Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )
Thông Tin Truyện
Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )
Tác Giả : Đang cập nhật
Danh Mục: Truyện Sex Người Lớn
Thể Loại:
Lượt Xem: 8128 Lượt Xem
Chương 1: Xóm Bãi.
– “Nghĩa, sau này lớn lên cậu sẽ làm nghề gì?”, một cô gái tóc tết đuôi sam dài đến tận thắt lưng có khuôn mặt bầu bĩnh xinh xắn ngồi bên cạnh nói với chàng trai.
Nghĩa đứng dậy lấy một tay phủi phủi vào đít để làm rơi ra một vài ngọn cỏ dính vào mông, đôi mắt tràn trề nhiệt huyết nhìn về phía con sông Hồng ở phía xa như một dải lụa mầu hồng đang uốn lượn. Nơi Nghĩa đang ngồi cùng với Trang, cô bạn cùng xóm học chung với nhau từ hồi lớp 1 là ở trên triền đê xanh mướt cỏ, giữa đê và con sông Hồng ở phía xa ấy là một vùng đất mầu mỡ phù sa mà người dân nơi đây thường hay gọi là đất bãi.
Nghĩa không phải suy nghĩ nhiều về câu hỏi của Trang, bởi trong lòng cậu đã có câu trả lời rất rõ ràng rồi. Cậu chỉ không biết làm thế nào để hiện thực hóa nó thôi. Ngó mặt nhìn xuống Trang đang ngước lên chờ câu trả lời, Nghĩa chỉ tay về phía cánh đồng ngô xanh mướt đang kỳ trổ cờ:
– Tớ muốn trồng thật nhiều cây ở vùng đất bãi này.
Trang bịm môi lại suy nghĩ về câu trả lời của Nghĩa, quả thật cô không hiểu cho lắm, kéo giật vạt chiếc áo sơ mi mầu trắng đục để Nghĩa ngồi xuống cạnh mình, Trang mơ màng nhìn về phía mặt trời đang đỏ au sắp lặn ở phía bờ bên kia con sông:
– Lần nào tớ hỏi cậu cũng trả lời thế. Trồng cây thì có gì khó đâu, cả làng cả xã mình đều trồng cây ở đấy bao nhiêu đời rồi. Có chi mà cậu phải mơ ước vậy?
Nghĩa vò đầu bứt tai tìm từ ngữ để diễn tả cho Trang biết suy nghĩ của mình, nhưng cậu không thể nghĩ ra nổi, bởi thứ đó đến chính bản thân cậu còn chưa nghĩ ra:
– Tớ biết, tớ biết chứ sao không? Ý tớ khác nhưng tớ cũng không biết diễn tả như thế nào để cậu hiểu nữa, từ bé tớ đã có ước mơ như vậy rồi.
– Chắc tớ chẳng cần nói cậu cũng biết, người dân làng mình, trong đó có bố mẹ chúng mình một năm trồng đến 4 vụ, hết ngô, khoai, lạc, dưa đến chuối, đậu .v.v. có loại cây nào mà không trồng đâu. Nhưng có nhà nào mà xây được cái nhà mái bằng. Khổ cực quanh năm mà cũng chỉ đủ ăn thôi. Bây giờ người dân làng mình bỏ xứ đi làm ăn nơi khác quá nửa rồi.
Trang phân tích không sai, đó đúng là thực trạng ở vùng đất này, huyện Kim Động thuộc tỉnh Hưng Yên, một tỉnh thuộc vùng đồng bằng bắc bộ có con sông Hồng chạy ở bên sườn. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông, cấy lúa vẫn là chính. Nhưng đối với những làng ven sông như làng của bạn Nghĩa, bạn Trang thì lại sống chủ yếu bằng nghề trồng các loại cây hoa mầu khác ở vùng đất đệm giữa con đê ngăn lũ và sông. Vùng đất ấy phì nhiêu mầu mỡ lắm vì có rất nhiều phù sa, trồng được hầu hết các loại cây trồng thông thường. Nhưng thiên nhiên không ưu đãi con người hoàn toàn, Nghĩa thêm một lần nữa đứng dậy, cậu hỏi ngược lại Trang:
– Cậu có biết tại sao lại như vậy không?
– “Tại sao?”, Trang trông đợi lắm câu trả lời này.
– Vì cứ vào mùa mưa là nước lên.
Phải rồi, mùa nước nổi. Hàng năm cứ vào mùa mưa là con sông Hồng hiền hòa thướt tha như thiếu nữ dậy thì ấy lại trở nên dữ dằn như phụ nữ đến tháng, nước lên ngập hết tất cả, có năm nước còn lên cao mem mép bờ đê nơi Nghĩa và Trang đang ngồi. Thành thử ra không thể trồng được những loại cây dài ngày, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trang thất vọng vì câu trả lời của Nghĩa, chuyện hàng năm cứ đến mùa nước lên là cả làng phải di cư vào trong đê, đứng chống nách trên đê nhìn xuống vùng nước rộng mênh mông, nước lên ngập cả nhà chỉ còn mỗi mái chom chóp nổi lềnh phềnh trên mặt nước đã không phải là chuyện gì xa lạ nữa rồi:
– Chuyện đó thì cả làng ai chẳng biết. Nhưng cậu có cách nào ngăn nước lên không?
– “Tớ sẽ đắp bờ ngăn nước sông tràn vào”, Nghĩa trả lời hồn nhiên như cô tiên.
Trang cười phá lên bởi suy nghĩ trẻ con của Nghĩa:
– Ha ha ha, cậu sẽ là Sơn Tinh, lấy đá núi để ngăn nước lên phải không? Ha ha ha ha. Cậu vui tính thật đấy.
Biết là mình không thể đôi co với cô nàng này cho ra đầu ra đũa rồi, cơ bản là chính bản thân Nghĩa cũng không biết bằng cách nào có thể ngăn nước lên được, Nghĩa chuyển đề tài nhưng vẫn níu lại một chút hy vọng cho cả hai người:
– Hiện nay tớ chưa biết cách, nhưng tương lai tớ sẽ tìm ra. Cậu cứ tin ở tớ.
Trang cho qua, bởi những đoạn nói chuyện vừa rồi với Nghĩa thực sự mà nói cũng không phải là chuyện chính mà Trang rủ Nghĩa ra đây khi 2 đứa trên đường đi học về, sắp đến kỳ thi tốt nghiệp cấp III và thi vào Đại học rồi:
– Thôi được rồi, tớ tạm tin cậu đấy. À Nghĩa này, Nghĩa đã quyết định đăng ký thi vào trường đại học nào chưa? Cậu không được bỏ qua lời đề nghị của tớ đâu, không là tớ ………… giận đấy.
Nói đến đây, Trang quay mặt đi hướng khác để che đi khuôn mặt bầu bĩnh đang ửng hồng của mình. Nói về đôi bạn Nghĩa và Trang một chút, cả hai đứa ở cùng một thôn bên bãi, học với nhau từ năm lớp 1 đến tận giờ là sắp hết lớp 12 rồi. Nhà ở gần nhau nên hai đứa thân nhau lắm, lúc nào cũng đi học cũng kè kè ở bên nhau. Lại thấy tên hai đứa ghép lại với nhau thành một từ hết sức có ý nghĩa nên bạn bè cùng lớp thường hay trọc ghẹo ghép đôi vào với nhau. Về hình dáng thì cả hai cũng được gọi là trai xinh gái đẹp, nhìn rất ra dáng một đôi không lệch pha nhau tẹo nào. Chỉ khác nhau một chút về tính cách, trong khi Nghĩa sống nội tâm thì Trang có vẻ thích hướng ngoại. Còn về bản thân hai đứa, có thể dùng một câu thành ngữ như thế này để diễn tả: “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Hồi đó không như bây giờ, trai gái chưa có cởi mở yêu đương dễ dàng. Mặc dù trong lòng hai đứa đã có chút gọi là “yêu” nhau rồi đấy, nhưng hành động và lời nói cũng mới chỉ dừng lại ở hai người bạn thân thân thân mà thôi.
– “Thực ra ……….. thì tớ có quyết định rồi”, Nghĩa ấp úng.
Trang reo lên sung sướng, cô chờ quyết định này của Nghĩa từ đầu năm lớp 12 cơ:
– Hihihihihi! Có phải là cậu quyết định thi trường Kinh tế quốc dân cùng với tớ không?
Nghĩa ấp úng:
– Tớ …….. tớ …….. tớ …………
Trang cướp lời bạn, cô bấu bàn tay mình vào bắp tay Nghĩa:
– Đúng rồi phải không? Tớ mừng lắm, vậy là cậu nghe lời tớ rồi. Tớ tin chắc rằng hai đứa mình sẽ đậu đại học Kinh tế quốc dân thôi.
Lời nói vừa rồi của Trang không phải là tự tin thái quá đâu, hai đứa mặc dù đều là con nhà nghèo nhưng lực học thì không một đứa bạn nào dám coi thường, liên tục không Nghĩa thì sẽ là Trang dẫn đầu về học lực trong lớp, mà việc này được duy trì từ năm lớp 1 đến tận bây giờ. Mới năm ngoái thôi, hai đứa còn là đại diện của trường cấp 3 tham gia kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh Hưng Yên. Nghĩa thi môn hóa học còn Trang thi môn Toán.
Nhìn cái điệu bộ mừng như bắt được vàng của Trang, Nghĩa không nỡ làm nàng cụt hứng, mặt trời cũng chỉ chiếu những tia nắng sót cuối cùng trước khi lặn hẳn, ánh hoàng hôn trên triền đê đẹp đến mê hồn như vậy nhưng không làm Nghĩa để tâm, bởi trong lòng cậu lúc này chỉ là một sự lo lắng đến lạ thường, bởi cậu biết điều cậu nói ra sau đây rất có thể làm Trang giận. Mà tính Trang thì Nghĩa biết, cô ấy giận thì rất khó để làm lành, nhưng Nghĩa là người không biết nói dối:
– Tớ, tớ xin lỗi. Tớ quyết định thi đại học Nông nghiệp I.
Như bị dội một gáo nước lạnh, lời Nghĩa nói làm Trang đứng họng, mắt cô mở thật to nhìn kỹ vào khuôn mặt xụi lơ của người bạn thân:
– Cậu ……………… cậu ……………… Tớ ……………. ghét cậu!
Vừa nói xong Trang với tay lấy cái cặp sách gập đôi mầu đen của mình rồi đứng dậy chạy thật nhanh bỏ lại Nghĩa đứng một mình thẫn thờ nhìn theo đôi mông đít đã bắt đầu núng nính của Trang. Trời nhập nhoạng tối nên Nghĩa không nhìn được những giọt nước mắt lã chã của Trang rơi xuống đám cỏ ven đê.
Ở xa xa vọng lại tiếng lục lạc treo trên cổ con bò cái đầu đàn đang dẫn đầu đàn bò thong dong từng bước tìm về chuồng sau một ngày gặm no cỏ xanh mướt ở triền đê.
———————–
Nhìn thấy Trang chạy thật nhanh xuống lối rẽ vào xóm Bãi, cũng định đuổi theo để an ủi mong Trang bớt giận nhưng nghĩ thế nào Nghĩa lại thôi. Giờ bạn ấy đang ôm cục giận trong người, nếu mà an ủi có thể chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, cứ thể thư thư rồi mình tính dần. Nghĩ vậy nên Nghĩa cũng ôm cặp lững thững đi men theo đê rồi đi xuống xóm Bãi, ở nơi đó là nhà cậu. Chắc giờ này mẹ đang nấu cơm, cũng nhá nhem tối rồi.
Quả đúng như vậy, đường trong xóm Bãi quanh co toàn là đường đất, cũng may trời mấy hôm nay nắng khô ráo nên đi lại cũng dễ dàng, chứ cứ có một cơn mưa hơi to một chút mà xem, lậy lội bùn đến tận mắt cá chân. Hai bên đường làng lưa thưa thỉnh thoảng có một vài ngôi nhà, còn lại đều là những ruộng ngô, ruộng khoai, ruộng dưa được người trong xóm tận dụng từng mảnh đất trống để trồng một thứ cây gì đó.
Vòng vèo mãi Nghĩa cũng về đến một ngã ba đường, nếu rẽ phải đi đến cuối con đường này là nhà của Trang, còn rẽ trái là về nhà mình. Nghĩa tần ngần một lúc vì vẫn còn một mối tơ lòng khi nghĩ về người bạn gái thân thiết, nhưng cậu quyết định rẽ về phía bên trái.
Cách ngã ba đường vừa nãy khoảng hơn trăm mét là ngôi nhà mà Nghĩa và chị gái đã sinh ra và lớn lên. Gọi là nhà cũng được mà gọi là lều cũng chẳng ai bảo gì. Cả cái xóm Bãi này hình thành nên một cách tự nhiên theo nhu cầu của sản xuất hoa mầu. Lúc đầu chỉ có một hai nhà ra ngoài bãi này dựng tạm một túp lều nhỏ để trông đêm đám ruộng của mình, dần dà có thêm vài nhà, lại thêm vài nhà nữa ra dựng lều. Nhiều lều dựng lên tức khắc hình thành một xóm lều nhỏ. Rồi thì từ lều người ta bảo nhau dựng cái nhà tạm to hơn một chút rồi kéo vài người, rồi cả gia đình ra ngoài bãi này ở hẳn luôn. Chuyện kể ra thì chỉ có vài dòng chữ, nhưng đó là cả quá trình mấy chục năm mới hình thành cái xóm Bãi này. Nay đã có khoảng trăm nóc nhà và cũng được chính quyền chính thức công nhận là một xóm thuộc một làng về mặt hành chính rồi.
Dân xóm Bãi không có đất trồng lúa giống các xóm trong đê, chỉ có đất trồng mầu. Âu đó cũng là sự phân công công việc trong xã hội. Dân trong đê thì trồng lúa, dân ngoài bãi thì trồng mầu. Thế nên mới có chuyện cứ đến mùa thu hoạch là dân xóm Bãi thi nhau đội từng thúng ngô, thúng khoai vào trong đê đổi lấy lúa, lấy gạo về ăn.
Trở lại Nghĩa, đứng trước cổng nhà mình, gọi là cổng cho nó oai thôi chứ nó chỉ là hai đụm hoa dâm bụt trồng hai bên, không có cánh cổng chi hết, ở đây không có chuyện trộm cắp gì vì nhà nào cũng nghèo như nhau cả thôi. Lần nào cũng vậy, mỗi lần đi học về hoặc đi đồng về Nghĩa đều đứng ngắm ngôi nhà mình đôi ba phút đồng hồ. Để làm gì ư, chẳng phải là cậu thấy ngôi nhà của mình đẹp đâu, nó cũng giống như trăm ngôi nhà khác ở xóm, tồi tàn như nhau. Nhà cấp 4 có mái bằng lợp bằng ngói ta, tường nhà xây bằng gạch ba banh không trát, cửa nhà là các tấm phên tre nứa ghép lại với nhau. Ở đây trăm nhà như một đều xây theo kiểu này, chỉ khác nhau ở độ rộng mà thôi.
Nghĩa ngắm ngôi nhà mình chỉ để nung nấu thêm ý muốn thay đổi, cậu muốn lắm được tự tay mình phá bỏ ngôi nhà này và thay vào đó là một nhà mái bằng bê tông cốt thép giống như một số gia đình ở trong đê. Để nó không bị dột mỗi lần mưa, để nó không bị gió từ sông Hồng thổi lùa vào tận bên trong. Để mẹ bớt khổ.
Khói men theo mái cỏ tranh ở bếp lúc trời nhập nhoạng tối thế này trông thật ma mị, Nghĩa biết là mẹ đang nấu cơm. Vâng, chỉ có mẹ là người nấu cơm trong gia đình thôi. Ở nhà chính vẫn tối om, điều đó chứng tỏ bố Nghĩa không có ở nhà, thường thường giờ này bố cũng đâu có ở nhà, ông đi uống rượu ở trong làng chắc đến bữa mới về.
Nghĩa cất cặp vào cái bàn học ở trong phòng chính, nhà cấp 4 có 3 gian. Hai gian chính có cái không gian gọi là phòng khách vì có đặt bàn thờ và một bộ bàn ghế bằng mây cũ mèm, cạnh bàn thờ là một cái giường rộng mét rưỡi làm bằng tre, nơi đây là chỗ ngủ của Nghĩa. Còn một gian buồng nữa là phòng ngủ của bố mẹ, ngăn cách phòng ngủ với phòng khách là một cái rido mầu xanh có in những bông hồng, mẹ nói chiếc rido này là quà cưới của một người bạn gái của mẹ, nhưng người này là ai thì mẹ không có nói cho Nghĩa biết.
Nghĩa xuống bếp phụ mẹ nấu cơm:
– Mẹ nấu cơm ạ?
Mẹ Nghĩa vừa chổng mông lên cúi đầu xuống sát bếp để thổi lửa, mấy hôm trước trời mưa làm đống rơm ướt sũng, thành ra cháy không đượm như rơm khô, mà không khéo dụt còn bị tắt, khói rơm nghi ngút. Nghe con hỏi, cô Tươi ngoảnh lại nhìn con rồi trả lời bằng cái giọng ngọt ngào:
– Sao hôm nay học về muộn thế con?
Trời chưa tối hẳn nên nhà không thắp đèn dầu, trong cái mờ ảo của nắng tắt, cộng với khói rơm nghi ngút làm Nghĩa nhìn mẹ trông đến tội. Tóc mẹ lòa xòa rối rắm lất phất lòa xòa trên khuôn mặt, mắt mẹ chắc là do khói bếp làm ướt nhòe như vừa mới khóc. Mẹ mới có 40 tuổi đầu, từ thời còn con gái lam lũ, cái nắng, cái mưa nó đầy đọa nhưng mẹ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ vùng nông thôn, chứ không bị phai mầu, bị đen nhẻm đi giống như mấy cô cùng xóm trạc tuổi mẹ. Như người ta thường nói, mẹ ở vào cái tuổi thành thục nhất của người phụ nữ, bàn tay và khuôn mặt có chút rạn và rám nắng vì lao động đồng áng, nhưng những mảng da thịt ẩn khuất bên trong thì trắng phau phau và mịn màng lắm, đó là hiểu biết của Nghĩa về mẹ, một người phụ nữ đẹp ở nông thôn.
– Vâng, học về con gặp bạn Trang để nói về chuyện thi đại học mẹ ạ.
Chuyện hai đứa thân nhau thì cả cái xóm Bãi này ai chẳng biết. Xóm cũng có khoảng hơn chục bạn trạc tuổi như Nghĩa nhưng chỉ có 2 đứa là học hành đàng hoàng, giờ đã sắp hết lớp 12, còn lại thì đều bỏ học giữa chừng, có đứa học hết cấp I, có đứa cố lắm cũng chỉ học hết cấp II. Nguyên nhân thì chỉ có 2 thôi, một là học lực yếu không theo nổi, đúp lên đúp xuống thành ra bỏ học; hai là không có tiền để học khi còn phải làm đủ thứ việc để kiếm miếng cơm đút vào mồm. Quê nghèo nó vậy.
– Thế hai đứa đã quyết định thi trường nào chưa? Con mổ cho mẹ con cá trôi mẹ để ở giếng ấy, vừa rồi chú Lãm cho.
Nhắc đến chú Lãm, chuyện chú hay cho con cá sông cũng trở nên hết sức bình thường, bao nhiêu năm nay đã vậy rồi, từ hồi chị em Nghĩa cón bé xíu cơ. Chú có nhà ở trong đê nhưng đã từ lâu lắm rồi chú chuyển ra ở hẳn ở ngoài bãi, dựng một cái lều ven sông, sống bằng nghề đánh bắt cá ở sông Hồng.
Nghĩa xắn tay áo đi ra giếng ngay cạnh bếp, cậu thoăn thoắt đôi tay mổ cá, vừa làm vừa trả lời mẹ, giọng buồn như để trút bỏ nỗi lòng mình:
– Rồi mẹ ạ, con quyết định thi đại học Nông nghiệp I, còn bạn Trang chắc là thi đại học Kinh tế quốc dân.
Cuối cùng thì lửa đã lên đượm, mùi rơm ẩm không thơm như mùi rơm khô, nó nồng nồng mùi của ẩm mốc, cháy lắm cũng chỉ có ngọn lửa mầu xanh nhờ nhờ, không phát tiếng nổ lách tách như rơm khô, cô Tươi ấp thêm một đám rơm vào bên cạnh cho khô dần, trên bếp lửa là nồi cơm bằng gang:
– Sao hai đứa không thi vào cùng một trường?, sau này học trên đó còn bảo ban nhau.
Thở dài một cái, Nghĩa moi nốt mang cá rồi kéo nước lên rửa:
– Con không thích học kinh tế mẹ ạ, mà Trang thì không thích học nông nghiệp. Con hỏi mấy anh trong làng thì thấy bảo hai trường đó cũng gần nhau, chỉ cách nhau khoảng mươi mười lăm cây thôi. Có gì vẫn giúp nhau được mẹ ạ.
– Mẹ thì không biết gì chuyện học hành của các con nên không can thiệp được. Con quyết định như thế nào mẹ nghe cả, con lớn rồi làm gì cũng nghĩ trước nghĩ sau, biết chưa con. Cả nhà mình giờ chỉ còn trông vào anh thôi, gắng mà học sau này còn nuôi bố mẹ, nuôi ………… chị nữa.
Lâu lắm rồi mới Nghĩa mới nghe mẹ nhắc đến chị Nhài, còn nhỏ nên Nghĩa không hiểu chuyện gì đã xảy ra, chắc là một biến cố gì đó ghê gớm lắm. Chị Nhài hơn Nghĩa 4 tuổi, hai chị em quấn quít nhau lớn lên. Tuổi thơ của Nghĩa đều gắn liền với hai tiếng “chị Nhài”, chị lúc thì như người bạn khi chơi cùng em, lúc chị như một nữ anh hùng khi bảo vệ em khi bị bọn trẻ trong đê bắt nạt khi đi học, có lúc chị là một người mẹ thứ 2 của Nghĩa. Chị xinh lắm, lại dịu dàng, chăm chỉ, nết na, đã từng có lần Nghĩa trộm nghĩ sau này lấy vợ nhất định phải lấy người như chị. Chị học hết lớp 9 rồi nghỉ học ở nhà làm đồng với mẹ.
Nhưng rồi buổi chiều hôm ấy, cũng vào chập đầu hè này, cách đây 3 năm, khi đó Nghĩa đang học lớp 9, lúc đi học về đến cổng thì cậu thấy chị cầm theo balo quần áo rồi vụt chạy từ trong nhà ra, nước mắt chị còn nhòe nhoẹt ướt đẫm cả khuôn mặt. Khi chị nhìn thấy Nghĩa đi học về thì chỉ kịp ôm chầm lấy em một cái rồi khóc rống lên không nói được một lời nào. Sau đó chị đi mất để lại Nghĩa một mình ngẩn ngơ không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Từ đó đến nay đã 3 năm trời nhưng Nghĩa không thấy chị về nhà, nói như vậy cũng không hẳn chính xác, chị có về nhưng không vào nhà. Chị về vào dịp Tết nhưng chỉ về đến đầu con đê lối dẫn xuống xóm rồi chờ Nghĩa đi học về, dúi vào tay Nghĩa một túi bánh kẹo gì đó rồi nói rất ngắn gọn: “Nghĩa mang về cho mẹ thắp hương”. Chị chỉ nói đúng một câu đó rồi lại chạy thật nhanh như không dám ở lại. 3 năm chị đi là 3 lần Nghĩa gặp chị vào dịp giáp Tết, là 3 lần Nghĩa được nghe chị nói đúng một câu đó. Câu nói ám ảnh Nghĩa đến khôn cùng: “Nghĩa mang về cho mẹ thắp hương”.
Trở lại với không khí đang trĩu nặng khi mẹ vừa nhắc đến chị gái, Nghĩa bần thần nhớ lại một quãng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm giữa mình và chị. Rồi lấy hết can đảm, Nghĩa hỏi mẹ:
– Mẹ, sao chị không về nhà? Con nhớ chị lắm!
Nghĩa không biết rằng, ở trong bếp, vừa rồi buột miệng nhắc đến đứa con gái đầu lòng là tâm trạng cô Tươi chộn rộn, mắt cô đã đỏ không phải là do khói bếp mà do cô khóc. Đã 3 năm rồi cô chưa nhìn thấy mặt mũi đứa con gái ấy, cô nhớ nó đến quặn thắt ruột gan. Nghĩ trong lòng như vậy, nhưng cô Tươi chợt quát lên:
– Nhớ gì mà nhớ! Nó là đứa con gái hư hỏng, đến ………………..
Câu nói bỏ lửng ấy của mẹ càng làm Nghĩa tò mò, không biết đã có chuyện gì xảy ra với chị, tại sao chị bỏ đi từng ấy năm không về nhà? Tại sao bố mẹ không ai nhắc đến chị? Tại sao họ còn cấm cậu nhớ đến chị? Hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Thấy mẹ không nói tiếp, lại nhìn thấy thái độ tức giận rất hiếm gặp của mẹ nên Nghĩa cũng không dám hỏi tiếp. Cậu làm nốt con cá rồi mang vào bếp cho mẹ.
Khói bếp bập bùng, mùi rơm ẩm, nồi cơm sôi sùi bọt ra ngoài mép vung. À, trời tối hẳn rồi đấy!
———————-
Ánh đèn dầu hỏa lập lòe như những bóng ma chơi nhưng cũng đủ cho hai mẹ con nhìn được đâu là đĩa rau muống luộc, đâu là bát tương, đâu là đĩa cá trôi rán. Hồi ấy xóm Bãi chưa có điện lưới quốc gia kéo vào nên tất cả xóm đều không có điện. Nhà nào sang lắm cũng chỉ có cái bóng điện nhỏ dùng bình áp quy cũ, nhưng cũng chỉ cho nó sáng vào những hôm nào có sự vụ sự việc gì đó hoặc có khách mà thôi. Đèn dầu hỏa vẫn là thứ ánh sáng phổ thông thắp sáng cho xóm Bãi vào ban đêm.
Bố lại không về ăn cơm.
——————–
Khi Nghĩa đang học bài ở chiếc bàn gỗ cũ kỹ cạnh giường ngủ thì nghe từ xa vọng về tiếng chó sủa, như đã thành quen, giờ mới có hơn 7 giờ thôi nhưng như nếp sống của gà, người dân xóm Bãi đã lên giường đi ngủ rồi. Trời tối đen như mực, lại không có điện nên chẳng có việc gì làm, ngủ để sớm mai khi mặt trời còn chưa mọc họ đã ở ngoài đồng mầu rồi. Tiếng chó sủa ấy báo hiệu một kẻ say rượu lất khất đi về. Đó là bố Nghĩa, là chồng của cô Tươi.
– “Kẹt ………….. kẹt …………… kẹt!!!!!!!!!!!!!!!!”, tiếng ông Bừng, bố Nghĩa mà người dân cả cái làng ven đê này thường gọi bằng cái tên thân mật là “Bừng say” mở cánh cửa bằng tre nứa.
Người làng gọi là Bừng say cũng có cái lý của nó. Ông bố Nghĩa say từ sáng cho tới tận đêm khuya, có hôm ông uống rượu say không về nổi nhà, nằm luôn ở ruộng ngô cho tới sáng. Đã bao nhiêu đêm mẹ con Nghĩa phải vác cái đèn bão đi khắp trong làng ngoài xóm, ra tận đồng ngô ruộng khoai mà tìm về, chỉ sợ ông nằm ngoài đồng sương gió rồi chết bất đắc kỳ tử lúc nào không hay.
Theo trí nhớ của Nghĩa, bố nghiện rượu từ khi cậu còn rất bé, trong tiềm thức hình như ít khi nào lắm thấy bố là người bình thường, lúc nào cũng có hơi men trong người, lúc nào cũng lật khật, lúc nào cũng lè nhè không nói được câu nào ra hồn.
Nghĩa thưa bố cho phải phép làm con, chứ thực ra cậu biết với tình trạng này thì có chào cũng như không:
– Bố về rồi ạ? Bố ăn cơm chưa để con dọn mâm? Nhà hôm nay có cá rán chú Lãm cho.
À thì ra hôm nay ông Bừng say không say hẳn, ông liêu xiêu vậy thôi chứ không đến nỗi lê lết bò càng giống mọi hôm. Ông bám tay vào tường rồi lần mò đến bàn học của Nghĩa, nhìn vào trang vở chi chít chữ của thằng con nhờ ánh đèn dầu mờ mờ, ông chắc chả đọc nổi một chữ nào đâu, giọng ríu ríu ông nói:
– Thằng cu chăm học nhỉ. Học đi, học tốt vào. Bố ăn rồi. Giờ đi ngủ đây.
Kể cũng lạ, ông Bừng say suốt ngày suốt đêm như vậy, mỗi lần ông say ông có thể cà kịa gây sự với cả thiên hạ, nhưng tuyệt nhiên, ông chưa bao giờ to tiếng, chưa bao giờ đánh vợ và 2 đứa con. Nếu còn tỉnh táo chút nào thì hầu như đều là những lời ngọt ngào của một người cha dành cho con.
Nói xong ông Bừng lại bám tay vào tường tìm về buồng ngủ.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, Nghĩa biết, mỗi lần bố về nhà mà chưa say hẳn như thế này là có chuyện xảy ra. Chuyện này đã diễn ra nhiều năm rồi, ngày bé Nghĩa đâu có hiểu gì, nhưng giờ cậu đã bước sang tuổi 18, đã qua cái tuổi dậy thì, con chim bé nhỏ ngày nào đã mở mắt, lại được học hành nên cậu cũng biết điều gì đang xảy ra ở sau tấm rido mầu xanh có in hình hoa hồng ấy. Mỗi lần bố chưa say hẳn, là bố sẽ …………… địt mẹ.
Ở trong buồng ngủ, vừa mới chợp mắt được một tẹo đã nghe thấy tiếng chó sủa, rồi tiếng nói của ông chồng với đứa con ngoài buồng. Tươi biết, đêm nay kiểu gì mình cũng bị …. làm tình. Như đã thành thói quen, mỗi lần chồng chưa say hẳn đều đè mình ra địt. Tươi chuẩn bị sẵn tinh thần, bởi cho dù có muốn hay không thì việc cần làm vẫn phải làm. Vừa nằm vật ra giường là đôi bàn tay nham nhám của Bừng say đã lần xuống vạt áo rồi mò lên hai bầu vú nầng nẫn của vợ rồi, Tươi gạt ra lấy lệ:
– Sao không say hẳn đi cho người ta ngủ chứ?
Cảm giác mềm mịn mát từ đôi tay mang lại làm cho Bừng tỉnh rượu thêm một chút, những ngày đầu hè này trời chưa nóng hẳn, lại là ban đêm nên gió ngoài sông thổi vào lồng lộng len lỏi qua khe khở của nhà chui vào trong làm không khí bên trong dịu mát. Nói một cách văn hoa chính là “đêm nay trăng thanh gió mát”. Bừng bóp mạnh bàn tay như muốn vần nát bầu vú của Tươi, ghé miệng ngậm vào mang tai của vợ, hắn nói thầm:
– Thế mình thích anh tỉnh hay say?
Cảm giác tình dục bắt đầu xâm chiếm Tươi, là người đàn bà tuổi 40, cái tuổi già chưa phải mà trẻ cũng qua rồi, cái tuổi hồi xuân ấy đang ngự trị trong Tươi. Cái tuổi mà nhu cầu tình dục tăng cao ở bất kỳ người phụ nữ nào, mà Tươi cũng không phải ngoại lệ. Ban ngày đầu tối mặt tắp với ruộng ngô, bãi khoai, giàn dưa thì chớ, nhưng cứ hễ đêm về là trong cơ thể như có ma có quỷ đưa đường chỉ lối, nó cứ nóng bừng bừng từ ruột từ gan tràn ra ngoài. Những lúc như thế, bầu vú tròn lẳn lên, đầu vú săn lại mà chỉ vải áo chạm vào thôi cũng làm cho nó tê như bị ai đó cấu. Còn bướm thì ôi trời ơi, nước không biết từ đâu mà nhiều thế, cứ rỉ rỉ từng chút một nhưng mãi không dừng làm cả âm đạo bì bõng nước, mà nước ra tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, chỉ mong được gãi, hoặc được một cái gì đó chui vào để cho bớt râm ran mà thôi. Mà đêm nay cũng là một đêm như vậy. Đã 3 hôm rồi, ông chồng say của Tươi mới tỉnh tỉnh được một chút.
– Nỡm ạ, nhanh nhanh lên để em còn ngủ, mai phải dậy sớm đi tỉa 3 sào ngô kia kìa.
Nói xong Tươi nhanh chóng tụt cái quần vải thô xuống tận gót chân, cởi luôn cả miếng vải màn đắp vào bướm để nước lồn thoát ra thấm vào đó. Nói đến đây chắc nhiều bạn thấy lạ, quả đúng là như vậy đấy. Cái ngày xưa ấy, thời kỳ còn khó khăn, nhất là ở những vùng quê, phụ nữ chưa được biết đến băng vệ sinh, người ta chỉ dùng vải màn mỗi lần đến tháng. Hôm nay chưa phải là ngày có kinh nguyệt, nhưng như đã nói ở trên, những “đêm nứng” này nước lồn thường rỉ ra ngoài nên Tươi thường ốp vào bướm một miếng vải màn gấp 3, đến sáng ngủ dậy mới lột ra, có đêm ướt sũng.
Tất cả hành động đó diễn ra trong đêm tối mù, người ta đều dùng tay để mò mẫm mà thôi. Và cũng đã thành thói quen, khi thấy vợ cởi quần là ngay lập tức Bừng lùng bùng bò dậy kéo vội cái quần chun xuống rồi ngồi vào giữa hai chân. Sọc sọc buồi mấy cái cho cứng thêm một chút nữa rồi dí dí vào mép lồn vợ.
– “Ọc” …………………….. “á”, tiếng rên nhỏ nhỏ từ cổ họng Tươi phát ra khi cái buồi gân guốc, to như một củ khoai lang cái của chồng chui vào lồn mình.
Vén cái áo lên để bầu vú trần lộ hẳn ra ngoài, Bừng vừa bóp vú vợ vừa địt phầm phập, tiếng “cót két” từ chiếc giường bằng gỗ xoan đào cũ kỹ vang lên. Chiếc giường này đóng từ hồi mới cưới, thời gian đã làm cho các mộng gỗ không còn khít nữa, mỗi lần vợ chồng làm chuyện ấy đều phát ra tiếng kêu như vậy.
Tươi hé tay ra khỏi miệng mà nhắc nhở chồng:
– Khẽ thôi, thằng cu còn đang học bài ngoài kia kìa.
Nhắc thì nhắc vậy thôi, chứ lúc này chính bản thân Tươi còn không kiểm soát được bản thân mình, lồn như nong ra mặc dù Tươi biết, lỗ lồn mình khá là to vì đã qua 2 lần sinh đẻ, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do buồi của chồng to lắm, to như củ khoai mật, to như bắp ngô già. Hơn 2 chục năm qua, cứ vài ngày nó lại chui vào lồn, bảo sao không to cho được.
Ở đời, trời không cho không ai cái gì, trời cũng không lấy hết của ai thứ gì. Chồng Tươi mặc dù đã mấy chục năm nay chỉ có rượu và rượu, không có đủ sức mà giúp vợ một việc gì chuyện đồng áng, nhưng được cái …………. địt giỏi. Bằng chứng là lần nào cũng thế, lần nào bị chồng “hành” Tươi cũng như chết đi sống lại. Đời đàn bà mà, với một số người, đôi khi chỉ cần có vậy.
Ở gian ngoài, Nghĩa không muốn nghe, cậu muốn tập trung lắm vào giải các đề thi đại học, nhưng những âm thanh cọt kẹt của chiếc giường, tiếng ú ớ từ cổ họng của mẹ, tiếng thở phì phò của cha, tiếng bạch bạch phát ra khi hai mảng da thịt đập vào nhau cứ vọng đến tai cậu. Nghĩa bịt cả tai lại nhưng cũng không thể không nghe thấy, những âm thanh đó chỉ nhỏ lại mà thôi.
Rồi chiếc ri đô bị những con gió nhỏ len lỏi từ ngoài vào làm tung bay phấp phới, trời tối nhưng không hẳn không nhìn thấy gì, bóng hình bố mẹ một trên một dưới vẫn thỉnh thoảng hiện ra mỗi lần mất kiểm soát Nghĩa đưa mắt mình về hướng buồng.
Trên đời này, có 9 đứa con thì có lẽ cả 10 đứa đều ít nhiều nhìn thấy bố mẹ làm tình. Nhất là ở thời ấy, cái thời nghèo khi cả nhà sống chung trong một căn nhà, chẳng ai có cái gọi là phòng riêng cả. Chứng kiến bố mẹ làm tình là một chuyện, còn có ai liên tưởng đến những điều đại loại như “loạn luân” lại là một chuyện khác.
Giường như không thể chịu nổi thêm nữa, khi tiếng cọt kẹt vang lên mỗi lúc một nhanh cũng là lúc Nghĩa vùng đứng dậy, cậu thổi tắt ngọn đèn dầu và đi như chạy ra ngoài, cậu đi thật nhanh về phía ven sông.
Nghĩa đi ra túp lều của chú Lãm, thấy trong lều tối thui, cậu đoán là chú Lãm đang đi cá không có ở lều. Cách lều chỉ khoảng 50 mét là mép sông, Nghĩa ra đó, nước sông Hồng ù oạp đập vào bờ, bọt nước bắn lên làm mát đôi chân trần. Gió sông về đêm vi vu thổi lồng lộng như muốn xóa tan hết những âm thanh, những hình ảnh ở nhà vừa rồi. Cảm thấy lòng mình dịu đi, Nghĩa lấy tay làm loa hướng ra phía ngọn đèn trên chiếc thuyền gỗ nhỏ rồi gọi lớn:
– CHÚ LÃM ƠI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tiếng gọi to như vậy nhưng trước con sông Hồng rộng lớn thì như lọt thỏm, gió cuốn tiếng gọi đi đâu mất rồi. Phải mất một lúc sau, Nghĩa mới nghe tiếng từ thuyền vọng về:
– NGHĨA À????? CHỜ CHÚ TÍ.
Chiếc thuyền bằng gỗ dài khoảng 2 mét, rộng chừng 1 mét là phương tiện để chú Lãm đánh bắt cá ven bờ sông Hồng hàng bao nhiêu năm nay cập bờ. Chú mặc một chiếc quần đùi, chiếc áo phông cũ mèm có vài lỗ thủng, tóc chú để dài kiểu bồng bềnh nhưng từng sợi tóc bị khô cứng vì nắng gió nên trông nó cứ dựng lởm chởm lên. Dí mũi thuyền vào bờ bùn chỗ chân Nghĩa đang đứng, chú nói:
– Sao lại muốn đi cá với chú à? Mẹ mày chả dặn thời gian này mày bận ôn thi không cho đi mà.
Rất nhanh chóng, Nghĩa bám một tay vào mũi thuyền rồi đưa một chân lên trước, chân còn lại cậu vẫn để nó ở trên bờ làm điểm tựa rồi làm động tác đẩy mạnh một cái, chiếc thuyền quay mũi ra xa bờ và đồng thời cũng làm đà để toàn bộ người Nghĩa ở hẳn trên thuyền. Chiếc thuyền độc mộc nhỏ bé giữa dòng sông Hồng rộng lớn chòng chành lắc lư như sắp lật nhưng dần dần lấy lại được thăng bằng. Nếu ai lên thuyền chài nhỏ mà chưa quen thì đoạn này là sợ hãi nhất, có cảm giác như thuyền sắp lật úp đến nơi.
– “Cháu trốn mẹ đấy ạ, với lại cháu học xong bài rồi”, Nghĩa tất nhiên không dám nói thật, rằng cậu ra đây là để trốn cái thứ âm thanh rên rỉ ỉ ôi phát ra từ buồng bố mẹ.
Chú Lãm dùng gậy chống xuống đáy sông đẩy thuyền đi, mép sông thì nước còn khá nông, chỉ độ một hai mét mà thôi, còn nếu ra xa một chút, gậy không tới đáy thì sẽ dùng mái chèo để chèo thuyền, còn ở giữa dòng thì độ sâu đến đâu chưa ai kiểm chứng cả. Người quanh năm sống trên sông, bơi lội giỏi như con nhái cá giống như chú Lãm đây cũng chửa bao giờ dám lặn xuống đáy sông đoạn giữa dòng cả. Trên mặt nước thì yên ả vậy thôi, nhưng khi xuống sâu mới thấy cuồn cuộn chảy xiết, rất nhiều vòng xoáy do các hõm, các hố sâu và các luồng nước đan xen vào nhau tạo thành, ấy thế chẳng có tên một bộ phim “sóng ở đáy sông” đó sao, trên mặt thì yên ả, nhưng trong lòng thì cuồn cuộn.
– Ừ thì theo chú, có đứa nói chuyện cùng cũng đỡ buồn.
Thuyền đã cách bờ được chục mét và đang chòng chành tiến về cái chỗ vừa nãy đậu. Càng ra xa, gió càng lộng. Ánh trăng khuyết phản chiếu xuống mặt nước, gió vi vu thổi ào ạt làm tóc chú Lãm bay bay một chút xíu ra đằng sau để lộ khuôn mặt chữ Điền vuông vức, rắn rỏi nhưng pha nét trầm buồn.
– Chú thả lưới rồi à? Để cháu chèo cho.
Thuyền cũng sắp đến đoạn chú Lãm vừa thả lưới:
– Ừ, phao đầu ở kia rồi. Mày gõ đi để chú chèo cho, chú đang theo dòng nước rồi.
Nói về chèo thuyền trên sông một chút, nước sông có dòng, dòng to là dòng chảy từ miền ngược về miền xuôi rồi ra biển, đó là nguyên lý ở tất cả con sông trên thế giới này rồi. Còn dòng nhỏ thì không có một nguyên tắc nào cả, mỗi một con sông, mỗi một đoạn sông, rồi theo mùa nước, theo chiều gió sẽ hình thành các dòng nhỏ này. Người chèo thuyền trên sông kinh nghiệm là phải quan sát và nắm được các dòng này, có như vậy chèo thuyền mới nhẹ, mới bớt tốn sức được, nhất là dùng sức người chứ không có máy chạy bằng chân vịt.
Nghĩa cầm một một cánh thau nhôm cũ và một cái dùi bằng gỗ gõ vào với nhau, thuyền cứ men theo đoạn lưới giăng từ đầu đến cuối, đi cách xa một đoạn khoảng vài ba mét gì đó. Mục đích của việc gõ này như một cách xua đuổi cả từ bên ngoài bơi về phía lưới đã giăng sẵn.
Bắt cá ở trên sông cũng có nhiều cách bắt lắm, nhất là ngày nay người ta còn dùng xuồng máy, dùng kích điện áp quy, nhưng cái ngày xưa ấy mà tôi đang kể cho các bạn nghe thì chỉ có cách bắt thủ công, hoàn toàn dùng lưới, sức người rồi vận dụng mưu mẹo, kinh nghiệm để bắt cá. Ban ngày bắt một kiểu, ban đêm bắt một kiểu. Chú Lãm vừa rồi sử dụng lưới giăng, loại lưới bằng cước mắt nhỏ có chiều dài khoảng vài chục mét, rộng khoảng hơn 1 mét, có phao một mặt. Người đánh cá cứ rải lưới giăng cho hết rồi đi gõ, gõ xong mới thu lưới lại.
– Coong! Coong! Coong!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tiếng coong coong vang ra cả vùng một vùng sông, tiếng gõ ấy còn vọng về trong xóm báo hiệu có người đang giăng cá trên sông. Chú Lãm cứ chèo, Nghĩa cứ gõ. Công việc này Nghĩa không phải là làm lần đầu. Cứ rảnh lúc nào là cậu theo chú Lãm đi cá hàng bao nhiêu năm nay rồi, đi ngày có, đi đêm cũng có. Cá bắt được bao nhiêu, con nào không bán được thì để ăn, con nào bán được thì chú đều chia tiền đều cho Nghĩa một nửa. Ấy thế nên Nghĩa vẫn thường có thêm được một chút tiền nộp học, thỉnh thoảng mới phải xin mẹ.
Thuyền đi phải nhẹ, phải chậm để không làm cá chảy quẩn lung tung, xen lẫn tiếng gõ cá, tiếng ù oạp của mái chèo là tiếng nói chuyện của hai chú cháu:
– Chú Lãm này, sao chú không lấy vợ đi. Cháu thấy chú cứ lủi thủi một mình mãi.
Chú Lãm nhìn về phía một con thuyền to lớn ở giữa dòng đang từ miền ngược chở hàng về xuôi, ánh mắt xa xăm đượm buồn:
– Ở mãi nó cũng quen, mà chú từng này tuổi rồi con ai lấy chứ? Hà hà hà…..
Tiếng cười mà người cười không vui.
– Cháu nghe nói hồi còn trẻ chú cũng đẹp trai, phong độ lắm mà, sao không lấy từ hồi ấy đi.
– Chuyện dài lắm ………………. Để khi nào đó tôi kể cho anh nghe. Gõ đi.
Rồi Nghĩa chuyển sang một chủ đề khác, đó là vấn đề mà thời gian gần đây cậu luôn luôn trăn trở:
– Chú Lãm này, sao quê mình nghèo thế chú?
Nghĩa thường hay tâm sự với chú, chú Lãm đánh cá trên sông vậy thôi, nhưng hiểu biết của chú rất rộng:
– Chỉ xóm mình nghèo thôi. Dân trong đê bây giờ cũng khá lên nhiều rồi. Cháu qua chợ thì biết, người ta bán cả tivi rồi kia kìa.
– Có phải dân trong đê giầu lên là nhờ lên thành phố làm ăn không chú? Tại sao ở quê thì nghèo, còn trên thành phố lại giầu hả chú?
Thuyền đã đi đến cuối lưới, chú Lãm dừng tay chèo, gác mái lên mạn trái thuyền rồi nằm ngửa mặt lên nhìn ánh trăng khuyết:
– Cháu lên thành phố bao giờ chưa?
Nghĩa cũng buông bỏ cái thau nhôm, gõ cá là thế, sau khi gõ xong thì phải đợi một lúc mới đi thu lưới nhặt cá:
– Cháu mới lên thị xã Hưng Yên có một lần, hồi năm ngoái đi thi học sinh giỏi thôi. Cháu thấy trên thành phố xa hoa lắm, nhà cao, cửa rộng, đường thì toàn xe máy oto thôi chú ạ. Chắc như vậy là giầu lắm nhỉ.
– Thị xã mình thì ăn thua gì, trên Hà Nội kia kìa. Dân làng mình giờ kéo nhau lên đấy làm ăn hết. Chứ trồng lúa, trồng ngô, trông khoai thì may ra chỉ đủ ăn thôi. Không bao giờ giầu lên được.
Nghĩa mơ hồ không hiểu lắm, trong suy nghĩ của cậu hồi lớp 12 đó hoàn toàn không có hiểu biết về vấn đề này, cậu vẫn cho rằng trồng lúa trồng khoai, hay nói chính xác hơn là làm nông nghiệp vẫn có thể giầu được, vẫn có thể xây cho bố mẹ một căn nhà mái bằng. Thấy Nghĩa không trả lời, chú Lãm đứng hẳn dậy rồi giơ tay chỉ về phía bên kia bờ sông:
– Nghĩa nhìn đi, bên kia sông, cách một đoạn là đường quốc lộ 1 rồi đấy. Nếu cháu nhìn thấy đường quốc lộ thì sẽ biết tại sao ở thành phố lại giầu. Từng đoàn xe nối đuôi nhau đổ về thành phố. Muốn thoát nghèo thì con đường duy nhất là về thành phố.
Nghĩa cũng dậy theo chú, mắt cậu cũng hướng theo hướng chỉ tay. Cậu nói thầm cho một mình mình nghe thấy:
– Về thành phố! Chẳng lẽ không còn con đường nào khác hay sao????????
— Hết chương 1 —-