TÀ ÁO NƠI BIÊN CƯƠNG – Seri Truyện Siêu Phẩm ( Update Chương 18 )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: TÀ ÁO NƠI BIÊN CƯƠNG – Seri Truyện Siêu Phẩm ( Update Chương 18 )

Tác Giả:

Lượt Xem: 1711 Lượt Xem

Chương 2: Cô giáo vùng cao

Trời đã tối om như mực, đèn chiếc xe Win dã chiến chuyên chạy địa hình leo dốc ở vùng biên cương xa xôi hẻo lánh núi đồi chập chùng này chỉ như một con đom đóm nhỏ nhoi giữa đất trời mịt mùng.

A Dếnh dừng xe dưới một chân dốc, co một chân xuống trước rồi cả người nhẹ nhàng đứng bên cạnh chiếc xe. Khoa cũng xuống theo, từ lúc ngồi sau xe A Dếnh đến giờ đã gần 3 tiếng đồng hồ, đây không phải là lần xuống xe đầu tiên. Quãng đường từ thị trấn Sìn Hồ về đây nói xa thì không phải là xa, nhưng đường đi là vô cùng khó khăn, nằm ngoài sức tưởng tượng của một người thuần thành phố như Khoa. Đã vài lần, Khoa và A Dếnh phải xuống đẩy bộ để xe leo lên một cái dốc bằng đường đất, đứng dưới chân dốc còn không nhìn thấy đỉnh dốc. Có đôi lần, xe phải lội qua một con suối nông, nước ngập đến lưng bánh xe. Rồi gặp phải một con suối sâu, người và xe phải lên một chiếc bè mảng kết bằng những cây gỗ khô của người dân địa phương mới qua được. Cả người Khoa mềm nhũn, mệt đến nỗi quên đi cả cảm giác đói lả trong người, chỉ muốn thật nhanh đến nơi, nhưng có cảm giác như càng đi càng xa.

Trời đã tối, những bụi sương trở nên đậm đặc hơn, đọng trên đám tóc bồng bềnh kết thành hạt nhỏ li ti, hơi thở cũng trở nên nặng nhọc hơn bởi ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển này, không khí đã loãng đi nhiều, Khoa chưa thể quen với điều này ngay được. Duy chỉ có A Dếnh là vẫn bình thường, vẫn phăm phăm, vẫn tràn đầy năng lượng, vẫn nói vẫn cười như đây chỉ là một cuộc dạo chơi mà thôi.

– A Dếnh, sắp tới nơi chưa? Giờ lại phải đẩy xe lên đỉnh dốc à? Mà dốc cao không, sao tôi nhìn không thấy đỉnh.

A Dếnh dựng một bên chân chống, lấy trong túi nả treo lủng lẳng ở tay lái xe máy ra một cái bidong nước bằng nhôm, cũ kỹ giống như là từ hồi chiến tranh Pháp thuộc để lại:

– A Khoa uống nước đi. Hết cái dốc này là đến cái trường của cô giáo Thương rồi, còn nhà tao ở cái đỉnh đồi bên kia cơ. Giờ để xe ở đây, tao đưa A Khoa lên gặp cô giáo Thương rồi tao phải về không cha mế tao lo.

Khoa căng mắt, căng tai nghe A Dếnh nói, mới gặp A Dếnh từ hồi chiều, trải qua cung đường đặc biệt của vùng cao biên giới, Khoa cảm nhận được từ trong trái tim mình con người đôn hậu, thật thà, chất phát, nhiệt thành của A Dếnh, điển hình cho thanh niên, cho đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc, sự mệt mỏi trong người chợt tan biến như có phép lạ thần kỳ:

– Sao A Dếnh lại gọi tôi là A Khoa?

A Dếnh nói như chuyện chẳng có gì lạ cả:

– Mày chưa có vợ như tao, tên mày phải là A Khoa chứ.

Rồi cả hai cùng cười vang, tiếng cười làm tiếng những con thú nhỏ, nhưng côn trùng rả rích bên cạnh sườn núi im bặt. Khoa nói tiếp:

– A Dếnh khỏe thật đấy, chẳng thấy A Dếnh mệt gì cả. Tôi mệt muốn đứt hơi rồi.

– Ha ha ha! Tao như con thú trên rừng, như con ngựa tốt nhất bản Mông, như con trâu cầy 3 mẫu nương 1 ngày. Làm sao có thể mệt được. Ha ha ha ha !!!! Đi thôi A Khoa, nhanh lên!

Nói rồi, A Dếnh phăm phăm nghiêng người về phía trước, thảo bộ bắt đầu leo dốc, hay tay cầm 2 cái ba lô nặng trình trịch của Khoa. Đi vài bước chân, A Dếnh lại ngoảnh lại nhìn, thấy Khoa nặng nề bước từng bước, vừa đi vừa thở phò phò.

Dốc cao tưởng như không thấy đỉnh, mãi gần mười phút sau mới lên đến nơi, Khoa chống hai tay vào đầu gối thở dốc lấy lại sức, chưa kịp ngửng mặt lên nhìn trời đất đã thấy A Dếnh nói rõ to:

– A Khoa nhìn kìa!

Khoa ngượng nghịu ngẩng mặt lên nhìn theo hướng chỉ tay của A Dếnh, đó là một mỏm đất còn cao hơn cả đỉnh dốc này. Nhìn rõ nhất là ánh lửa bập bùng rất to, có lẽ là một đống lửa được đốt bằng củi, giống như lửa trại của đám thanh niên miền xuôi. Sau ánh lửa là lúp xúp 3 dẫy nhà ngang thấp lè tè xếp theo hình chữ U, bên ánh lửa có lô nhô rất nhiều người, có lẽ là đang múa hát.

– Gì vậy A Dếnh?

A Dếnh như nhớ ra một điều gì đó:

– Trường Pa Thăm của cô giáo Thương đấy. Tao nhớ ra rồi, hôm nay là liên hoan văn nghệ tình quân dân. Vậy mà tao quên mất. Đi thôi, chắc cha mế tao cũng ở đây rồi.

Chưa để Khoa trả lời, A Dếnh đã chạy đi trước, mang theo một cái ba lo quần áo của Khoa, để lại cho Khoa cái ba lô máy ảnh nhỏ hơn. Khoa nói một mình:

– Liên hoan văn nghệ tình quân dân??? Cũng vui đấy chứ nhỉ!

Nói xong, Khoa khoác lên vai chiếc balo máy ảnh, bắt đầu leo lên triền dốc thoai thoải để đến với điểm trường. Trong lòng Khoa hồi hộp lạ, bởi chàng biết, bên ánh lửa bập bùng ấy sẽ có mẹ, mục đích chính của chuyến đi này, người mà đã 8 năm nay Khoa chưa từng gặp 1 lần, chỉ được nhìn mẹ qua các bức ảnh mẹ gửi về hàng năm.

Tiếng điệu nhảy múa sạp đập vào tai Khoa khi anh đứng trước một tấm biển lớn, nhìn mờ mờ thấy dòng chữ: “Điểm trường vùng cao Pa Thăm”. Múa sạp là một điệu múa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, theo điệu nhạc lý “Sòn sòn sòn đô sòn, sòn sòn đô rê, rê rê rê mí đồ rê, rê rê mí rê đô là, đô đô là đô là son mì, son mì son mì son fa, sòn là đô rê” kết hợp với tiếng phát ra từ hai thanh tre, nứa va chạm vào nhau. Các cô gái, chàng trai người Thái nhảy bằng một chân, chân nọ gối chân kia vào khoảng trống giữa các lần nhịp tre. Âm thanh vui nhộn đó đã cuốn hút Khoa, cổng trường mở toang, mà thực ra là không cổng, chỉ có 2 cột trồng hai bên, tấm biển nối từ cột này sang cột nọ mà thôi.

Theo bản năng của người làm nhiếp ảnh, Khoa loẹt roẹt mở khóa ba lô lôi máy ra ra, đeo lủng lẳng trên vai và bắt đầu tác nghiệp.

Trong khung hình của Khoa, các cô gái Thái mặc áo cộc tay trắng, trên vai cô nào cô nấy cũng có một chiếc khăn mỏng mầu hồng, hai tay nắm lấy hai đầu của chiếc khăn, váy mầu đen dài đến gần gót chân. Họ nhịp đều nhảy từ bên này sang bên kia, rất đều nhau và không bị va chạm với hai thanh tre đang gõ vào nhau bởi hai hàng người xếp hai bên.

Ở bên ngoài nhóm múa sạp, rất nhiều người dân ăn mặc kiểu dáng khác nhau, cùng rất nhiều anh bộ đội biên phòng mặc đồng phục mầu xanh đang giơ tay múa, uốn lượn lên bầu trời theo điệu xòe hoa. Chẳng ai để ý đến một anh chàng thợ ảnh xuất hiện ở vòng ngoài.

Khoa cũng để ý nhưng không thấy mẹ đâu, cậu lách tách rất nhiều kiểu ảnh, ánh lửa bập bùng tí tách đượm cháy.

Rồi điệu múa sạp cũng kết thúc, các thanh tre, nứa được xếp vào một bên, đám người lại tản ra để nhường một vòng tròn bên cạnh đống lửa.

Rồi Khoa thấy có khoảng chục chàng trai người Mông, mặc bộ quần áo đen giống như A Dếnh bước vào, trên tay họ mỗi người một cây Khèn. Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Các chàng trai người Mông người biết đi rừng, biết săn bắt thú, biết làm nương rẫy, còn có một thứ không thể không biết, đó là thổi Khèn. Thổi Khèn để tỏ tình, thổi càng hay thì càng có nhiều cô gái say mê và chịu theo về làm vợ. Thổi Khèn để thể hiện tấm lòng của mình với các vị thần linh, với các ma nhà và ma rừng. Tiếng Khèn sẽ theo chàng trai người Mông suốt vòng đời của mình.

Bên ánh lửa rập rình, tiếng nổ lách tách, là tiếng Khèn Mông trầm trầm nhưng vang xa khắp núi rừng. Tiếng Khèn phải đi kèm với múa Khèn. Vừa thổi Khèn, các chàng trai người Mông còn phải múa Khèn, co một chân lên rồi xoay một nửa vòng tròn, lại đảo chân, lại quay ngược lại, cứ như vậy tạo nên điệu múa Khèn độc đáo của người Mông. Chàng nào múa dẻo, quay được vòng lớn, chân cong càng nhiều càng tạo ra được điệu múa Khèn đẹp.

Các cô gái người Mông mặc áo sặc sỡ hơn các chàng trai rất nhiều, trên áo thêu đủ loại mầu sắc xanh đỏ tím vàng, trên đầu còn vấn một chiếc khăn dầy đủ mầu sắc nữa. Trái ngược với các chàng trai chỉ một mầu đen đen, từ cái áo đến quần ống rộng, thêm cả chiếc mũ nồi cũng mầu đen nốt. Chàng cô gái tủm tỉm cười một mình ra vẻ e thẹn khi nhìn thấy một chàng trai múa Khèn đẹp, có lẽ trong đầu các cô gái đã chọn cho mình được một chàng trai ưng ý.

Khoa nhìn thấy, trong độ chục chàng trai múa Khèn ấy, có một người mà anh quen biết, đó là A Dếnh. A Dếnh múa rất đẹp, rất điệu và rất mềm, vừa thổi Khèn, vừa múa, đôi mắt liên tục nhìn về một cô gái Mông đứng nép sau đám bạn e thẹn nhìn lại A Dếnh. Vậy là Khoa lại có thêm rất nhiều kiểu ảnh đẹp.

Sương đã dầy hơn làm áo ai cũng lấm tấm ướt, có lẽ trời đã về đêm, điệu khèn đã kết thúc, khoảng trống giữa sân trường lấy đống lửa làm trung tâm được nới rộng ra, có lẽ tất cả mọi người đều đang chờ tiết mục chính của buổi liên hoan văn nghệ đêm nay. Không gian im phăng phắc, chỉ có tiếng lửa tí tách mà thôi.

Rồi tất cả hướng ánh mắt của mình về phía dẫy nhà ngang, bỗng không thấy người nhưng thấy tiếng hát trong veo, cao vút của một cô gái cất lên:

“Khi nghĩ về một đời người​
Tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây
Tôi thường nhớ về nhiều người,
Trẻ trung như cụm hoa hồng,
Hồn nhiên như ngàn ánh lửa
Chiều hôm khi gió về!”​

Hát đến đây, một người phụ nữ xinh đẹp trong bộ quần áo dài mầu trắng truyền thống Việt Nam bước từ sau tấm phông mầu xanh bước ra.

Có tiếng thì thào quanh Khoa:

– Cô giáo Đài Trang!

Cô Đài Trang xinh đẹp như một nàng tiên, mái tóc cô mượt mà buông thõng đến tận mông, chiếc áo dài bó sát làm bộ ngực cô căng tròn phô trước ra phía trước. Khéo léo ở vùng eo chiết vào như làm vòng mông nảy nở hơn, tà váy bị gió vùng cao làm hất tung sang một bên, ai cũng trầm trồ bởi vẻ đẹp của cô.

Khi cô cất tiếng hát mộc đoạn thứ 2:

“Cây đã mọc từ thuở nào​
Trên đồi núi thật cằn khô,
Cây có hiểu vì sao
Chim thường kéo về làm tổ
Và em như cụm lan mọc
Từ những cành cổ thụ già kia!”​

Thì cũng là lúc ở phía sau tấm bạt, chia làm 2 bên, mỗi bên 3 cô giáo cũng mặc áo dài thướt ta, vung tay múa thật đẹp, các cô uốn lượn rồi gặp nhau ở chính giữa vòng tròn, phía trên cô giáo Đài Trang.

Các chú bộ đội, bà con dân tộc Mông, dân tộc Thái cùng một vài dân tộc khác cùng ồ lên thích thú bởi dáng múa thướt tha, mềm mại của các cô giáo.

Có lẽ, đối với bà con nơi đây, các cô giáo không phải ai xa lạ mà hết sức thân thuộc. Có thế nên họ mới buột miệng nói ra từng tên cô giáo:

– A, cô Tố Uyên mặc áo dài tím kìa.

– Cô mặc áo dài mầu hồng nhạt kia là cô Hạ Vy đấy.

– Cô Bích Thảo múa đẹp làm sao.

– Cô Thu Huyền dạy tao kìa. Cô Khánh Linh, Cô Như Hoa nữa. Các cô hôm nay như những nàng tiên.

Khoa lách tách bấm máy, góc máy tập trung vào những tà áo dài lúc ôm sát mông các cô giáo, lúc bay lên, lúc dập xuống theo nhịp các cô múa, theo từng cơn gió vùng cao.

Khi cô giáo Đài Trang vút giọng của mình lên một tông nữa đoạn thứ 3 của bài hát:

“Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây​
Sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng
Và rừng sẽ lên xanh rừng giữ đất quê hương!”​


Thì ở bên trong, có lẽ là nhân vật chính của bài múa hát này xuất hiện, chưa ai nhìn thấy mặt bởi trên tay cô còn một chiếc nó lá đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Hồng.

Cũng diện trên mình một bộ áo dài, nhưng khác biệt so với các bộ áo của các cô giáo đã xuất hiện trên sân khấu. Tại phần ngực của chiếc áo dài mầu trắng, có thêu một cây hoa lan rừng mầu đỏ nhạt, điều đó thu hút ánh nhìn của khán giả, trong đó có nhiếp ảnh gia Khoa. Khoa chụp lấy tiêu cự bộ ngực của cô gái cầm nón làm điểm nhấn, làm trung tâm cho bức ảnh.

Cô gái cầm nón, xoay người lại, một tay đưa chiếc nón lên cao, tay còn lại, cô cầm tà áo dài vươn sang phía đối diện tạo hình như một con chim đang bay giữa trời mây bao la.

Khoảnh khắc ngắn ngủ đó cũng đủ phơi bầy trọn bộ vòng 3 căng tròn, chật ních trong chiếc quần áo dài cũng mầu trắng tinh khôi. Nếu ai tinh mắt và để ý thật nhanh có thể cả nếp hằn của viền quần lót cô mặc bên trong, không phải dạng quần lót lọt khe như mốt của mấy cô gái trẻ miền xuôi, nhưng cũng không quá nhiều vải như đa phần phụ nữ dân tộc trên đây, nó vừa đủ che nửa bờ mông mỗi bên. Căng tròn như quả bóng. Một chút da thịt hở ra ở phần xẻ tà chia hai chiếc áo, da của phần eo bên sườn lộ ra trắng muốt, lại bị ánh lửa mầu đỏ phản chiếu vào tạo thành một mầu sắc hết sức ma mị và mê đắm lòng người.

Khoa thôi chụp, bởi cậu không còn tâm trí nào để tìm cho mình những góc máy đẹp, cả tâm trí cậu đang dồn hết vào người con gái kia. Sao tại nơi đây, giữa chốn rừng núi thâm u, giữa chốn biên cương xa xôi hẻo lánh này lại có một người con gái đẹp đến như vậy. Chưa nhìn thấy mặt cô gái ấy, nhưng Khoa dám khẳng định, cái thân hình nần nẫng lẳn lẳn ấy, bộ ngực căng tròn nhựa sống, vòng eo nhỏ xinh, bờ mông tròn mọng ấy chắc hẳn phải mang trên mình khuôn mặt đẹp như tiên mới xứng đáng.

Cầm hờ hững máy ảnh trên tay, Khoa đứng thẳng người lên, đối diện với cô gái cầm nón qua đống lửa đang về độ tàn, tỏa bay tàn củi lên trời cao như những đốm sáng rồi tắt lịm đi vì gặp gió.

Trái tim Khoa thổn thức, loạn nhịp vì cái thân hình ấy, cậu không biết có phải mình đã biết yêu rồi không? Yêu ngay cả khi chưa thấy mặt cô gái ấy là ai. Rất nhanh, Khoa nghĩ trong đầu, nếu đây là cô giáo trường của mẹ, Khoa sẽ nhờ mẹ mai mối để tác thành cho đôi trẻ, nếu cô ấy chưa có chồng thì tốt biết bao. Nhưng kể cả đã có gia đình, nhất định Khoa sẽ vẫn làm quen với cô ấy, để chỉ cần bước bên cạnh cô ấy mà nhìn ngắm Khoa đã mãn nguyện lắm rồi.

Khi đoạn nhạc thứ tư của cô giáo Đài Trang cất lên, không chỉ mình cô hát, mà còn có cả các chú lính bộ đội biên phòng với khuôn mặt phong trần rám đi vì nắng, vì gió, vì sương cũng hát to thành tiếng:

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng,​
Gian khổ sẽ dành phần ai?
Ai cũng một thời trẻ trai
Cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu?
Phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không em, phải không anh?”​

Lời bài hát như nói lên tiếng lòng của các cô giáo thôn bản, ở đây, lâu nhất là cô giáo Thương, cô là người phụ trách điểm trường Pa Thăm, không gọi là hiệu trưởng bởi nhiều điểm trường như Pa Thăm gộp lại mới là một trường, cô Thương đã 22 năm bám bản, bám trường, bám lớp. Ít hơn cũng có cô 15 – 16 năm ở trên đây, cô ít thời gian nhất cũng được hơn 5 năm rồi.

Lời bài hát như nói lên tiếng lòng của các anh bộ đội biên phòng. Đồn biên phòng Nậm Hẻo nếu theo đường chim bay chỉ khoảng dăm cây số, nhưng đến được đó theo đường bộ phải đi mất gần 2 tiếng đồng hồ, trèo đèo, lội suối, băng rừng, leo lúi mới về được đến đây. Đồn biên phòng Nậm Hẻo nằm giáp đường biên với Trung Quốc, phụ trách quãng đường 18 km đường biên với nước bạn. Công việc của các anh là bảo đảm an toàn, an ninh biên giới, phòng chống tội phạm, kiểm soát các đường mòn lối mở và nhiều công việc khác. Có anh lính biên phòng nào không có ít nhất vài năm xa quê hương, xa gia đình, xa người thân mà cắm chốt ở đây cơ chứ.

Lời bát hát “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai” như là thánh ca của các cô giáo, các anh lính biên phòng. Phải, là con người mà, ai chẳng muốn sống ở đô thị phồn hoa, ai chẳng muốn sống bên chồng, bên vợ, bên bố mẹ anh em. Ai chẳng chẳng muốn có một cuộc sống ăn sung mặc sướng. Nhưng nếu ai cũng chọn những cuộc đời sung sướng thì còn lai lên đây nữa chứ. Ai sẽ còng lưng cõng chữ lên cho trẻ em vùng cao đây? Ai sẽ ngày đêm canh gác tấc đất tấc vàng của Tổ quốc linh thiêng đây? Làm gì con ai nữa chứ. Rồi trẻ em dân tộc sẽ ra sao đây? Sẽ sống thôi, sẽ lớn thôi nhưng rồi sẽ lại như con nai, con hoẵng trong rừng, sẽ khổ đến cùng cực mất thôi.

Trở lại với sân khấu biểu diễn của các cô giáo, khi đoạn 4 của bài hát “Một đời người, một rừng cây” của tác giả Trần Long Ẩn cất lên cũng là lúc cô gái cầm nón và các cô giáo khác hòa cùng một điệu múa.

Và khi chiếc nón kia buông xuống ngang ngực, để lộ ra khuôn mặt đẹp đến không ngờ của cô gái, khuôn mặt thon dài kiêu sa kiều diễm được tô phấn nhẹ nhàng mà đêm tối nên có cảm tưởng như cô để khuôn mặt mộc. Mái tóc dài đến ngang lưng được buộc một cái nơ nhẹ ở phần cuối, còn phần trên để tự do. Cô gái không còn trẻ nữa, nhưng nếu nói về sự đẹp đến mặn mà, đẹp đến thoát tục trong một không gian có phần đặc biệt này, thì không ai khác chính là cô gái cầm nón. Cô như nhánh lan rừng đẹp nhất, hiếm nhất mọc ở nơi sâu thẳm nhất của cả vùng rừng núi cao Tây Bắc rộng lớn.

Tất cả các chú bộ đội, tất cả dân bản, Mông, Thái, Dáy, Dao, Nùng đều mở to miệng đồng thanh khi nhìn rõ mặt cô giáo:

– Cô giáo Thương!

Cùng hòa chung với giọng đồng thanh ấy là tiếng của Khoa:

– MẸ!!!!!!

Trong khoảnh khắc này, Khoa thực sự không biết mình đang đứng ở đâu, đang làm gì, và mình là ai? Khoảng khắc đông cứng cả con tim, máu như ngừng lưu thông khi nhận ra người con gái cầm nón mà mình mê đắm lúc vừa rồi không phải ai xa lạ, mà chính là người ruột thịt nhất của mình, là mẹ Thương. Trong các bức ảnh Khoa nhận được từ mẹ, Khoa biết mẹ mình xinh, nhưng xinh đến cỡ như thế này, làm chính trái tim Khoa ngây ngất như một chàng trai đứng trước người phụ nữ đẹp nhất thế gian mà mình yêu thương thì Khoa không dám nghĩ tới.

Khoa đứng im mà ngắm nhìn, bởi thực ra cậu cũng không biết phải làm gì cả, mặc kệ cho ở trên kia sân khấu, 8 cô giáo thôn bản, 1 cô hát, 7 cô múa vẫn say sưa với lời ca, với điệu múa của mình.

Mẹ Thương vẫn chưa nhận ra sự hiện diện của Khoa, bởi mẹ chẳng bao giờ có thể nghĩ rằng, đứa con trai của mình lại có thể lên tận đây tìm. Bao nhiêu năm rồi, 8 năm chứ có phải ít đâu, ngày nhớ đêm mong được gặp con, được biết con giờ ra sao, lớn như thế nào nhưng có lần nào được thỏa nguyện đâu. Cô Thương vẫn thường gặp con trong những giấc mơ, trong sự tưởng tượng của mình mà thôi.

Đoạn cuối của bài hát vang lên:

“Chân lý thuộc về mọi người​
Không chịu sống đời nhỏ nhoi!
Xin hát về bạn bè tôi
Những người sống vì mọi người.
Ngày đêm canh giữ đất trời
Rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân”​

Là tiếng đồng thanh ca hát của tất cả mọi người, ai cũng lẩm nhẩm hát theo, tay đung đưa, chân nhịp bước theo lời bài ca, theo nhịp điệu nhảy của các cô giáo, mà dân bản vẫn gọi thân thương bằng cái tên chung, cô giáo Pa Thăm.

Bài hát của các cô giáo Pa Thăm cũng chính là tiết mục khép lại Đêm Giao lưu tình quân dân. Khi các cô giáo vừa cúi chào đồng bào, chào các anh bộ đội thì A Dếnh từ bên ngoài chạy vào gần cô giáo Thương nói vội vàng như sợ mình sẽ quên mất định nói gì, chưa kịp nói thì cô giáo Thương đã cất giọng mượt mà ấm áp:

– A Dếnh à! A Dếnh lên chợ huyện về rồi à, cô chỉ sợ A Dếnh về không kịp, không kịp thổi Khèn, múa Khèn cho A Mua xem thôi.

A Dếnh coi cô giáo Thương như một người mẹ thứ 2 của mình, mẹ A Dếnh mất sớm, từ lúc A Dếnh còn thôi nôi, chỉ còn bố nhưng bố toàn đi vào tận sâu trong rừng làm cái nương, cái rãy, cả tháng có khi nửa năm mới về một lần. Thành ra hồi A Dếnh còn bé, đi học trường Pa Thăm một tay cô giáo Thương chăm sóc mà lớn thành như thế này.

A Dếnh quyệt trán mồ hôi, đứng bên đống lửa trời có lạnh đến mấy cũng nóng:

– A Dếnh vẫn kịp múa Khèn cho A Mua xem mà. Cô giáo Thương ơi. Lúc ở chợ huyện về, A Dếnh có mang về đây cho cô giáo một người đấy. Nó bằng mùa rãy với A Dếnh, nó bảo với A Dếnh là ………….

Linh cảm của một người mẹ như mách bảo, A Dếnh mới chỉ nói đến đây thôi thì tìm cô Thương đã đập liên hồi, tiếng trống ngực lục tục phát ra cả bên ngoài, bám vào bả vai A Dếnh, cô Thương giục:

– A Dếnh nói đi, nó bảo với A Dếnh là gì?

A Dếnh phải ngước lên mới nhìn thấy rõ khuôn mặt của cô Thương, trong đôi mắt hiền từ đen lánh ấy ánh lên ngọn lửa phản chiếu, long lanh, hình như mắt cô ướt:

– Nó bảo với A Dếnh, nó là …… là ………… con trai của cô giáo Thương.

Giây phút này cô Thương mong chờ mỏn mỏi đã quá lâu rồi, lâu đến nỗi mà cô không nghĩ rằng nó lại xảy ra vào lúc này, ở đây.

– A Dếnh bảo sao cơ? Con trai cô, Khoa. Khoa. Khoa.

– Nó bảo nó tên là Khoa, nhưng A Dếnh bảo nó tên là A Khoa vì nó chưa lấy vợ.

Cô Thương dường như không nghe thấy tiếng A Dếnh nói gì. Cô khập khiễng bước ra khỏi đám đông trong ánh mắt nhìn vô cùng trìu mến của các cô giáo Pa Thăm. Các cô ở đây có ai là không biết hoàn cảnh và tâm tư của cô phụ trách điểm trường đâu. Cô Thương dáo dác tìm con trong đám đông giữa những tiếng thèn thẹn của các đồng nghiệp:

– Chị Thương!

– Chị Thương!

Đến sát mép đống lửa đã bắt đầu tàn, tiếng lách tách gỗ nổ càng lúc càng to hơn, cô Thương như chẳng quan tâm tới xung quanh mình có rất đông người, chưa ai muốn phải chia tay buổi liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân này, họ nán lại nói chuyện với nhau thêm một chút nữa, mặc dù đêm đã về khuya. Dường như đã quá sức chịu đựng của mình, cô Thương thét lên, tiếng thét của cô vang vọng núi rừng, vang xa tít tận những bản sâu nhất, xa nhất ở vùng cao biên giới này:

– KHOA ƠI!!!!!!!!!! CON ĐANG Ở ĐÂU?

Tiếng nói, tiếng cười im bặt, dường như cả không gian núi rừng đều im phăng phắc vì tiếng thét từ đáy lòng của một người mẹ đằng đẵng xa con làm át hết cả đi. Không ai dám thở mạnh, chỉ dám nhìn vào đôi mắt đỏ rực vì ánh lửa, long lanh vì nước mắt của cô Thương mà thôi.

Ở bên kia đống lửa, Khoa đứng như trời trồng, cậu chưa hết chết lặng vì giây phút nhìn thấy mẹ trong điệu múa bay lượn, giờ lại thêm tiếng gọi như xé nát không gian ấy, cậu bước lên vài bước để mình tách khỏi đám đông, đứng đối diện với mẹ, không đủ can đảm để nói to, Khoa nói nhỏ nhưng vì không gian im ắng, tiếng nói ấy cũng đủ đến tai cô Thương:

– Mẹ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nhanh như một cơn gió, như chạy đua với thời gian, cô Thương bước thấp bước cao, chạy như bay làm tà áo dài trắng tung bay ra phía đằng sau, cô mặc kệ tất cả vòng qua đám lửa, lao như bay về phía phát ra tiếng “mẹ” ấy. Cách Khoa vài bước chân cô dừng hẳn lại để xác nhận một lần nữa người vừa nói chính là con trai mình. Nhầm làm sao được, đứa con cô dứt ruột đẻ ra, đôi mắt kia, cái mũi kia, khuôn miệng kia, dáng người kia, làm sao cô có thể quên được chứ. 8 năm thôi chứ mười tám năm hoặc tám mươi năm cô vẫn có thể nhận ra đây chính là đứa con của mình.

– “Ôi con trai của mẹ!, hu hu hu hu!!!!! Con trai của mẹ” Cô Thương ôm chầm lấy Khoa, bầu ngực đẫy đà của cô chạm vào khuôn ngực của Khoa, tì thật chặt, cô muốn ép thật chặt bản thân mình vào người đứa con trai yêu dấu.

Khoa cũng vậy, cậu lên đây, dù vì lý do gì đi chăng nữa, dù trong lòng còn nhiều hoài nghi, nhiều câu hỏi, nhưng chung quy, từ trong sâu thẳm chính là nỗi nhớ mẹ. Khoa cũng ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con xiết lấy nhau trong ánh mắt nhìn âu yếm của các cô giáo Pa Thăm, của bà con dân bản, của các chú bộ đội biên phòng.

— Hết chương 2 —​