Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 8163 Lượt Xem

Chương 14: Móc cống

Ấy vậy mà chuyện “chim chuột” của Nghĩa và Cẩm Tú trong đêm ấy không bị Thủy Tiên phát hiện. Buổi sáng hôm sau, mới 6 giờ mà Nghĩa đã đánh thức Cẩm Tú để về, Cẩm Tú uể oải không muốn dậy vì hai người kết thúc trận làm tình lúc 2 giờ sáng, lại còn “tâm sự” thêm cả tiếng đồng hồ nữa mới ngủ hẳn. Nghĩa nói là phải về đi làm vì có hẹn với một khách quen. Cẩm Tú gạ Nghĩa bỏ việc vì cô muốn ngủ thêm là một phần, phần nữa cũng không muốn Nghĩa phải vất vả, trước khác, nhưng giờ Nghĩa đã trở thành bạn trai của Cẩm Tú, mà Cẩm Tú thì thiếu nhiều thứ lắm, mỗi tiền là không thiếu thôi. Nhưng Nghĩa kiên quyết từ chối. Không còn cách nào khác, Cẩm Tú đành miễn cưỡng ngồi dậy mặc quần áo rồi đèo Nghĩa về.

Trên đường về, hai người bàn nhau cách nói dối Thủy Tiên vì thể nào Thủy Tiên cũng nghi ngờ hai người đi cùng nhau do xe đạp của Nghĩa vẫn ở nhà Cẩm Tú. Nghĩa xuống xe cách chợ lao động một đoạn rồi đi bộ tiếp, còn Cẩm Tú về nhà.

Vừa về đến nhà thì đã thấy Thủy Tiên lù lù ở hiên, cô đã mặc quần áo chỉnh tề, chắc là chuẩn bị đi học. Vừa nhìn thấy mẹ về, xem chừng vẫn khỏe mành, Thủy Tiên thở phào một cái rồi ngó ra sau xe tìm tên làm vườn đáng ghét đâu nhưng không thấy ai, cô nghi ngờ hỏi mẹ:

– Mẹ đi đâu sao cả đêm không về, cũng không điện thoại về làm con lo mẹ bị làm sao.

Nhìn thấy con, Cẩm Tú lại nhớ đến bức thư của người chồng bội bạc mà mình nhận được vẫn nằm trong túi xách, cô buồn buồn thương con:

– Mẹ qua nhà bạn rồi ngủ ở đấy.

Nhìn ánh mắt buồn của mẹ, Thủy Tiên đoán chắc mẹ gặp phải chuyện gì đấy:

– Mẹ, có chuyện gì phải không?

Vừa đẩy xe máy vào trong sân, Cẩm Tú vừa nói với con:

– Con sắp phải đi học chưa? Nếu chưa thì vào đây mẹ nói chuyện.

– Con chưa. Có việc hả mẹ? À mà sao xe của Nghĩa lại ở đây hả mẹ?

Thủy Tiên hỏi luôn sợ tí nữa lại không nhớ mà hỏi, nghi vấn trong lòng cô rằng mẹ và Nghĩa đi với nhau vẫn không dứt ra được.

Cẩm Tú giật nẩy mình như kiểu sự việc đêm qua đã bị phát hiện, nhưng cũng may đã chuẩn bị từ trước nên cô nhanh chóng lấy lại tinh thần:

– Mẹ không biết, hôm qua từ cửa hàng mẹ đi luôn không về nhà. Sao có chuyện gì thế?

Vậy là không moi thông tin gì được từ mẹ, cũng không dám nói nhiều sợ mẹ nghi chuyện mình có quan tâm đến Nghĩa, Thủy Tiên đánh trống lảng:

– Không ạ …….. không có chuyện gì. Thế mẹ định bảo con cái gì.

Cẩm Tú đút hẳn xe vào trong gara, cô dự định sau khi nói chuyện với con thì ở nhà ngủ luôn, người uể oải lắm rồi, không kể vừa mới tỉnh rượu lại còn một trận kịch chiến với bạn trai nữa. Cô đi ra hiên nhà chỗ Thủy Tiên đang đứng rồi ngồi hẳn xuống, lấy trong túi xách ra một tờ giấy gập làm tư nhầu nát:

– Con đọc đi.

Vừa đón tờ giấy của mẹ, Thủy Tiên vừa hỏi:

– Thư của ai đấy mẹ?

– Con đọc thì biết.

Thủy Tiên ngồi xuống rồi đọc. Cũng như mẹ, cô chuyển từ trạng thái vui mừng sang im lặng không nói gì. Cô đủ lớn để hiểu nội dung bức thư, để hiểu rằng từ nay mẹ con cô vĩnh viễn không còn được gặp lại bố nữa, mà nếu có gặp thì cũng coi như là gia đình tan nát rồi. Bảy tuổi Thủy Tiên đã sống cùng mẹ, đã qua cái giai đoạn cô nhớ bố và mong bố rồi. Biết được sự tình, Thủy Tiên chỉ có hơi chút buồn, đặc biệt là buồn cho mẹ. Gấp lại bức thư đưa trả lại mẹ, Thủy Tiên ngồi sát vào rồi gục đầu vào vai mẹ:

– Mẹ có sao không?

Cẩm Tú thở dài một cái, cô vuốt mái tóc con trai của con rồi nói:

– Hôm qua, mẹ nhận được bức thư này, mẹ buồn lắm, rồi mẹ uống rượu đến nỗi say không biết gì. Mẹ hận bố con vì đã phụ lòng của mẹ con mình. Nhưng người mẹ thương nhất là con, con từ nhỏ đã không được bố chăm sóc, nay về sau cũng thế. Còn mẹ thì thế nào cũng được, mẹ cũng quen rồi.

Hai mẹ con im lặng một lúc để tiêu hóa nỗi buồn, tiếng chim ríu rít truyền cành vọng về, đầu giờ sáng nên thời tiết vẫn còn lạnh lắm, một lúc sau thì Thủy Tiên mới đứng dậy, cũng đến giờ cô phải đi học:

– Con chả buồn. Có mẹ là đủ rồi.

Nói xong Thủy Tiên lên xe nổ máy phóng vụt đi. Cẩm Tú thở phào, cô nhẹ bẫng người không biết là vì con gái không nghi ngờ gì chuyện cô đêm qua của cô hay là vì câu trả lời “có mẹ là đủ rồi” nữa.

——-

Lại nói về Nghĩa, vì có hẹn với một khách ở chợ lao động nên cậu bắt buộc phải chia tay sớm với Cẩm Tú để về, chứ nếu không có hẹn trước thì khả năng lớn là cậu sẽ ở lại, trước là để cho Cẩm Tú được ngủ thêm một lúc nữa, sau là làm thêm “nháy”, vì với sức trai tráng của cậu, lại lần đầu tiên được làm tình thì làm thêm 1 nhát hoặc vài nhát nữa cũng chưa đã cơn thèm, nhất là với một người đẹp như cô Cẩm Tú.

Cũng vừa kịp thời gian, có một nhóm khoảng 5 người đàn ông ở chợ vừa thấy Nghĩa đến thì nháo lên:

– May quá chú mày đến kịp, bọn anh lại tưởng mày bận việc gì định gọi người khác thế vào.

Việc ngày hôm nay là móc cống, nói ra từ móc cống nghe nó ghê ghê thế nào ấy, chứ thực ra phải dùng từ chuyên môn là: khơi thông dòng nước ngầm. Một khách thuê đã đặt hàng nhóm 5 người ở chợ lao động từ hôm trước rồi, hẹn hôm nay cả 5 người này tự đến điểm hẹn chỗ đại học Bách Khoa làm việc. Nghĩa trả lời một người đàn ông vừa mới hỏi mình:

– Vâng, em có việc lên ra muộn tẹo, anh cho em đi nhờ xe nhé.

Bận việc gì còn lâu Nghĩa mới nói. Người thanh niên cười hề hề:

– Uh, chú lên xe anh đèo. Nhanh lên làm không muộn mất người ta lại gọi thợ khác bây giờ.

– Vâng.

Vậy là cả đoàn 5 người đàn ông trên 4 chiếc xe đạp lũ lượt phi đến khu đại học Bách Khoa. Từ chỗ chân cầu Chương Dương đến đại học Bách Khoa cũng khá là xa, chắc phải 4 – 5 cây số chứ không ít, Nghĩa ngồi nhờ xe của một anh trong nhóm, còn 3 người kia thì mỗi người một xe.

Gần nửa tiếng sau thì đến nơi, đoàn xe vừa đỗ ngay cạnh một cái nắp cống đã được cậy bung lên vứt chỏng trơ sang một bên, ở cạnh lỗ cỗng có đặt một hàng rào để người đi đường biết mà tránh ra. Người đàn ông mặc một bộ quần áo đồng phục, trên ngực áo ghi rõ đơn vị làm việc của anh ta là: “Công ty thoát nước Hà Nội” nhìn thấy đám người ở chợ lao động đến thì đứng dậy, khuôn mặt có chút không hài lòng vì sự chậm chễ hơn so với lịch hẹn:

– Đã hẹn là 7 phải có mặt rồi, sao giờ này mới đến?

Anh thanh niên đèo Nghĩa có vẻ là trưởng nhóm cười xuề xòa, hai tay đan vào nhau cầu hòa nói với người đàn ông thuê mình:

– Anh thông cảm cho, đầu giờ sáng đường đông quá, chúng em lại không thạo đường lên khu này nên đến muộn tẹo.

Trách thì trách vậy thôi, nhưng người đàn ông công ty thoát nước cũng không kì kèo nhiều. Gọi được người làm công việc này cũng không phải là dễ dàng gì, rất ít người nhận làm việc móc cống, nhất là vào mùa đông lạnh giá như thế này.

– Thôi không nói nhiều nữa, làm đi. Việc như thế này. Hôm nay phải thông đoạn cống từ đầu này đến cuối phố, có tất cả khoảng 15 cái hố ga, móc hết bùn rác lên trên đường rồi xúc lên xe chở đi. Giá cả như hôm trước thỏa thuận rồi, nếu làm qua trưa thì tôi cho thêm mỗi người một xuất cơm trưa.

Nói về việc móc cống, việc này là thuộc trách nhiệm của những công nhân công ty thoát nước, nhưng vì công việc nặng nhọc và bẩn thỉu quá nên họ thường thuê ngoài và giao khoán lại cho những người lao động kiểu như Nghĩa, thậm chí họ phải bù tiền túi ra để trả công cho đám thợ.

Nói thêm về hệ thống cống thoát nước ở trên đường phố Hà Nội, hệ thống thoát nước được chia thành các trục chính, phụ và các nhánh. Các nhánh thoát nước là hệ thống cống nhỏ từ trong ngõ thu hồi nước thải từ các hộ dân chảy ra hệ thống cống phụ. Cống phụ là hệ thống cống nằm trên các trục đường, ngoài chức năng thu hồi nước thải ở trong các nhánh cống ra còn có chức năng thoát nước mưa ở trên đường. Từ các hệ thống cống phụ này mới đổ ra hệ thống thoát nước chính, là các hệ thống cống nước rất to, điểm cuối của các hệ thống thoát nước chính theo quy định là phải trung chuyển qua một trung tâm xử lý nước thải rồi mới đổ ra sông, nhưng thực tế mà nói, đến 90% nước thải của toàn thành phố đều đổ trực tiếp ra sông, hồ gần nhất mà chưa qua xử lý.

Tiền công đã thỏa thuận từ trước rồi nên mọi người cũng không thắc mắc nhiều, so với công của các việc khác thì cũng không phải là cao lắm, nhưng mọi người vẫn làm vì việc móc cống rất đều, nếu có sức làm thì có khi 1 tháng phải có đến 15 ngày đi móc cống. Các hố ga đã được mở sẵn rồi, chỉ việc chui xuống móc rác và bùn lên là xong thôi. Đồ nghề làm việc là của công ty thoát nước để sẵn ở miệng cống, gồm có một cái xô để xúc bùn, 1 cái cào 3 răng dùng để vớt rác, một cái cuốc khum khum đặc chế để múc bùn và 1 cái xẻng.

Nghĩa lần đầu tiên đi móc cống nên còn bỡ ngỡ chưa biết làm thế nào, ở mỗi hố ga lại chỉ có thể 1 người làm vì không gian làm việc rất bé, chỉ vừa một người nhảy xuống mà thôi. Cậu hỏi anh trưởng nhóm:

– Làm như thế nào hả anh?

Anh trưởng nhóm biết Nghĩa chưa làm cái này bao giờ nên hướng dẫn:

– Trước tiên chú dùng cái cào 3 răng này để hớt rác lên. Khi rác đã hớt xong thì nhảy xuống dùng cuốc móc bùn cho vào cái xô này rồi đổ lên trên mặt đường. Cứ thế đến khi nào trong hố ga không còn bùn và rác nữa là được. Dễ như ăn kẹo ấy mà, chỉ là ………. hơi bẩn tí thôi. Chịu khó.

– Vâng ạ.

Sau đó anh trưởng nhóm phân đều mỗi người phụ trách 3 hố ga. Ai làm xong sớm nghỉ sớm.

Nghĩa bắt tay vào công việc luôn, ở bước đầu thì việc cũng dễ dàng rồi. Chỉ việc đứng ở trên miệng hố thò cái cào xuống lôi rác lên. Đủ các loại rác trên đời này, từ chai nhựa, túi ni lông, bao tải rách .v.v. thượng vàng hạ cám linh tinh đủ thứ tập trung về các hố ga này. Đứng trên miệng cống, mùi hôi thối, mùi xú uế, mùi aimoniac nồng nặc mà mỗi lần thò mặt xuống chỉ được có một chốc lại phải ngẩng mặt lên trời để thở.

Gần nửa tiếng đồng hồ mới móc được các loại rác to ở trong một hố ga lên hết, giờ đến phần bùn, lại các loại rác thải nhỏ, đất, cát chìm xuống đáy nên không thể dùng cào mà móc lên được, phải nhảy xuống dùng cuốc múc từng chút một cho vào xô, khi đầy xô thì đưa lên miệng cống đổ ra đường.

Đo độ sâu bằng cái cuốc, Nghĩa nhảy xuống, nước cống đen ngòm bốc lên mùi kinh khủng ngập đến thắt lưng. Duy nhất đầu Nghĩa nhô lên khỏi mặt đường, ở đoạn lưng chừng hố ga là hai đường ống nước 1 vào 1 ra.

Hít một hơi thật sâu, Nghĩa cúi xuống xúc bùn ở dưới chân. Bùn nhão nên cũng không có khăn lắm, nước cống đen nên không nhìn thấy gì, chỉ dậm dậm chân để phán đoán cách múc mà thôi. Cứ múc được khoảng 4 – 5 cuốc thì đầy xô bùn, cậu lại bê cái xô ấy lên mặt đường để đổ bùn. Rồi lại tiếp tục như vậy hết xô này đến xô khác.

Nhưng có một việc mà Nghĩa không biết, bây giờ mới ngộ ra, càng múc được nhiều bùn thì đáy hố ga càng sâu hơn. Lúc đầu nhảy xuống, nước cống chỉ ngập đến thắt lưng, múc bùn đi một hồi thì đã ngập đang ngực, nhưng vẫn chưa thấy đáy.

Càng xuống sâu, nước càng bẩn, mùi hôi thối càng nặng, thao tác múc cũng càng lúc càng khó khăn hơn. Mỗi lần múc phải hơi cúi xuống thấp một chút, có khi nước sâm sấp đến cằm. Lúc này Nghĩa mới nghiệm ra đúng là không nhiều người dám làm công việc này. Ngoài việc bẩn thì có thể nhiều người chịu được, ở Hà Nội có hẳn một làng nghề chuyên đi mua phân người về trồng cây nữa cơ mà, nhưng khó chịu nhất chính là cái mùi. Mùi hôi thối thì cố lắm cũng có thể chịu được, nhưng mùi amoniac mới là nguy hiểm, mùi đó được tạo thành từ thành phần hữu cơ phân hủy, nên nhớ rằng nước thải bể phốt trong mỗi gia đình cũng được đưa vào hệ thống thoát nước này, nếu ai không có sức chịu đựng tốt rất có thể sẽ bị choáng, thậm chí là ngất luôn dưới cống. Trong lịch sử ngành thoát nước, có công nhân đã bị mất mạng vì khí amoniac rồi.

Tưởng ngon ăn hóa ra không phải, những xô bùn cuối cùng của cái hố ga đầu tiên được Nghĩa múc lên cũng là lúc nước ngập đến tận cổ, chỉ hơi cúi xuống một chút thôi là nước có thể vào mồm, khó khăn lắm Nghĩa cũng làm xong, cậu nhẩy lên bờ thở lấy thở để, nước cống đen ngòm ướt sũng nhỏ tong tong xuống mặt đường, xung quanh cậu là một mùi hôi thối mà người đi đường đi qua ai cũng phải bịt mũi. Tính thời gian, mất hơn 2 tiếng đồng hồ mới làm xong được một cái hố ga.

Thấy Nghĩa nhảy lên, người đàn ông thuê làm đeo khẩu trang kín mít cầm cái xiên bằng sắt lại gần, anh ta chọc xuống hố, thấy kịch xuống nền bê tông của hố ga mới gật đầu:

– Được rồi đấy. Giờ xúc lên xe đi.

Một chiếc xe chở bùn chuyên dụng của ngành thoát nước ghé đít lại gần. Nghĩa dùng xẻng xúc bùn lên xe, cũng phải mất nửa tiếng nữa mới xong việc này. Xong đâu đấy, một chiếc xe khác chở nước sạch ghé đến xịt phần nước bẩn đọng lại trên nền đường xuống lại cống. Nắp hố ga được bê lên đậy lại miệng cống, như vậy mới gọi là hoàn thành việc làm sạch một hố ga.

Nghỉ độ 5 phút, Nghĩa lại tiếp tục với cái hố ga thứ 2. Đến gần 12 giờ trưa thì mới gần xong cái hố ga này. Một trong những xô bùn cuối cùng khi Nghĩa ở dưới cống đổ lên trên mặt đường thì cậu nghe thấy tiếng hét của một người nào đó:

– Á, chết rồi. Bẩn hết quần rồi.

Thì ra là lúc đổ bùn làm văng nước bẩn vào người đi đường, nghe tiếng kêu như vậy Nghĩa bật lên khỏi hố ga xem tình hình như thế nào, có gì còn xin lỗi người ta một tiếng. Chỉ thấy một nhóm người toàn con gái đang xúm lại một cô nàng, chắc là để an ủi vì cảnh không may gặp phải. Nghĩa nhảy hẳn lên khỏi hố ga, nước cống nhỏ tong tong xuống mặt đường. Cậu không dám lại gần mà chỉ đứng ở miệng cống xin lỗi:

– Chị gì ơi, cho em xin lỗi. Tại em ở dưới cống không nhìn thấy gì cả nên ……….

Nghĩa không kịp nói hết câu vì cả nhóm người quay lại, trong đó có một người hết sức quen thuộc với cậu, cả hai cùng nhìn nhau chằm chằm rồi cùng nói đồng thanh:

– Nghĩa!

– Trang!

Trên tay Trang là cái cặp sách màu đen, cô đang ôm nó ở trên ngực. Trang mặc một chiếc quần vải dài, ở trên có mặc một chiếc áo khoác dầy mầu xanh nhạt, mái tóc dài tết 2 đuôi sam vắt ra đằng trước. Khuôn mặt cô ửng hồng xinh xắn nở một nụ cười thật tươi, ánh mắt rạng rỡ vì gặp lại được “người yêu”, kể từ ngày cô nhập học đến nay đã 4 – 5 tháng chưa gặp lại. Người bị nước cống bắn vào không phải là Trang mà là một người trong nhóm bạn của cô.

Nghĩa đứng hẳn dậy, cậu vẫn trân trân nhìn, trông Trang không khác mấy so với ngày mà hai người còn ở quê, từ kiểu ăn mặc giản dị đến cách để tóc của Trang vẫn như ngày nào, có khác một chút là trông Trang da dáng một thiếu nữ hơn, cũng đúng thôi, đang tuổi trổ mã, một vài tháng không gặp là khác đi nhiều lắm rồi, nhất là Trang giờ đã là một cô sinh viên năm nhất trường Kinh tế quốc dân.

Nghĩa bước nhanh mấy bước để đến gần Trang, nhưng mới đi được độ ba bước thì cậu đứng khựng lại và lùi mấy bước để cách xa Trang hơn vì sực nhớ ra là mình vừa chui từ dưới cống lên, Nghĩa có phần e ngại bản thân mình, với Trang thì ít thôi bởi hai đứa còn lạ gì nhau, hồi ở quê những có nhiều lần cậu đi mò cua bắt cá người còn bê bết hơn thế này nhiều, nhưng nay xung quanh Trang còn có bạn của cô ấy nữa, thế nên Nghĩa mới không dám lại gần.

Nhưng Trang khác, gặp lại Nghĩa cô quá sức vui mừng, không nề hà gì Trang bước nhanh về phía Nghĩa, nhưng chưa kịp lại gần thì Nghĩa nói:

– Đừng Trang, tớ bẩn lắm.

Đám bạn đi cùng Trang, trong đó có một cô nàng rất dễ thương, ăn mặc rất đẹp giống kiểu tiểu thư, chính là cô nàng bị nước cống bắn vào chân thì bất giác đưa tay lên mũi bịt, mắt há hốc vì người ở dưới lòng đất chui lên chính là bạn của người cùng nhóm của mình.

Trang chẳng thèm nghe lời Nghĩa gì cả, cô cứ tiến đến sát người Nghĩa mới chịu dừng lại, ở chốn đông người, giữa thanh thiên bạch nhật thế này Trang mới kìm nén không ôm chầm Nghĩa một cái:

– Kệ, tớ không sợ bẩn.

Thấy Trang tiến sát lại gần, trên khuôn mặt cũng không có biểu hiện gì là khó chịu với cái mùi xú uế bốc ra từ bản thân mình, Nghĩa mừng lắm, những lo lắng ban đầu tan biến đi, cậu hỏi:

– Trang học ở gần đây à?

– Uh, tớ học trường Kinh tế ở sát đây này, tớ vừa đi ăn cơm trưa với mấy bạn cùng phòng kí túc xá, ăn ở bên Bách khoa rẻ hơn Nghĩa ạ. Cậu làm ở đây à? Sao cậu không đi thăm tớ, tớ nhắn về nhà địa chỉ của tớ cho cậu rồi mà? Mà tớ không biết cậu ở đâu mà liên lạc, chỉ nghe mẹ tớ nói là cậu làm ở trên này thôi còn không biết địa chỉ nên tớ không đi tìm cậu được. À mà cậu sống thế nào? Công việc có vất vả lắm không? Cậu …….

Nghĩa tủm tỉm vì Trang hỏi cậu tràng giang đại hải không ngừng nghỉ, không cho cậu có cơ hội trả lời. Cũng phải thôi, ai ở hoàn cảnh của Trang cũng đều hiểu, lâu ngày không gặp lại “người yêu”, trong đầu Trang có một loạt câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, giờ có dịp cứ thế tuôn ra. Đám bạn ở xung quanh cũng mắt tròn mắt dẹt nhìn Nghĩa – Trang, cứ nhìn cái điệu bộ của Trang thôi thì mọi người cũng nửa đoán ra là hai người thân nhau lắm.

Nghĩa phải cắt lời Trang:

– Trang! Cậu hỏi thế tớ trả lời kịp làm sao.

Mắt Trang như trực khóc thì phải, hơi hoe hoe đỏ, cô tỏ thái độ kiểu giận nãy, ngoáy ngoáy đôi mông của mình rồi dậm chân xuống đất làm một chút nước bùn bắn nhẹ ra xung quanh:

– Ai bảo mấy tháng liền tớ không liên lạc được với cậu.

Tất nhiên Nghĩa không dám chạm vào Trang rồi:

– Tớ vẫn khỏe, giờ tớ làm lao động linh tinh, ai thuê gì thì làm cái đó. Từ lúc lên Hà Nội đến giờ tớ cũng chưa về nhà, định là Tết về một thể. Mới đi làm cố gắng tranh thủ thời gian nên chưa có dịp đi thăm Trang, tớ cũng định vài ngày nữa thì đi tìm cậu.

– “Thật không?”, Trang nghi ngờ nhìn bạn rồi hỏi lại một lần nữa cho chắc ăn.

– “Thật mà!”, Nghĩa gật đầu cái rụp.

Khuôn mặt Trang rạng ngời hẳn lên vì trong ánh mắt và lời nói của Nghĩa vẫn còn nguyên vẻ chân thật của ngày nào, từ trước đến nay, Nghĩa chưa nói dối Trang bao giờ:

– Uh, tớ tin rồi. Tớ ở Phòng 412, khu A kí túc xá trường Kinh tế. Khi nào Nghĩa đến chỗ tớ chơi nhé. Tớ đợi.

Nghĩa ghi nhớ trong đầu địa chỉ của Trang, rồi cậu nhẩm tính nhanh trong đầu lịch làm việc của mình, theo đà này thì giữa buổi chiều là xong việc móc cống, làm thêm cuốc nữa cũng dở, với lại người bẩn thế này thì nhất định phải về nhà thay đồ rồi mới đi được. Chập tối phải qua nhà cô Cẩm Tú để tưới cây, tối thì rảnh hẳn. Nghĩ vậy nên Nghĩa đáp:

– Được, tối nay tớ sẽ đến phòng của Trang chơi.

Nghe Nghĩa nói tối nay đến chơi, Trang mừng lắm, cô dường như muốn nhảy cẫng lên:

– Thật nhé, tối nay tớ đợi cậu ở phòng, nhớ là phải đến đấy. À để tớ giới thiệu.

Nói xong Trang quay về phía đám bạn của mình vẫn đang túm tụm lại một góc: “Đây là các bạn cùng phòng ký túc với tớ, cái bạn vừa bị nước bắn lên chân kia tên là Tuyết”.

Nghĩa nhìn về phía các bạn của Trang, toàn những bạn trạc trạc tuổi Nghĩa cả, lại đều rất xinh đẹp, mỗi người một vẻ, nhưng có lẽ xinh nhất, ăn mặc đẹp nhất và nổi trội nhất là cái cô nàng bị nước bắn vào chân tên Tuyết kia, cô ta đang bĩu môi tỏ vẻ khó chịu vì bị mùi thối ở chân bốc lên:

– Chào các bạn, tớ là Nghĩa, bạn của Trang, rất vui được làm quen với các bạn. Bạn Tuyết ơi, cho tớ xin lỗi bạn nhé.

Hình như các bạn của Trang có vẻ không ai ưa Nghĩa cho lắm, khuôn mặt của họ nhăn nhó không biết là vì Nghĩa hay là vì cái mùi cống thối quanh đây. Chỉ có cô nàng Tuyết, mà chúng bạn vẫn đặt cho biệt danh Tuyết tiểu thư này lên tiếng, trả lời Nghĩa nhưng có ý muốn nói với Trang:

– Xin lỗi xuông thôi à! Trang có về luôn không? Không là bọn tao về trước đấy.

Nghĩa đưa tay lên gãi gãi sau gáy vì chưa hiểu ý của Tuyết, khuôn mặt tỏ vẻ ngơ ngác, thấy vậy Trang bầy cách:

– Tối nay lên phòng nhớ mua một cân cóc để làm hòa với Tuyết tiểu thư nhé. Hihihihi, thôi tớ về phòng trước đây, Nghĩa làm việc đi. Tối nhớ.

– Uh, Trang về cùng các bạn đi. Tối nay nhất định tớ đến chơi.

– Tạm biệt cậu.

Nói xong Trang đi ra phía chỗ đám bạn rồi cả nhóm bước tiếp về phía trường Kinh tế. Vừa đi khuất khỏi tầm nghe của Nghĩa, một người trong số bạn của Trang lên tiếng:

– Trang, bạn mày sao lại làm nghề móc cống vậy?

Một người nữa nói:

– Trông bẩn bẩn thế nào ấy, khiếp mùi cống kinh thật.

Thêm một người nữa nói:

– Tao đứng gần còn không chịu được, vậy mà bạn ấy chui hẳn xuống cống luôn, nghĩ thôi cũng sợ rồi.

Lại một người nữa nói:

– Đừng nói với tao đây là bạn trai mày nhé Trang, nhìn điệu bộ của mày tao nghi lắm à nha.

Một cô nàng trả lời câu hỏi vừa rồi hộ Trang:

– Chắc không phải đâu, Trang nó có người khác rồi. Chẳng phải cứ mấy ngày lại có bạn Toàn sang thăm đấy sao.

Tuyết tiểu thư không nói gì, vừa bịt mũi vừa đi. Trang nghe một hồi thì không chịu được nữa, cô đứng khựng lại rồi nói khá to:

– Im đi! Chúng mày biết gì mà nói.

Thấy Trang cáu, Tuyết tiểu thư mới bỏ tay ra khỏi mồm, cô không giống đám bạn vừa rồi hùa vào chê Nghĩa. Trong phòng ký túc có 12 người thì Tuyết tiểu thư thân với Trang nhất, hai người khác nhau nhiều lắm từ tính cách đến vật chất, ấy vậy nhưng lại thân nhau, hai người lại ở cùng một giường, kẻ tầng trên người tầng dưới. Cô hỏi:

– Có phải là cậu ta chính là người mà mày vẫn hay kể cho tao nghe không?

Bớt tức giận một chút vì tìm được người đồng cảm:

– “Uh, là Nghĩa cùng làng tao đấy”, rồi Trang nói to cho cả đám nghe thấy: “là người học giỏi nhất huyện Kim Động, đỗ thủ khoa đại học Nông nghiệp nhưng phải bỏ học đi làm kiếm tiền giúp gia đình, là người mà tao khâm phục nhất đấy”.

Cả bọn câm như hến vì thông tin mà Trang vừa cung cấp về một kẻ móc cống. Trang cũng vừa mới biết tin Nghĩa đỗ đại học cách đây 1 tháng do một người bạn học cùng lớp cấp III nói lại vì bạn ấy cũng đỗ đại học Nông nghiệp, nhập học mới biết người đỗ thủ khoa năm nay là Nguyễn Trọng Nghĩa, bạn cùng lớp với mình, nhưng đã không nhập học.

————–

Thủy Tiên đi học về, định thò tay lấy chìa khóa cổng trong cặp thì nhìn thấy cổng đã mở sẵn rồi, tự nhiên cô hồi hộp một chút mới chết chứ, người mở chỉ có thể là 1 trong 2 người, mẹ hoặc là tên làm vườn. Có lẽ nếu là mẹ thì cô cũng không có cảm xúc lạ lùng như thế này trong người, cô hi vọng người mở cổng và đang lúi húi tỉa hoa tưới cây trong vườn giống mọi ngày là Nghĩa.

Vẫn còn ngồi trên yên xe máy, Thủy Tiên với tay lên phía trước để đẩy một cánh cổng vào bên trong, cánh cổng còn lại cô thường mở bằng bánh xe máy, thói quen hàng ngày của cô là như vậy. Khi hai cánh cổng mở toang, cô nhìn thấy chiếc xe đạp thồ vẫn dựng ở một góc sân, còn ở trong vườn thì có người nhưng cô không tin đó là Nghĩa, bởi nhìn từ đằng sau lưng chỉ thấy một người mặc áo sơ mi mầu trắng, quần kaki mầu vàng sơ vin, chân còn đi một đôi giầy bata làm bằng vải. Nghĩa không có kiểu ăn mặc như vậy, ít nhất là Thủy Tiên chưa từng thấy Nghĩa ăn mặc như này bao giờ, lúc nào cũng là quần thô, áo bộ đội, dép tổ ong.

Cô phi xe vào trong sân, ngó vào gara không nhìn thấy xe Spacy của mẹ, vậy là mẹ vẫn chưa về. Cô dựng chân chống xe, hếch cái mũ lưỡi trai lên trên một tẹo để lộ ra khuôn mặt xinh xắn đáng yêu rồi đi lại về phía vườn, khi đến chỗ xích đu, còn cách kẻ làm vườn lạ mặt một đoạn cô mới hất hàm:

– Ai đây?

Nghĩa quay người lại, kẻ mặc áo sơ mi trắng, quần kaki vàng, đi giầy vải chính là Nghĩa, giữa buổi chiều thì xong việc móc cống, sau khi dùng chính nước sạch ở xe của công nhân thoát nước xịt lên người giống kiểu người ta tắm cho lợn thì Nghĩa cùng với đám người lao động của mình về lại chỗ chợ lao động, có người thì còn chờ tìm thêm cuốc nữa, có người thì về nhà luôn, trong đó có Nghĩa. Sau khi về nhà tắm rửa thật sạch sẽ, Nghĩa diện bộ trang phục đẹp nhất mà cậu có, đó là bộ quần áo mà cậu vẫn mặc để đi học, từ lúc lên đây chưa giở ra lần nào. Cậu định tạt qua nhà cô Cẩm Tú chăm vườn sau đó lấy xe đạp lên chỗ Đại học Kinh tế thăm Trang luôn. Thế nên mới ăn mặc kiểu như này.

Từ lúc Thủy Tiên mở cổng, Nghĩa đã nom thấy rồi, chỉ mong là cô ta không qua đây thôi, vì nếu nói chuyện thể nào cũng bị chất vấn chuyện cái xe đạp. Nhưng trời không thương, y như rằng cô ta đã xuất hiện sau lưng. Nghĩa quay lại nhìn Thủy Tiên:

– Thủy Tiên đi học về rồi à?

Thủy Tiên bất ngờ vì nhìn tên làm vườn đáng ghét trong bộ đồ này nhìn ……. đáng ghét vãi. Cũng ra dáng đàn ông phết. Tất nhiên chiếc áo sơ mi trắng đã sờn sờn ở cổ kia cùng cái quần kaka vàng bạc phếc với đôi giầy bata mà người trên này chỉ dùng để tập thể dục kia không thể gọi là đẹp được, nhưng so với những gì mà mình đã thấy trên người cậu ta từ trước đến nay thì cũng là một sự thay đổi đáng kể rồi. Cô nhìn Nghĩa kiểu tò mò soi xét như quản giáo nhìn phạm nhân, một tay đưa lên xoa xoa cằm:

– Sao ăn mặc kiểu này?

Đến chính Nghĩa cũng còn thấy chưa quen lắm với kiểu ăn mặc này, hồi ở quê không nói làm gì, nhưng ở trên này thì cậu quen ăn mặc kiểu lao động, thành thử ra hôm nay “ăn diện” lại thấy không quen, động tác có chút cứng nhắc:

– À …………. ờ …………… tối nay tôi phải đi có việc.

Thủy Tiên bán tín bán nghi, hắn ta ăn mặc đẹp như này không lẽ là đi chơi với người yêu, cảm giác khó chịu giống đêm hôm qua lại ùa về, Thủy Tiên cau mặt lại, tuy nhiên không dám biểu lộ ra bên ngoài, cô định bụng hỏi hắn ta về chuyện chiếc xe đạp, nay đến rồi thì không quên:

– Này, sao hôm qua để xe đạp ở đây? mẹ tôi nói hết rồi.

Thủy Tiên chơi bài rất cao, định dùng nghệ thuật hỏi cung bắt lõn Nghĩa một phen xem có lộ ra chút gì không?

Quả thực là Nghĩa có giật mình đánh thót một cái, gì chứ cô ta còn nói là Cẩm Tú đã nói hết rồi. Không lẽ Cẩm Tú đã khai tuốt tuồn tuột là tối qua mình và mẹ Thủy Tiên trần truồng địt nhau đến gần sáng. Một lúc sau Nghĩa mới bình tĩnh trở lại để trả lời, cậu phán đoán chắc là Thủy Tiên định gài mình thôi, chứ lúc về đã bàn cách với cô Cẩm Tú rồi mà:

– Hôm qua có người đón Nghĩa đi làm đêm ở tít xa nên không mang theo xe đạp được. Sáng nay về thì đi làm luôn giờ mới qua lấy xe.

Câu trả lời có vẻ hợp lý, Thủy Tiên ngồi xuống xích đu thở phào một cái vì chuyện đêm qua đã được giải tỏa trong lòng, chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó thôi, chứ mẹ và hắn hoàn toàn không liên quan gì đến nhau, ấy vậy nhưng cô vẫn hỏi lại cho chắc ăn:

– Thật không?

– “Thật mà”, Nghĩa thở phào nhẹ nhõm. Thủy Tiên vẫn nói kiểu trống không, giọng thì có vẻ gì đó xấc xược, cậu nghi ngờ không biết Thủy Tiên có phải là con ruột của Cẩm Tú nữa không biết. Mẹ con gì mà tính tình trái ngược nhau hoàn toàn. Mẹ thì nhu mì nữ tính biết bao, con thì tính tình như hổ như báo.

Đu vài nhát xích đu, Thủy Tiên đứng dậy đi vào trong nhà, nhưng đến cửa, nghĩ thế nào cô lại quay trở ra, có lẽ cô vẫn còn một mối lo khác trong lòng, đó là chuyện tối nay Nghĩa đi đâu, nhìn bộ dạng ăn mặc của hắn thì theo kinh nghiệm cuộc sống của cô, 10 phần thì có đến 9 là đi gặp gái rồi. Nghĩ đến đây, cô lại có một kinh nghiệm khác được đúc kết không biết từ bao giờ: “trâu chậm nước đục”, “tán trai là phải tán liền tay, không nhanh con khác nó cướp mất”:

– Này, hỏi tí.

Nghĩa dừng tay kéo, cậu đang tỉa nốt mấy nhánh mọc thừa của cây hoa hồng:

– Gì thế Thủy Tiên?

Thủy Tiên ỡm ờ mãi một lúc mới dám nói, chưa bao giờ cô thấy nói ra miệng lại khó khăn đến thế, có thể là cô chưa bao giờ ở trong hoàn cảnh này:

– Tối mai ……………….. qua đây ………… đi cùng tôi …….. có việc.

– “Việc gì? Mà đi đâu?”, Nghĩa có mơ cũng không bao giờ nghĩ là Thủy Tiên kiêu kỳ xấc xược này lại rủ mình đi đâu đó cùng cô ta.

Thủy Tiên có chút hụt hẫng, cô đang nghĩ rằng hắn ta phải mừng nhẩy cẫng lên vì được mình rủ đi chơi chứ, đằng này nhìn cái thái độ dửng dưng thì biết là hắn ta cũng chẳng hào hứng gì, vừa bực vừa tức, Thủy Tiên người lên:

– Hỏi lắm thế, cứ qua đây rồi đi. Không phải đi chết đâu mà sợ. Mai 8 giờ có mặt ở đây. Nhớ ăn mặc ……… như thế này.

Nói xong Thủy Tiên không để cho Nghĩa trả lời mà chạy vội vào trong, cô tự biết rằng mình cư xử như thế là không đúng, ai đời nhờ người ta đi cùng mình mà có cái giọng ra lệnh như vậy, nhưng tìm kiểu nói khác thì nhất định Thủy Tiên lại không nghĩ ra.

Nghĩa cứ tần hân ra ở giữa vườn, cậu không biết phải làm thế nào cho phải, với thái độ của Thủy Tiên vừa rồi thì nếu mình đi thì quá bằng mình nghe lệnh cô ta, mà không đi thì với tính cách hổ lửa này, rất có thể mối quan hệ giữa mình và Thủy Tiên mới ấm lên một chút lại trở lại trạng thái ban đầu mất. Ây za, khó quá à.

———

Nghĩa cứ nấn ná đợi để chờ cô Cẩm Tú về, cậu muốn nhìn thấy cô một cái rồi đi cho thỏa lòng, mới gặp sáng nay thôi nhưng giờ đã muốn gặp lại rồi, mới yêu có khác. Nhưng đợi đến khi trời đã tối mịt rồi mà vẫn chưa thấy “người yêu” về, Nghĩa đành buồn buồn đóng cổng lại, lên xe đạp đi về phía đại học Kinh tế quốc dân.

Lúc Nghĩa vừa đi được khoảng 1 phút thì Cẩm Tú phóng xe về đến nhà, hôm nay shop bắt đầu nhập hàng Tết nên có nhiều việc quá, cô phải cố gắng nhanh nhất để về nhà, biết đâu còn được nhìn qua mặt Nghĩa một lần cho bớt nhớ. Cả ngày hôm nay cứ ngơi việc ra một chút cô lại nhớ đến Nghĩa, đặc biệt là những sự việc xảy ra đêm hôm qua. Nhưng về nhà, thấy cửa cổng khóa kín, cô thở dài một cái, thất vọng tràn trề.

Ăn tạm cái bánh mì pate người ta bán ở xe đẩy bên đường, Nghĩa đạp xe một mạch đến trường Kinh tế, ấy vậy mà đến nơi cũng hơn 7 giờ tối rồi. Nhớ lời dặn của Trang lúc sáng, Nghĩa tạt qua chợ đại học Bách khoa mua một cân cóc, nhờ người bán hàng gọt vỏ bổ sẵn kiểu bổ cau, muối ớt đầy đủ đựng trong một túi nilong, sau đó cậu hỏi đường đến khu A kí túc xá đại học Kinh tế.

Không khó lắm để đến được nơi cần đến. Đi bộ lên tầng 4, tìm phòng 412. Nhìn phát biết ngay đây là khu ký túc xá nữ. Từ cầu thang ở chính giữa rẽ sang hai bên là hành lang đi vào các phòng. Hành lang khá rộng được lát bằng đá hoa mầu vàng, ở lan can trước mỗi phòng là dây phơi quần áo. Xen lẫn những chiếc áo dài, quần dài, váy vớ các thể loại là cơ man nào là quần lót áo lót, các mầu, các kiểu. Đó là đặc sản của ký túc xá nữ. Ở cuối hành lang bên phải, bên trái là khu nhà vệ chung cho tất cả mọi người. Hồi ấy chưa có phòng kí túc khép kín như bây giờ, tất cả từ vệ sinh nặng nhẹ, tắm rửa đều là phải thực hiện ở khu vệ sinh chung này.

Phòng 412 ở chính giữa của hành lang bên phải, cũng như các phòng khác, một dây phơi quần áo các loại ở phía bên ngoài lan can hành lang, trong đó tất nhiên là có đủ loại áo lót, quần lót rồi. Rất tiếc là Nghĩa không thể nhận ra chiếc quần lót nào, chiếc áo lót nào là của Trang vì cậu chưa nhìn thấy Trang mặc quần lót bao giờ.

Cánh cửa gỗ mầu xanh đã chuyển sang mầu nhờ nhờ khép hờ, trên cửa có tấm biển ghi rõ “Phòng 412”, Nghĩa mạnh dạn gõ vào đấy:

“Cộc cộc cộc”, vừa dứt tiếng gõ thì cánh cửa đã động đậy mở toang ra bên ngoài, Trang là người ra mở cửa, cô tỏ vẻ cực kỳ vui mừng:

– Nghĩa à! Vào đây đi. Thế cậu đã ăn cơm chưa. Tớ đợi cậu mãi.

– Tớ ăn rồi.

Nghĩa mỉm cười nhìn Trang, cô nàng mặc một bộ quần áo gió kín đáo, đứng ở cửa Nghĩa liếc vào trong, phòng không rộng lắm, chia thành 2 dẫy, mỗi dẫy có 3 chiếc giường 2 tầng. Mỗi phòng ký túc chứa được 12 người, mỗi người một giường bầy tất cả những đồ dùng cá nhân của mỗi người.

Nhưng vừa bước chân vào phòng, ở cái giường ngay góc bên tay phải vừa nãy ở cửa khuất tầm nhìn, Nghĩa còn nhìn thấy một người con trai quen mặt, có một chút gì đó nghèn nghẹn ở trong lòng không tả nổi:

– Ơ …………………… Toàn …………. sao mày lại ở đây?

Toàn là bạn cùng học lớp cấp III với cả Nghĩa và Trang, hồi học cùng lớp, Nghĩa và Toàn cũng gọi là biết nhau vì đồng môn chứ cũng không thân lắm. Mà nói thẳng ra là Nghĩa chẳng thân với ai cả, hồi đó các bạn cùng lớp có gì đó xa cách với dân xóm Bãi, họ thường có cái nhìn miệt thị với những người ở xóm Bãi. Toàn là con một cán bộ Ủy ban xã, học không phải giỏi lắm nhưng cũng thuộc dạng khá trong lớp. Hồi còn đi học, Nghĩa biết thừa thằng Toàn này thích Trang, nhưng Trang thì cứ dịt lấy Nghĩa suốt cả 3 năm học nên hắn không có cơ hội gì.

Toàn đứng dậy, cậu ta không bất ngờ vì Nghĩa đến, vừa rồi đến chơi đã nghe Trang kể chuyện sáng nay gặp Nghĩa và tối nay Nghĩa sẽ đến phòng chơi rồi, thậm chí Trang có ý đuổi khéo để Toàn về vì không muốn hai người chạm mặt nhau. Nhưng Toàn khôn lỏi cố tình không hiểu ý, hắn muốn ở lại để chính thức tuyên chiến với Nghĩa, hắn biết giờ hắn đang ở thế hơn.

– Nghĩa hả, tao cũng vừa mới tới. Tao học trường Xây dựng cạnh đây nên thỉnh thoảng qua thăm Trang.

Ánh mắt buồn hụt hẫng của Nghĩa không lọt qua được mắt Trang, cũng không qua được ánh mắt tinh tế của Tuyết tiểu thư, người đang nửa nằm nửa ngồi trên tầng 2 của chiếc giường góc, giường tầng trên của Trang.

Trang mở lời cắt sự ngại ngùng của Nghĩa, cô thực sự rất áy náy sợ Nghĩa hiểu lầm này nọ, thực sự thì Trang biết Toàn thường xuyên đến phòng mình vì lý do, ngoài lý do tán gái thì còn gì nữa, cô hoàn toàn không có ý và tình cảm gì với Toàn nhưng để đuổi Toàn thẳng thắn thì cô chưa làm vì Toàn chỉ lấy lý do là đến chơi với bạn học cũ thôi:

– Nghĩa, cậu ngồi xuống đây đi. Đây là giường của tớ, từ lúc nhập học là tớ chuyển vào ký túc ở rồi. Ở đây cũng có nhiều cái bất tiện nhưng được cái rẻ, lại an toàn.

Nghĩa chưa ngồi xuống, cậu nhớ ra là trên tay vẫn cầm một bọc nilong cóc, cậu đưa cho Trang:

– Tớ đến đây chơi chẳng biết mua gì, mua ít hoa quả cho các bạn, cũng để là xin lỗi chuyện sáng nay.

Nói xong cậu gãi đầu gãi tai vì ngượng. Ở trên tầng trên, Tuyết tiểu thư hình như ngửi thấy mùi cóc chua hay sao ấy, cô nàng với xuống:

– Trang, cái này là của tao hết đấy nhé. Sáng nay tao bị bắn nước chứ không phải tụi bay. Đưa đây, đưa đây.

Nói xong Tuyết với xuống giằng lấy bọc nilong từ tay trang. Cầm được trong tay rồi, Tuyết mới nhìn về phía Nghĩa cười hì hì:

– Giờ tớ mới tha lỗi cho cậu đấy! Hi hi hi hi. Ai nói mà biết tớ thích ăn cóc hay vậy ta?

Nói xong, Tuyết chẳng mời ai, cầm một miếng cóc đưa lên miệng cắn sồn sột, không quên chấm ít muối ớt, cả phòng nhốn nháo cả lên, ai cũng muốn nhảy lên giường Tuyết để cướp.

Chỉ còn lại 3 người ở dưới cái giường của Trang, Nghĩa và Toàn mỗi người ngồi một đầu, Trang lấy một cái ghế nhựa ngồi bên cạnh giường, ở giữa hai người. Không khí gượng gạo vì có Toàn ở giữa chen ngang làm những lời hỏi thăm nhau giữa Nghĩa và Trang ở nên sáo rỗng và vô vị.

Ngồi một lúc độ nửa tiếng đồng hồ, Nghĩa chủ động đứng dậy xin phép:

– Thôi tớ phải về đây, tớ ở tít tận Phúc Tân cơ, sáng mai tớ còn phải đi làm.

Khuôn mặt Trang buồn hẳn đi, không khó để cô biết trong lòng Nghĩa đang nghĩ gì, chỉ mong là Nghĩa đừng hiểu lầm cô:

– Vẫn còn sớm mà, Nghĩa ở lại thêm một chút nữa đi.

Còn khuôn mặt tên Toàn thì hồ hởi hẳn ra, hắn nói:

– Ừ thế mày về nhé. Tao ở lại tí, tao trọ ở ngay gần đây thôi.

Tuyết ở trên tầng trên nghe mà lộn ruột, cô đanh đá ghé mặt xuống dưới:

– Sắp đến giờ đóng cửa ký túc rồi, ông cũng về đi để chúng tôi còn học bài.

Mặt Toàn ngắn tũn như cái bơm.

Rồi mỉm cười trìu mến nhìn Nghĩa, quả thực tính Tuyết rất tiểu thư, cô không kiêng dè gì nhưng với Nghĩa cô rất có cảm tình, cảm tình qua những câu chuyện mà con bạn thân kể lại với mình, cô nói với Nghĩa:

– Nghĩa đi về cẩn thận nhé, lúc nào rảnh qua phòng bọn tớ chơi. Nhớ mua nhiều cóc vào là được. Hi hi hi hi hi !!!!!!!!!!

– “Cảm ơn Tuyết, thôi chào cả phòng tớ về đây”, Nghĩa nhìn một lượt khắp phòng, không còn ánh mắt giống như buổi sáng nữa, các bạn của Trang cũng im lặng gật đầu chào lại, đứng trước họ là một kẻ lao động bần cùng của xã hội nhưng không cô nàng sinh viên nào dám khinh thường.

Trang đứng lên cùng Nghĩa:

– Để tớ tiễn cậu.

Trang theo Nghĩa đi ra ngoài hành lang, đến chỗ đoạn bắt đầu cầu thang đi xuống, Trang đứng lại tần ngần rồi nói:

– Nghĩa, đừng hiểu lầm gì Trang đấy nhé. Bạn Toàn chỉ là ….. đến chơi bình thường thôi. Trang vẫn không có thay đổi gì hết cả đâu.

Nhìn điệu bộ Trang tỏ vẻ ăn năn hối hận gì đó mặc dù cô ấy không có lỗi, nhưng nỗi buồn trong lòng cứ man mác không thôi cũng bởi Nghĩa nghĩ đến hoàn cảnh của mình. Mặc dù hai đứa đã có một chút gì đó gọi là tình yêu, nhưng có lẽ tình yêu này chưa đủ lớn, ít nhất là đến thời điểm này. Trong khi mình giờ như thế này, cô ấy thì đang là sinh viên, thằng Toàn kia cũng là sinh viên, lại cận kề ngay gần đây. Các cụ nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, lo lắng mơ hồ rằng một ngày nào đó mình sẽ mất Trang cứ trực lên trong Nghĩa:

– Ừ, tớ biết rồi, không nghĩ gì đâu. Thôi Trang vào phòng đi, đừng ra ngoài lạnh lắm, tớ đi về đây. Khi nào rảnh tớ lại đến chơi.

– Nghĩa về cẩn thận, Trang đi vào đây. Nhớ qua thăm Trang thường xuyên đấy nhé. Trang đợi.

Nghĩa lầm lũi bước từng bậc, từng bậc xuống cầu thang mà trong lòng buồn thỉu buồn thiu.

Đêm đó, Tuyết tiểu thư trèo xuống tầng 1 ôm cứng lấy đứa bạn thân cho khỏi lạnh, Tuyết rỉ vào tai Trang nói nhỏ vì không muốn để người khác nghe thấy:

– Tao thấy tội Nghĩa quá mày ạ.

Trang nào đã ngủ đâu, cô cứ chong chong trong đầu hình ảnh của Nghĩa lúc đi vào trong phòng nhìn thấy Toàn, Nghĩa đã nói là không nghĩ gì, nhưng thực sự Trang biết Nghĩa có nhiều ưu tư lắm:

– Tao biết rồi. Nhưng tao có gì với Toàn đâu. Chỉ lo là Nghĩa hiểu lầm tao thôi.

Tuyết nằm ngửa hẳn lên nhìn gầm giường mình, ngực phập phùng, trong số 12 nữ sinh viên ở trong phòng 412 này, vú của Tuyết là to nhất:

– Ở đời tao ghét nhất loại người bắt cá hai tay. Nếu mày phụ Nghĩa, tao nhất định sẽ không tha đâu.

Còn không tha cho Trang hay không tha cho Nghĩa thì nhất định Tuyết tiểu thư không chịu nói, mà cũng chẳng ai biết cô đang nghĩ gì.

— Hết chương 14 —​