ đây này. Ay zà, mệt chết đi được.

Tuyết lại nhớ đến Nghĩa đang ngồi dưới nhà đợi, không còn thời gian để đôi co với bà dì khó tính của mình nữa, đành gác lại chuyện dở dang để sau hãy nói:

– Thôi, cháu phải mang sách cho Nghĩa đây. Tí nữa nói chuyện tiếp.

– Muộn rồi còn sang nhà cậu ta à? Liệu mà về.

Tuyết vừa xuống cầu thang bước vừa nói:

– Không! Bạn ấy đang ở dưới phòng khách.

Nghe đến đây, dì Hằng giật tung người giẫy nẩy, dì không có thói quen dẫn trai vào nhà, nhất là vào lúc khuya muộn thế này, cái thời gian nhạy cảm nhất của người đàn bà ế chồng như dì:

– Này này khoan đi đã, cậu ta đang ở dưới nhà sao?

Tuyết đứng lại, dửng dưng:

– Vâng, cháu vừa mời bạn ấy vào nhà mà. Sao vậy dì.

Dì Hằng tỏ vẻ suy tư, từ lúc biết cậu bạn Nghĩa này của đứa cháu gái cũng chưa bao giờ gặp mặt, không biết đầu cua tai nheo thế nào mà làm cho cô cháu gái xinh đẹp của mình si tình như điếu đổ. Có chút tò mò theo bản năng của một bậc phụ huynh, dì Hằng cười hắc hắc tỏ vẻ đắc ý:

– Hà hà hà! Để tôi xuống xem mặt thằng cháu rể tương lai nào. Dì mày mà nhìn người thì cấm có trượt đâu.

Tuyết lo dì sẽ làm khó cho Nghĩa nên không muốn quả giáp lá cá này:

– Dì nói vớ vẩn, cháu với Nghĩa chỉ là bạn thôi. Dì ở trên này, cháu xuống đưa sách cho bạn ấy rồi lên luôn.

Hằng coi bộ như không nghe lời cô cháu gái, kiên quyết phải gặp cho bằng được, lắc đầu dì nói:

– No! No! No! Đã vào trong nhà rồi thì nhất định dì phải gặp. Nào, ta cùng đi.

Bó tay với bà dì này, Tuyết đành giậm chân đành đạch như bị cưỡng ép, cô nàng đi trước, dì Hằng lẽo đẽo theo sau. Cô hiệu phó không biết được rằng, đây là quyết định dấm dở nhất của cô trong cuộc đời tính đến ngày hôm nay.

Nghĩa ngửng mặt lên phía cầu thang vì nghe thấy tiếng bước chân đi xuống, là theo phản xạ của một người đàn ông, cậu hy vọng lại được thấy phần đùi của bạn Tuyết khi bạn bước xuống. Nhưng đùi không thấy đâu, lại thấy có thêm 2 cái chân nữa bước theo sau. Không khó để Nghĩa biết đây là chân đàn bà vì chiếc quần trắng lồ lộ ra bên ngoài tà váy áo dài mầu vàng tranh. Chợt thấy mầu áo dài này sao mà quen quen, nhưng vì thời gian gấp quá chưa thể nghĩ ra được quen ở chỗ nào, với lại cậu có chút hồi hộp lo lắng vì biết chắc người theo sau Tuyết là bà dì của Tuyết rồi. Nếu là dì của Tuyết chắc cũng cỡ 50, 60 gì đấy, không biết nên gọi là cô, là bác hay là bà nữa.

Tuyết thì đã lộ hẳn mặt ra vì đi xuống trước, còn người theo sau thì vẫn chưa nhìn thấy mặt vì vướng trần nhà.

Thêm vài bước nữa thì khuôn mặt của bà dì bắt đầu lộ hẳn ra. Nghĩa định bỏ chạy. Còn dì Hằng thì luống cuống xuýt chút nữa thì lăn từ chỗ chiếu nghỉ xuống tận sàn tầng 1.

Cả hai người nhận ra nhau. Nhìn nhau chằm chằm theo từng bước chân đi trong vô thức.

Nghĩa chưa bao giờ nói bậy, nhưng lúc này, trong đầu cậu nổ lép bép mấy câu: “Thôi chết bỏ mẹ rồi!”

Còn dì Hằng, dì không thể rời mắt mình ra khỏi khuôn mặt của anh chàng “Cu To”, có lẽ dì đang bị sốc vì cái cậu Nghĩa bạn của đứa cháu gái lại là anh chàng bốc vác thuê này. Dì cũng như Nghĩa lúng búng trong đầu: “Oan gia ngõ hẹp, sao Cu To lại là Nghĩa”.

Tuyết xuống đến cạnh bàn uống nước thì giới thiệu:

– Nghĩa, đây là …….. dì tớ, dì tớ tên là Hằng.

Cả hai người vẫn không nói với nhau câu gì làm Tuyết bắt đầu thấy sự bất thường. Cô nhìn vào Nghĩa thấy ánh mắt của bạn cứ nhìn chằm chằm vào người dì ở sau lưng mình. Rồi Tuyết quay lại phía đằng sau thì cũng thấy dì nhìn chằm chằm vào Nghĩa. Khuôn mặt của hai người cực kỳ khó coi, và có cái gì đó bất bình thường.

Tuyết phải găng giọng lên:

– Nghĩa!!!!!!

Lúc này Nghĩa mới sực tỉnh thoát khỏi cơn khủng hoảng. Nếu bây giờ bảo cậu muốn làm gì nhất trên đời, muốn bố sống lại? Muốn chị Nhài tìm lại được đứa con của mình? Muốn mình biết trồng tất cả các loại cây trên đời này? Muốn mình trở thành một nhà kinh tế học siêu phàm? Hay muốn mình trở thành một nhà quản trị tài ba? Không! Lúc này đều Nghĩa muốn nhất chính là chạy khỏi ngôi nhà ống 5 tầng này về nhà, trèo lên giường, trùm chăn kín đầu ngủ và không bao giờ tỉnh dậy nữa.

Cậu ấp úng không biết nói gì:

– Hả! Cậu …… cậu ……….. cậu …. bảo gì?

Bó tay với cậu bạn, Tuyết quay sang dì, thấy ánh mắt dì trợn tròn nhìn Nghĩa, hai gò má ửng như vừa quét vội thỏi son hồng, cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra:

– Dì! Dì làm sao thế. Đây là Nghĩa bạn cháu.

Dì Hằng nào có kém chi Nghĩa đâu. Bảo dì Hằng muốn gì nhất lúc này? Muốn tất cả hai mươi mấy thằng con trai lớp 12A trần truồng cho dì khám chim? Muốn có một người bạn giai cu dài 2 tấc tối nào cũng đè dì ra địt? Không! Cái dì muốn bây giờ nhất chính là có cánh cửa thần kỳ của Doremon để dì quay về thời gian cái lần đầu tiên gặp cậu Nghĩa ở trường, để dì dằn cơn nứng lại mà hỏi rõ tên cậu ta.

– “Gì? …. gì? ……… à ….. ừ …… Cu …… à ….. không ………. Nghĩa. Ừ …. Nghĩa ….. bạn ….. cháu”, dì Hằng giật mình lắp bắp trả lời cô cháu gái.

Người tức nhất chính là Tuyết, cô nàng thực sự bất ngờ vì thái độ không bình thường của cả Nghĩa và dì. Vốn là người thông minh, Tuyết bắt đầu đặt ra giả thuyết trong đầu và tự mình nói ra miệng:

– Có phải hai người đã từng gặp nhau?

Không chỉ đơn giản là hai đã từng gặp nhau đâu, nếu chỉ đơn giản thế thì đâu có cái trạng thái lúng túng như bây giờ.

Gần như cả Nghĩa và dì Hằng đều đồng thanh:

– “Ừ!”, là tiếng Nghĩa rặn ra.

– “Không”, là tiếng dì Hằng phọt ra một cách thành thực, kịch bản này không được báo trước nên cùng một câu hỏi mà hai người trả lời lại ngược nhau.

Tuyết “tiểu thư” dậm chân đành đành làm bầu vú rung lên lắc xuống nhìn thật rõ ràng, hôm nay Tuyết mặc cái áo lót hàng hiểu nhỏ xíu, nó chỉ che được phân nửa phần đỉnh vú thôi, nên động tác giậm chân vừa rồi không thể giữ cho bầu vú đứng yên được. Nàng chỉ thiếu nước hét lên:

– Là sao hả trời? Sao người bảo có, người bảo không?

Hết thời gian bỡ ngỡ, dì Hằng bắt đầu lấy lại được phong độ của mình, dì chữa cháy nói ra một nửa sự thật, không trả lời câu hỏi của Tuyết, dì hơi nháy nháy mắt nói với Nghĩa:

– Thế hóa ra cậu tên là Nghĩa à? Thế sao hôm đến trường làm thuê cậu không nói tên.

Nghĩa cũng bắt đầu bắt nhịp được màn kịch mà dì Hằng vừa mới gợi mở phần đầu tiên:

– Tại hôm đó cô không …….. hỏi ….. em. À không, dì không hỏi cháu.

Gió đổi chiều, dì Hằng vuốt vuốt vào lưng cháu nhằm hạ hỏa cơn nổi giận lôi đình của Tuyết:

– Nào ngồi xuống đây. Gớm, làm gì mà cứ như là đỉa phải vôi. Tôi và Nghĩa đã từng gặp nhau. Nghĩa đến trường làm thuê, có đến 2 lần. 1 lần thì xúc gạch cái khu nhà cũ, 1 lần thì bê bàn mới vào lớp học. Được chưa? Còn thắc mắc gì nữa không để tôi giải thích nốt.

Đúng là kẻ có tật ắt giật mình, tự dưng dì Hằng phải ngọn ngành kể lể chi tiết ra từng lần như vậy, có ai khảo đâu mà xưng.

Tuyết nghe vậy thì xuôi xuôi và cho là hợp lý. Chuyện Nghĩa vẫn đi làm những công việc ấy thì là thường ngày rồi, và vô tình đến trường của dì làm cũng không phải là điều gì quá bất thường.

Đã thế Nghĩa còn thêm vào, cậu giờ đã khôn chán rồi, chứ nếu như hồi mới lên đây thì ngu ngơ chả biết nói gì:

– Phải đấy, tớ bất ngờ vì gặp dì ở đây. Tớ cũng biết dì ở trường là cô hiệu phó tên Hằng nhưng vì không biết tên dì của cậu nên không nhận ra. Giờ gặp ở đây thì bất ngờ quá. Vậy hóa ra cô hiệu phó là dì của cậu à?

Thế là không còn nghi ngờ gì nữa, Tuyết trở lại vẻ mặt vui tươi như lúc nãy. Tất cả những buổi tối đi học cùng Nghĩa, được ngồi cùng bàn, được thỉnh thoảng chạm nhẹ vào cái khuỷu tay của Nghĩa làm cô vui lắm. Với cô, những giây phút ngắn ngủi ấy như giọt mưa lây phây làm dịu mát đi nỗi đau khổ của tình yêu đơn phương. Trong một số tiểu thuyết tình cảm mà cô đọc được, yêu đơn phương bao giờ cũng mang lại những nỗi buồn da diết, người yêu đơn phương bao giờ cũng chịu thiệt chịu thòi về mình, và chỉ có người yêu đơn phương mới cảm nhận được thực sự tình yêu nó là cái gì? Nó là thèm khát một ánh mắt, một cử chỉ quan tâm, nó là thèm một giây phút bình yên bên người đó, nó là thèm một cái chạm nhẹ vô tình, nó là thèm một câu nói nhẹ nhàng.

– Vậy hả, thế sao từ nãy không nói. Hai người lại cứ nhìn nhau trân trân. Làm tớ tưởng cậu và dì có mối thù gì cơ chứ.

Cái này Tuyết nói đúng suy nghĩ của dì Hằng. Dì là dì vẫn còn thù Nghĩa lắm. Cái buổi chiều muộn hôm ấy có lẽ sẽ còn mãi trong trí não của dì, hôm đó, sau khi xong việc dì rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười. Quần lót thì ướt đẫm vắt được ra cả nước, lồn thì đỏ au, máu kinh cứ ồng ộc chảy ra không cách nào kìm được, băng vệ sinh thì không mang theo. Dì đành biến tấu chập đôi cái áo lót vào rồi biến nó thành cái lót bướm cho máu kinh thấm vào đó. Lúc bước chân ra về thì mới biết là bướm mình bị giãn rộng quá, lại ê ẩm cả vùng háng nên bước đi khệnh khạng không ra làm sao cả. Lúc qua cổng bảo vệ còn không dám nhìn vào ông bảo vệ già với ánh mắt soi mói nghi ngờ. Không biết là trong lúc nứng quá làm tình ở bên trong, ông già có tò mò ở bên ngoài rình mò gì nữa không. Nhìn cái thái độ của ông ta dì nghi lắm nhưng chưa thể kết luận được. Cũng chính vì mối nghi ngờ như vậy nên dì tiệt không dám lặp lại việc đó lần nữa tại trường. Cũng đang tính toán xem làm cách nào để ăn được anh chàng “Cu to” một lần nữa nhưng phải ở một địa điểm khác thì sự việc ngày hôm nay diễn ra. Giờ biết được Nghĩa là bạn của cháu gái rồi, có cho kẹo dì cũng không dám ăn nữa. Biết đâu sau này Nghĩa và cháu gái mình thành vợ thành chồng, thế chẳng hóa ra 2 dì cháu chung chồng à.

– “Thì tại bất ngờ quá ….. nên thế ấy mà. Hì hì hì!!!!!”, dì Hằng vừa nói mà phải đổi chân nọ gác sang chân kia. Không hiểu sao lồn lại tự dưng ngứa thế không biết.

Nghĩa ngồi im không dám ngọ nguậy tí nào, cứ thỉnh thoảng len lén nhìn về phía dì Hằng. Cũng lâu rồi không gặp lại dì, thỉnh thoảng cậu vẫn nhớ tới cái lần làm tình kinh thiên động địa với dì, vẫn còn nhớ tới một lời hứa giúp dì còn treo chưa thực hiện được.

Tuyết thì tong tởn làm trung gian môi giới việc làm:

– Dì này, từ giờ trường có việc gì thì gọi cho bạn cháu nhé, phải trả công thật cao vào. Mà dì có số điện thoại chưa, đưa điện thoại đây để cháu lưu cho.

Dì Hằng giẫy nẩy lên đổi chân phát nữa, giờ đưa điện thoại cho nó, nó biết lưu tên số điện thoại của Nghĩa là “Cu To” thì có lẽ không còn dì còn cháu gì hết mất:

– Lưu rồi, lưu rồi. Không cần nữa.

Tuyết thông minh, cô không muốn kết thúc câu chuyện ngay vì nếu như thế Nghĩa sẽ về nhà, cô lại không được gặp cậu nữa, như vậy sẽ buồn lắm. Thế nên Tuyết lang thang nói về một chuyện chẳng liên quan gì đến Nghĩa cả, cô hỏi dì:

– À, mà sao hôm nay dì về muộn thế? Mọi ngày giờ này đang chat chít rồi mà.

Dì Hằng thở dài thượt một cái nói về sự cố của trường mà dì vừa mới đi giải quyết về:

– Hây zà! Tôi vừa mới ở bệnh viện về đây.

– “Sao, dì bị làm sao mà phải đi viện. Sáng nay thấy vẫn khỏe cơ mà. Hay là đến tháng mà không thấy”, nửa đoạn sau Tuyết ghé sát vào tai dì không cho Nghĩa nghe thấy.

Dì đập nhẹ vào vai cháu:

– Vớ vẩn. Học sinh bị ngộ độc thực phẩm, dì phải thay mặt nhà trường ở viện giải quyết. Dì mày còn lâu mới “tai nạn” nhé.

Chuyện này là chuyện lớn, làm Nghĩa bắt đầu chú ý tới câu chuyện của hai dì cháu, đáng ra cậu chỉ chờ xong đoạn nói chuyện này thì xin phép ra về.

Tuyết trề môi tạo thành một vòng tròn nhỏ:

– Ui zùi ui! Chuyện lớn vậy cơ à. Dì kể rõ ra xem nào.

– Thì đấy, học sinh ăn uống giữa giờ ra chơi ở căng tin của trường. Rồi mấy chục đứa bị ngộ độc thực phẩm, lăn lóc ôm bụng kêu đau. Đi cấp cứu tập thể luôn. Mà cái căng tin lại do dì quản lý. Đã là phải phải mua thực phẩm sạch rồi, thế nào mà rau cải mua hôm nay lại không an toàn, hình như là bị phun thuốc sâu. Quả này nhà trường phiền hà lắm đây. Tôi chịu trận vì mình trực tiếp quản lý.

Nghĩa bắt đầu lên tiếng, trong đầu cậu vừa lóe lên một ý tưởng vô cùng táo bạo, vô cùng mới mẻ. Nó mới không chỉ với Nghĩa mà với cả xã hội lúc bấy giờ. Khuôn mặt cậu rạng rỡ, phấn khích mà ngay chính dì Hằng và Tuyết đều hết sức ngạc nhiên:

– Dì, dì có thể nói rõ cho cháu về việc này được không ạ. Ý cháu là căng tin của trường ấy, họ vận hành như thế nào ạ.

Vẫn chưa rõ ý định của Nghĩa là như thế nào, nhưng nhìn khuôn mặt của cậu ta lúc đó, dì Hằng không nỡ để cậu ta thất vọng, thâm tâm dì cũng có những tình cảm nhất định đối với cậu thanh niên này, không phải vì dùi thịt của cậu ta đã từng xuyên thấu vào trong lòng mình đâu, đó chỉ là thuần túy tình dục thôi. Ngồi trước mặt dì bây giờ là Nghĩa, một thanh niên mà qua lời kể của Tuyết, của chị gái Hồng dì đã phần nào khâm phục về nghị lực, về ý chí và ước mơ:

– Căng tin của trường mở ra phục vụ nhu cầu ăn uống của học sinh trong các giờ giải lao. Nhà trường thuê các đầu bếp và nhân viên phục vụ về làm việc tại căng tin. Trong căng tin bán các đồ ăn nhanh đơn giản như: Xúc xích, bánh mì, mì tôm nấu .v.v. Những đồ ăn chế biến sẵn thì mua trong siêu thị. Nhưng cũng có một số đồ như rau, củ, quả thì mua ở chợ vào những buổi sáng. Việc ngộ độc này gần như chắc chắn là do mua phải rau cải có nhiễm độc, chỉ là đợi đến sáng mai mới công bố chính thức thôi.

Nghĩa hỏi thêm, trong đầu cậu đang nảy lên tanh tách những dòng suy nghĩ:

– Thế các trường khác có căng tin không ạ?

– Theo như dì biết, thì các trường cấp II, cấp III đều có căng tin này. Còn các trường mầm non và Tiểu học thì không có căng tin nhưng họ tổ chức nấu ăn bán trú cho học sinh tại trường luôn. Mà nấu ăn bán trú thì đương nhiên là phải nhiều hơn là căng tin rồi. Theo kế hoạch của sở giáo dục đào tạo, sắp tới đây, các trường cấp II sẽ tổ chức ăn bán trú luôn. Cháu hỏi thế là ý gì?

Nghĩa đứng dậy đi đi lại lại, hai tay đập đập vào nhau gật gù.

Ở ghế salong đối diện, đầu của dì Hằng và của Tuyết lắc bên nọ, lắc bên kia nhìn theo chiều di chuyển của Nghĩa, cảnh này giống như trong phim hoạt hình Tom và Jerry.

Một lúc sau, khi đã thông suốt, đã nối các điểm suy nghĩ lại với nhau, Nghĩa bật ra khi nhìn thẳng vào hai người:

– Cháu cảm ơn dì. Tuyết ơi!!!! Tuyết ơi !!!!!! Tuyết ơi !!!!! Tớ ……….

Nghĩa gọi đến 3 lần câu “Tuyết ơi” làm cô nàng tiểu thư rụng rời chân tay, giờ này mà cậu Nghĩa kia có bảo cô cởi hết quần áo ra cô cũng làm:

– Tớ làm sao??????

Nghĩa gần như là reo lên:

– Tớ giải được bài toán kinh tế mà cậu đặt ra cho tớ rồi. Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai rồi. TỚ SẼ TRỒNG RAU AN TOÀN rồi bán cho các trường học. Cậu thấy có được không?

Nghe đến đây, Tuyết bị thuyết phục tuyệt đối. Chuyện Nghĩa học trồng cây gì cô cập nhật thông tin hàng ngày từ bố và mẹ. Nhưng bản thân là người học về kinh tế, cô vẫn còn đau đáu lo cho bạn khi bạn vẫn chưa tìm được hướng đi chính xác cho bản thân mình. Giống một người cứ phằm phằm đi giữa xa mạc nhưng không biết là sẽ đi về đâu.

– Được đấy. Cậu nói rõ hơn xem nào.

– Nếu các nhà trường có tổ chức nấu ăn cho các học sinh, thì nhu cầu về rau và thực phẩm an toàn chắc chắn là sẽ có. Trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại rau, củ, quả và các loại thực phẩm khác nhưng đều được sản xuất theo dạng thủ công, không an toàn khi dùng quá nhiều hóa chất kích thích. Hiện nay, bên vườn ươm, tớ và bác tập đã bắt đầu nghiên cứu và trồng thử nghiệm một số loại cây theo mô hình VietGap, đó là mô hình sản xuất rau an toàn, sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng nhưng lại hoàn toàn không nhiễm hóa chất kích thích sinh trưởng.

Trong khi dì Hằng gật gù thì Tuyết hưởng ứng thêm:

– Nếu vậy, thì trường của cậu không chỉ có các trường học đâu. Còn các bếp ăn của các nhà máy, công xưởng, các cơ quan lớn nữa. Thị trường này vô cùng rộng lớn. Chỉ sợ cậu không đáp ứng hết được thôi. NGHĨA ƠI! CỐ LÊN. TỚ LUÔN ỦNG HỘ CẬU.

Dì Hằng vẫn ngồi im, miệng lẩm bẩm:

– VietGap! Nghe lạ nhỉ?

Dì nói nhỏ thôi, nhưng trong lúc hưng phấn Nghĩa cũng nghe được:

– Vâng dì, VietGap là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng nông sản – thủy sản và thực phẩm; đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Hiện nay chưa được áp dụng mà mới chỉ ở dạng nghiên cứu. Nhưng cháu chắc chắn là chỉ trong một vài năm nữa thôi sẽ được áp dụng trong cả nước.

Một khi đã tìm thấy hướng đi, con người ta tự dưng trở nên hưng phấn đến kì lạ. Nghĩa của chúng ta trong thời điểm này là như vậy. Cậu cứ tự mình mầy mò tìm ra cách đi đến mục tiêu, cứ học trồng các loại cây vậy thôi, học càng nhiều càng tốt. Nhưng sự học là mênh mông, bát ngát, nếu ta thực sự không có một định hướng nào thì chỉ như kẻ bị lạc đường lang thang bất định biết bao giờ mới đến được đích đây. Giờ đây Nghĩa đã tìm thấy hướng đi phù hợp với điều kiện của mình, tất nhiên, còn quá sớm để nói nó sẽ thành công hay không, nhưng ít ra, trong thời điểm này, cậu đã nhìn ra con đường mà mình phải đi. Bất kể con đường đó có dài, có xa, có chập chềnh chông gai thế nào đi chăng nữa, thì chắc chắn nó chẳng thể cản nổi bước tiến của chàng trai nông thôn mang trong mình hoài bão lớn lao xây dựng quê hương đất nước ngày càng giầu đẹp hơn.

Chuyện đời Nghĩa còn dài, còn lắm chông gai trắc trở, các bạn đọc hãy kiên nhẫn nghe tôi kể nốt câu chuyện lập nghiệp của Nghĩa nhé.

—–

Khi Nghĩa về rồi, dì Hằng và Tuyết mỗi người lại một phòng. Trong khi cô cháu gái cười như Liên Xô vì bạn của cô ấy đã tìm ra được hướng đi của đời mình thì ở phòng đối diện, dì Hằng tâm trạng vui buồn lẫn lộn.

Đúng là tâm trạng Hằng khó có thể nói là vui, cũng khó có thể nói là buồn. Buồn vì từ nay cô chính thức từ bỏ ý định làm tình lại với Nghĩa một lần nữa. Mặc dù về mặt sinh lý mà nói, cô thèm khát được cái cặc to của Nghĩa chui vào lồn mình một lần nữa lắm. Nhưng về mặt lý trí và cảm nhận mà nói, cô tin tưởng rằng tương lai cháu mình và cậu bạn tên Nghĩa ấy sẽ nên đôi nên lứa chứ không chỉ dừng lại ở mức bạn bè như lời Tuyết kể như bây giờ, chính vì vậy, cô không thể gạt bỏ luân thường đạo lý mà tranh cướp bạn giai với cháu được. Nó là đứa mà cô yêu quý, phần bạn và chị em còn có phần nhiều hơn dì cháu.

Còn vui vì lý do gì?, vì cái chuyện mà cô chủ tâm sắp đặt với bà chị gái đã không thành hiện thực. Nếu nó thành thì giờ đây mới là lớn chuyện, cực lớn nữa là đằng khác.

Bấm máy cho chị gái thân yêu, sau vài hồi chuông đổ, ở bên kia có tiếng thưa:

– Dì hả? Chị nói rồi. Chị không đồng ý đâu mà. Ý chị đã quyết.

Giờ này mà chị có đồng ý nhưng khi nói ra lai lịch của anh chàng Cu To thì chị Hồng chắc cũng giãy nảy lên mất. Xa tận chân trời mà lại gần ngay trước mắt:

Hằng: “May quá chị ơi”

Cô Hồng: “May gì?”.

Hằng: “May là chị không đồng ý. Em vừa mới biết cái cậu mà em định sắp xếp cho chị là ai”

Cô Hồng: “Là ai cơ?”

Hằng: “Là cái cậu ………….. Nghĩa. Bạn của cái Tuyết nhà mình. Là người đang học nghề ở vườn ươm của anh rể”.

Cô Hồng chỉ kịp á lên một tiếng: “Hả. Là cậu Nghĩa” rồi Hằng nghe thấy tiếng tút tút tút ở trong điện thoại.

Hằng: “Alo alo alo. Chị còn đấy không?”

Hằng đành để máy điện thoại xuống đệm, miệng lẩm bẩm: “Chắc là bà chị mình sốc quá lăn ra rồi. Hây zà, trái đất thật là tròn, tưởng vớ được miếng ngon, mà ngon thật, mỗi tội không ăn được.”

Hằng nằm vật ra giường, hôm nay cô cũng thực sự mệt vì lo việc ở trường, chẳng còn hứng thú đâu mà chát với cả chít nữa. Trước khi đóng mắt đi ngủ, cô nhắn một cái tin cho anh chàng “Cu To”: “Hay quen moi chuyen di nhe. Dung bao gio nhac lai nua”. Và đổi tên từ “Cu To” thành “Nghia ban Tuyet”.

— Hết chương 37 —​