Đảo Lạnh Mù Sương – Truyện Dài Người Lớn 2021 – Update Chap 33
Thông Tin Truyện
Tên Truyện: Đảo Lạnh Mù Sương – Truyện Dài Người Lớn 2021 – Update Chap 33
Tác Giả: Út Hội
Danh Mục: Bạo Dâm, Biến Thái, Gái Xinh, Lãng mạn, Ngoại Tình, Truyện Sex Người Lớn, Vụng Trộm
Thể Loại: ren ri, sung suong, vú đẹp
Lượt Xem: 759 Lượt Xem
Chương 18
Kiểu đi này gọi là mua sổ. Hồi còn làm biên phòng Sơn đã được học hết về những cách vượt biên của đủ mọi sắc dân trên thế giới hàng giờ hàng phút vẫn luôn tìm cách đổ bộ lên hòn đảo châu báu này. Chui xe hàng hay thậm chí còn bám dưới gầm xe tải nữa. Có người không gồng nổi rơi xuống tử vong. Sang hơn thì là trong xe có những cái hộc có thể trốn được, như vụ một chiếc xe cắm trại mà nhét tới 9 người Việt bên trong. Còn với người biết tiếng Anh sẽ tìm một quyển hộ chiếu Anh nào giống mặt mà đi thẳng vào bằng đường cửa khẩu chính thức. Đơn giản vậy thôi.
Nhưng vì anh làm công việc chở thuê, nên cố gắng chuẩn bị cho kỹ để giảm tối đa rủi ro cho mình thôi. Bây giờ là tội phạm, nên phải nghĩ theo kiểu của tội phạm. Kiểu gì thì người ta cũng từng nói 1 triệu đô la đầu tiên không thể nào tích cóp mà ra được, chỉ có cách đi cướp nhà băng mà thôi. Cửa khẩu, suy cho cùng chỉ là một rào cản tự người ta dựng lên bằng pháp lý, có thời chở một bao cà phê vô cũng bị coi là buôn lậu đi tù mút mùa luôn.
Chạy thẳng từ London xuống Folkstone. Cho xe vô làn chờ để lên tàu lửa xuyên đường hầm biển Manche. Vé mua trên mạng có ghi rõ giờ giấc, nhưng tới đây thì sớm muộn một chút cũng được cho vào luôn, thông lệ là như vậy. Rồi theo hướng dẫn của người đứng dọc hai bên đường mà xuống ray nào, rồi trèo lên khoang xe lửa, nằm xếp lớp. Chiếc van của Sơn kích thước cũng chỉ bằng xe hơi bình thường nên giá cũng như vậy và cũng chui vô khoang hai tầng. Xe bự và cao hơn thì vô khoang đơn, chở được nguyên một chiếc xe buýt bự chảng chui hầm luôn. Đường hầm eurostar này từng là niềm tự hào của hai nước Anh-Pháp, mà có thời người vượt biên cũng chui vô mà đi bộ qua luôn.
Tàu chạy thì 30’. Qua tới bên Pháp là chỉ thêm hơn một tiếng nữa là đến Champagne rồi. Thị trấn du lịch nổi tiếng của Pháp, chính là cái tên được đăng ký bản quyền cho loại rượu sủi bọt mà Việt Nam hay gọi là sâm-banh đó. Sớm hơn 45 phút so với dự tính, nên Sơn chạy vòng vèo quanh những cánh đồng nho để nhìn ngắm mà nhớ lại những năm tháng sinh viên cứ đến hè là lại tới đây kiếm tiền.
Đúng 2h chiều anh cho xe quay trở lại thị trấn, chạy dọc trên con đường chính dẫn từ những cánh đồng nho bên ngoài, lướt qua những nhà sâm-banh nổi tiếng thế giới rồi tìm được một chỗ trống bên phía cùng với Hotel de Ville thì ghé vô chờ. Bước ra khỏi cửa xe, chiếc va-li nhỏ đã để sẵn trên ghế. Mà vừa câu giờ vừa hút tới điếu thuốc thứ ba, đi tới đi lui vẫn chưa thấy Lan xuất hiện.
Buộc phải tốn tiền gọi một cú điện thoại thẳng vô số máy bên Pháp cho Lan, trả tiền hai lần nối mạng quốc tế. Tới giờ người đẹp não cá vàng mới nhớ là anh ấy dặn tầm 2h phải ra đường đi dạo, cứ chừng 10-15 phút một lần cho đến khi gặp thì thôi.
Cười ngượng khi thấy Sơn đứng đằng xa. Nhưng Lan không dám tỏ thái độ là nhận ra người quen. Còn Sơn khi nhìn thấy đúng là Lan bước ngang qua, đi thêm một đoạn nữa, thì xách chiếc vali bỏ xuống đường, rồi cầm tờ bản đồ như người du lịch đi sang phía nhà rượu bên kia. Dọc đường không có ai cả. Như phim trinh thám. Lan quay trở lại, nấm lấy quai va-li, giống như là của mình vậy, kéo dọc về khách sạn.
Hơi sớm trước 3h chiều, nhưng khách sạn vẫn cho nhận phòng. Lần này thì tất nhiên là Lan nhớ là quyển hộ chiếu của Quỳnh đã để sẵn bên hông va li. Tên tuổi địa chỉ ngày tháng năm sinh cùng tên con và ngày tháng năm sinh của con tất nhiên sáng giờ đã lẩm nhẩm trong đầu mà thuộc lòng hết cả rồi. Quên lại mở điện thoại ra đọc tin nhắn.
Lên đến phòng. Ngả người trên tấm đệm êm đã nhiều ngày không được hưởng thụ. Xém chút nữa là Lan đã lăn ra ngủ quên luôn rồi. Nhưng kịp định thần nhỏm dậy đi tắm. Chọn một bộ váy ưng ý nhất trong đám quần áo Quỳnh gửi cho, mặc vô, rồi trang điểm. Đã mấy tháng rồi không son phấn gì, sống như con bé osin nghèo giữa đám người lam lũ, giờ ngồi trước bàn phấn của khách sạn sang trọng có thể nói là bậc nhất nước Pháp, trong lòng Lan thực sự đến giây phút này mới cảm nhận được cái gọi là văn minh mà trước giờ chỉ học trong sách và đọc qua các tác phẩm văn học mà thôi.
Lan bước xuống. Bộ váy vàng nhạt nổi bật rực rỡ trong ánh nắng đầu hè, trên nền những bông hoa alium tím tròn như quả cầu xen kẽ giữa đám lay-ơn hồng và mấy bông hoa mặt trời hướng thẳng lên cao. Sơn giật mình, xém chút nữa không nhận ra cô gái.
Sơn đang ngồi bày cái hộp vẽ ra dựng cảnh. Lan ngồi đúng vào chỗ cái ghế dài, co chân xoay ngang mà đọc sách. Không đúng chỗ điểm vàng trong bố cục. Nhưng đối với một người vẽ giỏi như Sơn thì có là gì đâu chứ. Tòa nhà vàng giống như các căn biệt thự Pháp cổ còn để lại ở Hà Nội. Bức tường đỡ bậc tam cấp cũng vàng, cùng màu với mảnh tường thấp bao quanh đài phun nước và bồn hoa. Thêm màu vàng rực rỡ của mấy bông hoa mặt trời trên nền xanh lá cây của những thanh cửa sổ trên kia. Và vàng đậm nhất là chiếc váy của Lan, nhưng lại đủ nhạt để hòa với màu hồng phấn trên mặt, trên cánh tay, trên đôi chân buộc quanh bằng một đôi xăng-đan mỏng, cùng những sắc hoa ngoài đằng sau. Màu sắc giống như bức tranh van Gogh vẽ 15 bông hướng dương, mà cũng có nét gì đó như là bãi hoa poppies của Monet.
Kế hoạch ban đầu là họ sẽ giống như là làm quen tán tỉnh nhau rồi Lan rủ Sơn lên phòng. Tối mai cả hai sẽ cùng về London trên xe của Sơn. Nhưng bức tranh hoàn thành nhanh quá. Quá sớm so với dự tính. Bỗng nhiên Sơn nhớ tới một nơi khác. Không cần Mai bước tới coi tranh như kịch bản cũ nữa, mà anh chủ động cầm tranh qua cho cô xem rồi nói ra xe luôn. Mai sững sờ trước vẻ đẹp của mình trên tranh, nhưng im lặng đi theo.
Trên xe, cô không biết nói chuyện gì với người đàn ông mới quen này. Mà Sơn cũng không nói gì. Cảm xúc ngày xưa bất chợt ùa về. Khiến anh chạy một mạch hơn 30 phút về trang trại ngày xưa của ông già Henri, có cô con gái Nicole dễ thương, mà anh từng vẽ trong vườn nho.
Bức tranh Nicole vẫn treo ngay giữa gian nhà có thể gọi là kho cũng được, reception cũng đúng, mà cũng là phòng làm việc của nhà rượu luôn, kèm nơi tiếp khách và tiệc tùng. Chữ ký của anh vẫn ở đó, cách điệu không viết hoa chữ Lê thành ra le-Son, giống như kiểu tên của một nhà quí tộc người Pháp, như là họ van- của Hà Lan và von- của Đức vậy. Sơn đứng ngây người ra ngắm lại bức tranh của mình. Chẳng ngại ngần chi mà châm luôn điếu thuốc ngay giữa nhà, gạt tàn ra tay mà nghiêng ngó, đánh giá lại chính mình của 20 năm trước. Lan thì đứng một góc sát cửa nhìn quanh.
– “c’est toujours beau, n’est-ce pas? Nó vẫn còn đẹp đúng không?” – Một người đàn bà đẫy đà từ trong bước ra. Với lấy cái gạt tàn trên nóc cây piano trong góc cầm tới đưa cho Sơn. Mặt cười rạng rỡ. Lan thấy cô này đúng là có nét của con bé trong ảnh, năm xưa chắc 15-16 gì đó, còn giờ thì đã xồ xề nhiều rồi.
– “Non non amor. Tu est toujours belle, c’est certain – Không đúng đâu cưng. Em mới chính là người chắc chắn vẫn còn đẹp như ngày nào.” – Sơn thốt ra lời khen bằng khẩu âm tiếng Pháp chính giọng Parisien, khiến cho Nicole phá lên cười.
– “Où est ton, non, notre père? – Bố em đâu? À không. Bố của chúng ta đâu?” – Sơn hỏi.
– “Bố chết rồi. Nên em phải thay.” – Nicole thoáng buồn. Chỉ tay, rồi dắt Sơn ra cây nho cổ thụ nằm một mình ở bên ngoài. Bên cạnh cắm một tấm bảng ghi tên ông lão Henri cùng ngày sinh và ngày mất, chỉ vài năm trước. Đã lâu lắm rồi Sơn không còn ghé về nơi này.
Bần thần. Anh ngồi xuống. Sờ tay vô thân cây. Bên này người ta có thói quen chết thì thiêu rồi chôn hay rắc đâu đó dưới gốc cây. Cái cây này ngày xưa được dùng để chiết cành tạo ra không biết bao nhiêu là cây con, giờ cũng trở thành cổ thụ, trong khu vườn kia. Sơn lần lần vặt vài lá rồi mấy cái ngọn mọc dài ra ngoài để chừa chất dinh dưỡng cho mấy chùm nho đã bắt đầu đăm ra. Nicole đã chạy vô bên trong mở tủ lạnh lấy phomai và một miếng thịt bò đề lên bàn bếp nằm giữa phòng khánh tiết. Sơn rửa lá bày lên khay, khéo léo cắt mỏng lát thịt bò đông đá đặt lên trên, thêm phomai, và mở tủ gia vị chọn ra vài lọ rắc lên.
Lan vẫn lẽo đẽo theo sau nhìn hai người họ. Giống như một cô bé tình cờ đi lạc vào phim trường, nơi người ta đang quay một bộ phim lãng mạn mà đạo diễn để nguyên cho các diễn viên ứng xử. Nicole quay vào bên trong, cầm ra mấy chai rượu trắng, để lên bàn, cúi xuống lấy xô đá bên dưới cho vào. Bàn này chắc chuyên để đón khách đến thử rượu nên có đầy đủ hết. Với bản tính đàn bà, Lan nhìn thấy ngay cô ta kịp tô son và hình như còn xịt nước hoa nữa, trước khi quay trở ra.
Còn Sơn thì đang chăm chú nhìn vào chai rượ̣u đang cầm trên tay. – “Ô là la. Ha ha ha. leSon, năm 2000” – Anh cười sằng sặc khi đọc kỹ cái nhãn quen quen dán trên chai. – “Hồi đó anh giúp ông Henri thiết kế mẫu chai mới để bán cho khách tới mua lẻ, in luôn trên máy tính, chỉ việc thay tên thôi, là thành nhà rượu của họ. Khách người Anh tới mua chở về một lúc đầy cốp xe cả trăm chai luôn.” – Sơn quay qua giải thích cho Lan. Sẵn lúc in thử vài chục con tem có tên mình thì dán lên mấy chai rượu vỏ ngoài xấu xí có chỗ bị bọt khí trong thủy tinh luôn.
– “Đúng rồi. Hồi đó em chỉ là một đứa con gái mới lớn. Còn bây giờ thì đã là bà già hai con hai lần li dị rồi.” – Nicole than. – “Non non non.” – Sơn phản đối luôn, nhưng không hiệu quả. – “Bây giờ không còn thuê nhân công đông như ngày xưa nữa. Máy móc hết rồi.” – Nicole chỉ tay qua gian xưởng bên kia, cách một tấm vách kính, có máy đóng chai và hệ thống ủ rượu cùng đủ mọi loại máy móc cơ giới. – “Tỉa lá: em lái xe chạy một vòng. Hái quả: cũng em chạy một vòng trên chiếc xe cao kia, chỉ là thay đầu chức năng thôi. Đạp nho: máy xay…. Tất cả đều là máy hết.” – Nicole thở dài. – “Không biết đến con em thì còn giữ được nhà rượu này không, hay bán luôn mà dọn về Paris ở rồi.”
Sơn gật gù. Anh cuộn tròn cái lá nho quanh miếng thịt bò mỏng và cục pho mai cùng nằm xếp lớp với nhau trên khay nướng, chấm vô chén mù-tạt vàng trứ danh của vùng Dijon, cay xè. Chảy nước mắt. Nhớ lại hương vị của ngày xưa. Rồi mở chai rượu chưa đủ lạnh cho lắm, rót chút xíu vô trong ly, hít hà, lấy lưỡi tát vô quanh hòm vọng, để nhớ lại cái mùa nho năm ấy, nắng gắt nên ngọt đậm và bây giờ thì nồng độ rượu cao, nhưng thu hoạch chậm một vài ngày nên ví đắng của vỏ nho còn ở lại trong này mãi mãi. Đó cũng là cái năm vẽ bức tranh trên kia, cô bé Nicole thơ ngây từ Paris về nghỉ hè và giúp bố học cai quản nhà rượu. Bây giờ thì đã ra dáng bà chủ rồi. Cũng đang ngồi nhâm nhi ly rượu mà Sơn vừa rót cho. Gật gù. Hai người không cần nói với nhau điều gì cũng hiểu nhau qua vị rượu, giống như thông điệp của một bài hát, hay một bức thư tình vậy.
Sơn đứng bật dậy. Ra mở nắp cây đàn piano. m thanh của gỗ lâu ngày không đụng tới, cũng không có máy sưởi cho khỏi bị ẩm, gào rống lên nhưng không hề phô dưới đôi bàn tay của người nghệ sĩ nghiệp dư: “Ngoài kia tuyết rơi đầy…. Em không đến bên anh chiều nay….” Bài này dịch qua tiếng Việt là như vậy, nhưng còn tiếng Pháp thì khác, là ngôi mộ chôn dấu một cuộc tình ướt át. “Tombe la neige, tu ne viendras pas ce soir. Tombe la neige, et mon coeur s’habille de noir…”
Lan ngơ ngác. Anh ấy vẽ quá đẹp. Đánh đàn quá hay. Hát quá xuất sắc luôn. Làm rúng động từng sợi lông trên người cứ nổi dựng hết cả lên. Không biết nếm rượu. Cũng không biết làm gì. Lan tắt cái bếp cho khỏi cháy rồi ăn sạch khay đồ nướng. Phomai nghe nói khó ăn, lại có mùi chi đó, nhưng mấy miếng phomai này không có mùi chi khác ngoài mùi sữa, dai dai, cứng cứng, giòn giòn khi nướng. Lá nho thì cũng là lần đầu được ăn. Chát chát, nhưng hòa trộn với vị thịt bò hơi tai tái thì thật là tuyệt vời.
Ký ức như ùa về. Sơn chơi hết bản nhạc Pháp này tới bản nhạc Pháp khác. Toàn là những bài một thời Sài Gòn xưa nghe để nhớ về dĩ vãng. Qua Pháp đánh ngay cả ông bố Henri của Nicole cũng ngạc nhiên và xúc động vì ký ức thời trai trẻ ùa về. Một thời nước Pháp rúng động với nhịp đập rumba, nay lại rung lên cùng cây đàn piano cũ kỹ.
– “Em đi ngủ đi.” – Nicole nói với Lan. Kiểu như lịch sự, nhưng có đủ uy quyền của một bà chủ nhà. Khi Lan quay trở ra ngơ ngác hỏi phòng nào. Vì bên trong dẫn qua một khu phòng kiểu như khách sạn cho khách đến ở, nhưng mùa này còn đang văng. Thì Nicole gần như gắt lên, hơi bực bội. – “Phòng nào cũng được.”
Cái rồi Nicole cầm ly rượu của Sơn cùng xô đá và chai rượu bên trong, lúc này đã đủ lạnh, qua bên chỗ cây đàn piano. Rót ra li. Chờ tạm ngưng hát thì đưa lên môi anh. Rồi uống hết chỗ còn lại. Ngày xưa chỉ là một cô bé thích thích chàng trai Annam nhiều tài lẻ mà thôi, một sự rung động đầy trong sáng. Còn hôm nay là một người đàn bà muốn dâng hiến, hay chính xác hơn là muốn chiếm đoạt để tìm lại chút ký ức ngày xưa.
(Hết Phần 18 … Xin mời đón xem tiếp Phần 19 )