Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 8172 Lượt Xem

Chương 18A: Móc lốp

“Nghĩa nghe rõ tiếng anh Cung đạp cửa xông vào, “Uỳnh!”, chiếc cửa khung sắt ốp tôn thế mà không chịu nổi một cú đạp của anh. Chị Mận và Nghĩa trần truồng ôm dịt lấy nhau trên giường chưa kịp định hình chuyện gì xảy ra thì anh Cung đã nhìn thấy toàn bộ khung cảnh ở trên giường, anh hùng hùng hổ hổ chạy đến chỗ bàn bếp, nơi vẫn đặt dụng cụ nấu ăn của gia đình. Anh vớ ngay lấy con dao Thái mà thường ngày chị Mận vẫn dùng để thái thịt lợn rồi phi về phía giường, mặt mũi anh băm trợn như đồ tể, vừa phi anh vừa chửi:

– Địt mẹ thằng Nghĩa, sao mày dám địt vợ tao. Ông giết hết chúng mày.

Nghĩa và Mận không còn cách nào khác là ôm chặt lấy nhau chờ chết, mặt cắt không còn giọt máu.

Anh Cung nhảy bổ lên giường dùng mũi nhọn của dao đâm túi bụi không trượt phát nào. Phát thì đâm vào người Nghĩa, phát thì đâm vào người Mận. Máu cứ thế xối ra không ngừng đỏ au cả cái giường, cả một không gian toàn máu là máu.

Anh Cung đâm đến mỏi tay, những đường dao cứ ngọt thỉu xiên vào trong người Nghĩa và Mận. Rồi hình như đã đâm mỏi tay, anh buông con dao ra rồi vả vào mặt Nghĩa, vả hết bên này đến bên kia, hình như thấy Nghĩa vẫn chưa chết, anh lấy bàn tay còn lại bịt vào mồm Nghĩa”.

Nghĩa choàng tỉnh dậy, thì ra chỉ là một giấc mơ. Nhưng trong giấc mơ có vướng một chút sự thật ở thực tế, cậu tỉnh dậy vì bị chị Mận một tay vỗ má, một tay bịt mồm. Tiếng anh Cung vừa nói vừa đập cửa xình xình ở bên ngoài đập vào tai cậu, buồi lúc bình thường to tổ chảng như vậy nhưng lúc này thun lại như một con đỉa trâu vì sợ. Trời lạnh nhưng mồ hôi vã ra như tắm, có vài lần chơi trò mạo hiểm với cô Cẩm Tú ở bên hông nhà lúc Thủy Tiên ở bên trong nhưng đây là lần mà Nghĩa sợ nhất, sợ đến sun cả vòi lại. Cũng may hôm qua lúc vào đây đã chốt trong cửa, nếu không thì không thì giờ này chắc Nghĩa đã thành 3 hoặc 4 mảnh gì đó rồi.

Chị Mận bịt mồm Nghĩa rồi lắc lắc đầu có ý bảo Nghĩa đừng nói gì, mọi chuyện cứ để chị xử lý. Thấy Nghĩa đã gật đầu rồi thì chị Mận mới buông tay ra rồi mặc chiếc váy hai dây lại, trời cũng chạng vạng sáng, chưa bật điện nhưng ánh sáng bên ngoài cũng đủ để nhìn thấy mờ mờ mọi thứ. Chị Mận vừa xỏ váy để che đi vú và chùm lông lồn rậm rạp phía mu, vừa hướng mặt ra phía cửa trả lời chồng, kẻo anh ta sợ quá mà đạp cửa tông thẳng vào đây là hỏng bét. Chuyện đã đến nước này thì đành phải liều thôi chứ biết sao giờ, không lẽ bảo anh về lại quê đi rồi mai hãy lên đây:

– Chờ em tí!

Nghe tiếng vợ trả lời bên trong vọng ra, anh Cung đã yên tâm thêm phần nào, không còn đập cửa nữa mà ôm cái ba lô, bên trong đựng 1 con gà luộc và vài đụm xôi lấy phần cho vợ không về được.

Ở bên trong mới thực sự là không gian hỗn loạn, chăn, ga, gối cộng với quần áo của Nghĩa tung tóe khắp căn phòng mỗi nơi một thứ nhìn như một cái chuồng lợn. Mận lấy tay chỉ chỉ vào người Nghĩa có ý bảo mặc quần áo vào, chưa hết, cô còn chỉ tay xuống gầm giường ra hiệu đây là chỗ trốn duy nhất trong thời khắc này.

Nghĩa tìm mãi mới thấy chiếc quần dài bị quấn trong chiếc chăn bông, chiếc áo phông dài tay thì rơi tít xuống đất ở cuối giường.

Mặc vội vàng nhưng không được phát ra tiếng động, cái đó mới khó, mặc vội vàng trong lúc tim đập thình thịch, người thì run bắn lên như bị điện giật, cái đó lại còn khó hơn. Không biết ai trong chúng ta ở diễn đàn này từng rơi vào hoàn cảnh như của Nghĩa chưa nhỉ? Cái hoàn cảnh sắp bị bắt quả tang ăn vụng với vợ và chồng người ta đập cửa ở bên ngoài.

Rồi thì ơn giời cũng mặc xong quần áo, chỉ mỗi tội áo bị mặc trái, Nghĩa nằm phệt xuống đất rồi trườn vào trong gậm giường giống động tác lính đặc công trườn qua hàng rào thép gai vào tít phía trong cùng rồi nằm co ro ở trong đó, đến thở mạnh cũng không dám thở, buồn đánh rắm cũng nhéo cơ đít lại để kiềm chế. Trong gậm giường mùi thật là khó tả.

Trước khi ra mở cửa cho chồng, Mận không quên gạt chân một phát đá đôi dép tổ ong của Nghĩa vào gậm giường nằm cạnh chủ nhân của nó.

– “Cạch”, Mận mở cửa nhìn chồng cười hề hề như chưa từng bị ốm.

Mỗi tội anh Cung nhìn vợ sao mà đáng thương đến thế, đầu tóc bú xù như bị ai đó vò đầu bứt tóc. Lại còn giữa mùa đông lạnh giá ăn mặc phong phanh mỗi cái áo hai dây mỏng xíu. Mở cửa ra rồi đóng lại ngay, anh ôm cái ba lô đi về phía bếp đặt con gà với đụm xôi ở trên bàn, vừa đi vừa nhìn vợ vừa nói:

– Trời lạnh mà ăn mặc kiểu gì vậy?

Có trời mới biết là Mận đang run cỡ nào, nước lồn rụt hết vào bên trong, đầu tí cũng sợ đến nỗi cúp vào bên trong bầu, cô lại giường ngồi đít lên đó, chân nọ gác chân kia đặt dưới đất vì sợ mùi tinh trùng ở trong bướm phát ra. Cô trả lời thẫn thờ:

– Nóng.

Anh Cung cho là vợ nói có lí, gì chứ người bị sốt thường hay cảm thấy nóng trong người. Đặt xong con gà đĩa xôi ở bàn bếp, anh đi về phía giường vợ, định hỏi là: “Em đỡ chưa?” nhưng chưa kịp hỏi thì mũi anh ngửi thấy một mùi rất quen thuộc nồng nặc ở trong phòng, đó là mùi lồn vợ, mùi tình dục giống như những lúc anh và vợ địt nhau xong.

Anh “khịt khịt khịt” cái mũi giống như chó nghiệp vụ đánh hơi tìm ma túy, xong anh nghi vấn nhìn đống chăn gối nhăn nhúm, vo viên mỗi nơi một thứ rồi mới nhìn đến người vợ, trong anh xen lẫn cảm giác nghi ngờ và cảm giác nứng. Sao không nứng được cơ chứ, vợ ngồn ngộn vai trần lẳng lơ ngồi giường đợi cộng với cái mùi dâm thủy quen thuộc nó cứ sộc vào mũi anh làm sao anh chịu được đây:

– Hình như có mùi ……….. lồn.

Tim Mận như nhảy bổ ra ngoài, cái gì có thể giấu giếm che đậy được chứ cái mùi thì chỉ có mở toang cửa nhà rồi bật quạt một lúc mới có thể hết được. Ở dưới gầm giường, Nghĩa cũng nào có kém chi, suýt chút nữa thì ngất vì sợ. Vậy là anh Cung đã bắt đầu nghi ngờ rồi. Giờ mà anh cúi xuống gầm giường thì coi như xong. Tất cả trông chờ vào tài ứng biến của chị Mận thôi.

Cũng may chị Mận giờ đã khác nhiều so với hồi còn ở quê, cũng tại buôn buôn bán bán ở cái chợ Long Biên tạp nham đã cho chị sự linh hoạt trong suy nghĩ, thôi thì đánh thú nhận, nhưng tất nhiên không thú nhận hết mà chỉ thú nhận có một nửa thôi. Chị tưng tưng nhìn chồng bằng ánh mắt đắm đuối con cá chuối, ánh mắt mời gọi câu dẫn người tình:

– Thì ………….. tại…………… nứng!

Anh Cung tròn mắt nhìn vợ, anh ngồi xuống sát mép giường cạnh chị, một tay choàng sang vai bên kia bóp bóp vào bả vai tròn lẳn thịt của vợ:

– Mới có một đêm không ….. địt …… mà đã thèm rồi sao? Ốm mà cũng nứng được. Nhưng sao cái mùi này giống như là ………….

Chưa để anh Cung nói hết câu thì chị Mận chọc thẳng tay từ trên bụng anh xuống tóm gọn lấy cái buồi đang cứng ngắc trong quần anh rồi, vừa bóp buồi chị vừa nói để cướp lời anh, xua đuổi những ý nghĩ hết sức không đúng của anh:

– Thì ….. người ta ……. móc lốp. Nứng lồn ai mà chịu được cơ chứ.

Quả nhiên mỹ nhân kế có tác dụng, chút nghi ngờ vừa manh nha xuất hiện lập tức biến mất, anh thò tay thả hai dây quai váy rời khỏi vai, một lần nữa chị Mận của chúng ta lại ở trần, có điều đôi chân chị vẫn không dám dạng ra mà vẫn gác chân nọ chân kia. Chị sợ nếu mình mở cửa lồn một cái là tinh trùng của Nghĩa đêm qua sẽ ọc ra mất.

Ở dưới gầm giường, Nghĩa thở hắt ra một cái như vừa được vớt ở dưới địa ngục lên, cũng may chị Mận ứng biến kịp thời. Những tiếng lạch cạch mở thắt lưng, tiếng khóa quần kéo xuống, chiếc quần dài của anh vứt chỏng trơ dưới đất lọt vào tầm mắt của Nghĩa, vậy là anh đã ở truồng rồi. Tiếp theo đó là tiếng kẽo kẹt của chiếc giường ở ngay phía trên đầu Nghĩa, vậy là có người nằm ngửa ra rồi, chỉ không biết là anh hay chị đang nằm thôi.

Tiếng mút buồi sùm sụp vang lên ở cách Nghĩa có hai ba chục cen ti mét. Đoán không lầm thì chị Mận đang bú buồi anh.

Quả đúng như vậy, anh Cung đang nằm ngửa tận hưởng, chị Mận quỳ giữa hai chân anh, đầu gục gặc trên thân buồi. Chị vừa nuốt trọn cái buồi của chồng ở trong miệng vừa thầm so sánh với cái buồi giai trẻ mà chị cũng vừa mút cách đây có mấy tiếng đồng hồ. Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng sự so sánh này là …….. khập khiễng thật. Buồi anh Cung chỉ dài bằng hai phần ba so với của Nghĩa, còn to chắc chỉ hơn nửa một tí xíu thôi. Và cái thước đo ấy không gì chính xác hơn là miệng của Mận. Với buồi anh Cung, khi đầu buồi chạm họng thì môi chị gần chạm tới gốc dương vật, miệng cũng không phải há toác ra. Còn với buồi Nghĩa thì khác à nha, ngoài miệng phải há ngoác ra như con cá ngão, thì đút hết cỡ cũng chỉ đến nửa thân buồi là muốn ọe ra rồi.

Mút buồi xong, chị đứng dậy ngay tại giường, chiếc váy rơi tuột xuống gót chân được chị vẩy một phát bắn xuống đất nằm đè lên chiếc quần của anh Cung. Xong đâu đó chị ngồi thụp xuống thực hiện động tác cưỡi ngựa ưa thích giống như vừa làm với Nghĩa. Chị làm động tác này cũng là có ý của mình, nếu để anh Cung chủ động, rất có thể anh sẽ phát hiện ra lồn chị ngoài nước lồn ra còn có cả tinh trùng. Mà lúc đó chị không thể giải thích nổi cho chồng, vì nếu có phịa ra cái lý do là tinh trùng của anh xuất ra từ đêm hôm kia chắc anh chẳng tin đâu. Phụ nữ không ai để tinh trùng tồn tại trong âm đạo qua 2 ngày cả.

Chiếc giường lại kẽo kẹt phát ra tiếng theo những cú dập và sàng xê của chị Mận. Nghĩa biết anh chị đang làm gì, nhưng giờ có cho kẹo cũng đéo thể cứng và nứng lên được. Cậu chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng thoát khỏi thảm cảnh này thôi. Từ nãy đến giờ chắc mất đến chục năm tuổi thọ chứ không ít, cậu nhìn cái quần và váy của anh chị và thề rằng từ nay có cho kẹo cũng không dám địt chị Mận thêm lần nữa.

– Nứng sao không lấy củ cải mà phải móc lốp.

Cái này anh Cung nói là thật, vợ anh nhiều lần dùng củ cải, cà rốt, dưa chuột để thủ dâm mỗi lần anh đi làm mệt quá không đáp ứng được, nhưng chị thích nhất vẫn cứ là thủ dâm bằng mướp đắng, vì nó sần sùi. Cữ địt của chị hằng bao nhiêu năm nay vẫn là mỗi ngày một nháy. Có nhiều lần anh đi làm về mệt quá, nhất là những hôm đổ trần, hết sức không thể phục vụ nổi vợ, anh vẫn nằm im bên cạnh mà nhìn vợ thủ dâm bằng những loại củ kia.

– Đêm hôm qua háo nước, luộc ăn rồi còn đâu.

Anh Cung vô tư:

– Thế sao không bảo thằng Nghĩa nó đi mua cho mấy củ.

Ở dưới gầm giường, Nghĩa giật mình đánh thót một cái vì bị nghe nhắc đến tên. Cái vợ chồng anh chị này thật là buồn cười, địt nhau thì địt nhau đi còn bày đặt nhắc tên người ta ra làm cái gì không biết.

– Điên à! Đêm rồi bảo nó là đi mua hộ chị củ cải để chị thủ dâm à?

Nói xong thì Mận ngoảnh mặt về phía đằng sau để giấu đi nụ cười tỉm rồi cô thầm nghĩ: “Nó có sẵn củ cải rồi thì cần gì mua”.

– Ờ hen!.

Anh Cung biết mình lỡ lời nghĩ quẩn. Quả thực đang địt nên đầu óc có phần bớt tỉnh táo đi.

Địt một hồi, rồi anh Cung cũng chuẩn bị xuất tinh, anh đóng từ dưới lên mấy phát thật mạnh để cộng hưởng với những cái dập của vợ. Chị Mận thấy anh Cung xuất tinh, chị cũng giả vờ cực khoái cho chồng vui và không nghi ngờ gì. Quả thực là vừa ăn no, lại ăn sang nên nhìn thấy mâm cơm canh cua cà muối cũng không thấy thèm thuồng gì cho lắm:

– Xuất đi anh, em sướng rồi. Xuất vào lồn em đi. Đừng sợ em có thai, đặt vòng lâu rồi mà.

Anh Cung suýt nữa thì tụt cơn nứng, con vợ dâm của anh nó còn nhắc anh chuyện này nữa:

– Biết rồi …… địt ….. địt …… xuất ………… này ……… hự hự hự ………..

Chị Mận tất nhiên là không phải nó cho anh biết rồi, chị muốn nói cho cái con chuột đang rúc ở gầm giường biết là “đừng có sợ chị chửa vì hôm qua xuất tinh vào lồn chị, chị đặt vòng lâu rồi, thoải mái đê….”.

Anh Cung xuất tinh xong, tinh trùng của anh hòa lẫn với tinh trùng của Nghĩa thành một dòng đặc sệt trắng đục ọc ra khỏi lồn Mận, rơi xuống đám lông mu của anh Cung. Anh cúi xuống nhìn tinh trùng của mình thấy một đống, anh thầm tự hào:

– Hôm nay mình xuất nhiều thế nhỉ?

Mận hưởng ứng khen ngợi:

– Gớm, có một đêm không xuất mà nay xuất nhiều thế không biết. Phải bằng của hai người cộng lại chứ không ít.

Anh Cung gật gù:

– Chuyện, chồng em mà lại ……………..

Mận bước chân xuống giường, mặc lại chiếc váy, xong cô ra lệnh:

– Anh ra bà Béo ở đầu ngõ trên mua hộ em bát phở.

Anh Cũng giẫy nảy vì bị sai:

– Có xôi với gà rồi, sao còn đòi ăn phở.

– Anh chẳng biết gì cả, người ta vừa ốm dậy, muốn ăn cái gì có nước. Thế có đi không thì bảo. Vợ ốm mà bảo đi mua bát phở cũng giẫy nảy lên. Thế mà vừa lên xong đã đè người ta xuống rồi.

Anh Cung định thanh minh: “là em đè anh xuống mà”. Nhưng không anh không dám nói, nhìn cái điệu bộ giẫy đành đạch làm bầu vú rung lên rung xuống, anh không dám từ chối nữa vì sợ rụng, anh nhanh tay vừa mặc quần vừa nói:

– Được rồi, phở thì phở.

Mận lại cười hì hì:

– Chồng ngoan!, “Ăn cơm mãi cũng chán, thỉnh thoảng phải cho người ta đổi món sang phở” chứ.

Anh Cung mở cửa đi mua phở, trời chưa sáng hẳn, những cánh cửa trong xóm trọ vẫn đóng im lìm, có lẽ thời tiết lạnh quá nên người ta cũng cố nằm thêm một chút.

Chị Mận đứng ở cửa nhìn thấy bóng anh Cung đã khuất khỏi cổng khu trọ, chị lại đảo mắt một vòng, khi không thấy ai, chị mới ngoắc một tay về phía bên trong phòng mình:

– Nhanh lên, không có ai đâu.

Nghĩa lục tục chui ra khỏi gầm giường, ngó mỗi cái đầu ra khỏi cửa phòng để xác nhận là không có ai. Lúc đó cậu mới nhanh chóng phi thân về phòng mình. Mận thụt vào trong, đóng cửa. Xóm trọ lại im lìm trong buổi sáng tinh mơ như chưa có chuyện gì xảy ra.

——-

Buổi tối hôm hăm bốn Tết, Nghĩa lại ăn mặc đẹp để đến thăm Trang, cậu có chủ định cho Trang một ít tiền để Trang mua cái gì đó làm quà Tết cho gia đình. Nói gì thì nói cậu cũng là người đi làm, có đồng vào đồng ra nên giúp Trang một chút cũng chẳng sao cả, chửa chắc Trang đã nhận nhưng cũng coi như đó là tấm lòng.

Lại nhớ đến lời dặn của cô nàng giường trên là mỗi lần đến chơi nên có chút quà gì đó tượng trưng gọi là lấy lòng phụ nữ. Nghĩa không quên mua một cân muỗm ở chợ gần với khu kí túc xá.

Đi bộ lên tầng 4, phòng của Trang bên phía hành lang trái nếu đi hết bậc cầu thang. Nghĩa dừng lại trước cửa phòng 412, có lẽ ngoài trời lạnh, gió thổi vi vu nên các cửa phòng đóng kín cả. Nghĩa chắc chắn trong phòng có người vì ánh điện từ bên trong hắt ra qua khe cửa. Dừng lại một lúc lấy khí thế bước vào phòng, ánh điện trần hành lang phản chiếu xuống là ánh sáng duy nhất lúc trời đêm này, sắp Tết rồi, trăng cũng lặn mất tiêu.

Nghĩa lại nhìn lên dây phơi quần áo chỗ lan can hành lang. Tất nhiên những chiếc quần áo dài cũng chẳng làm cậu chú ý gì cho lắm, cái làm cậu chú ý vẫn là những chiếc quần lót nhỏ xíu, thực sự không biết cái nào là của Trang cả bởi từ trước đến nay hai người vẫn chưa từng đi quá giới hạn, cũng không biết tông mầu và kiểu cách mà Trang thích là cái gì. Có một bộ quần lót mầu hồng làm Nghĩa chú ý. Khác với những quần lót áo lót khác, bộ quần lót này hình như là đồng bộ cả trên lẫn dưới vì hoa văn ở áo và quần là giống nhau. Chiếc áo nhỏ xíu không có độn bông bên trong, còn chiếc quần thì hình như là do mấy sợi dây ghép nối vào một miếng vải bé xíu bằng nửa bàn tay. Đây chính là kiểu quần lót lọt khe mà nhiều lần Nghĩa đã thấy cô Cẩm Tú mặc rồi.

Theo tư duy logic mà nói, chủ nhân của bộ quần áo lót sexy đắt tiền này nếu Nghĩa đoán không lầm thì là của Tuyết tiểu thư. Trong phòng nhìn sơ những người khác, trong đó có Trang đều không thể có gu ăn mặc và có đủ tiền để sở hữu nó. Nhưng đó cũng chỉ là sự suy đoán mang tính chất một chiều thôi. Muốn biết chính xác thì phải hỏi mới biết được.

Nghĩa gõ cửa ba cái, dự định là khi cửa mở bung ra thì giơ túi nilong muỗm lên rồi nói thật to cho cả phòng nghe tiếng: “Bộ quần lót lọt khe mầu hồng là của ai?”, nhưng khi cánh cửa phòng mở ra thì lại không dám nói ra mồm, lại trở lại bộ dạng ú ớ, ngây ngô, ngượng ngùng vì trong nhiều con gái quá, người mở cửa lại không phải là Trang mà là …… Tuyết:

– “Ơ Nghĩa à!”, Tuyết có chút ngạc nhiên, khuôn mặt tiểu thư bầu bĩnh trắng như sữa nở nụ cười tươi như hoa.

Cả phòng cùng nhìn ra ngoài cửa, đây là anh chàng bạn của Trang, anh chàng móc cống hôm nọ đây mà.

– Tớ …….. tớ tới tìm Trang. Trang còn ở trên này không hay là đã về quê rồi?

Tuyết tiểu thư chưa kịp nói gì thì một cô nàng ở giường tầng 2 phía trong nào đó đang đắp chăn lên đến cổ ngó xuống, có lẽ cô nàng đang ở truồng nên không thể bỏ chăn ra. Chuyện này các bạn đừng tưởng tôi mô li phê cho câu truyện thêm hay nhé, đó là sự thật có thể xảy ra ở cả kí túc xá nam và nữ hồi ấy, chả là trời mùa đông, ít nắng, mưa phùn suốt, mỗi người cũng chỉ có vài bộ quần áo chứ không nhiều như bây giờ, quần áo giặt phơi không kịp khô nên chuyện trần truồng đắp chăn không dám xuống là chuyện thường. Cô nàng ấy nói nhanh như sợ người khác cướp lời:

– Trang nó đi ra ngoài với Toàn từ chập tối rồi.

Mặt Nghĩa ngắn tũn như cái bơm, trống ngực đập loạn xạ như vừa bị mất một thứ gì đó quý giá trong cuộc đời. Ánh điện đủ để Tuyết thấy biểu hiện trên khuôn mặt của Nghĩa, cô ngoảnh lại phía tiếng nói vừa phát ra.

– Mày biết gì mà nói.

Xong Tuyết quay lại phía Nghĩa, hạ giọng xuống mềm mềm:

– Nghĩa đừng tin. Trang nó vừa đi thôi, chắc cũng sắp về rồi. Nghĩa vào trong phòng đi, ngoài này lạnh lắm.

Nghĩa bần thần nhìn Tuyết một cái, cô nàng mặc bộ quần áo gió, bên trong áo còn có chiếc áo len cổ lọ mầu nâu nhạt. Cậu chẳng biết mình nghĩ gì trong lúc này nữa, chỉ có cảm giác hoang mang, bất an, vô định. Đưa túi nilong đựng muỗm vào tay Tuyết rồi nói thật nhanh:

– Thôi tớ về đây. Có ít quả tớ mua ở gần đây, cậu cầm vào chia cho các bạn cùng ăn.

Nói xong Nghĩa quay lưng bước đi thật nhanh, chỉ chưa đầy 5 giây đã mất hút khỏi tầm mắt của Tuyết. Cô nàng còn ú ớ định nói gì đó thì đã không còn nhìn thấy Nghĩa đâu nữa rồi.

Xuống đến chân cầu thang, những bước đi nặng trĩu tâm tư như níu kéo Nghĩa đi chậm lại, Nghĩa đi men theo hàng cây xà cừ to đùng ủ rũ của khu kí túc để ra ngoài cổng trường lấy xe đi về. Cậu không dám ngửng đầu lên mà nhìn thẳng, cái cậu sợ nhất lúc này là nhìn thấy Trang, bởi có thể cậu sẽ phải chứng kiến cảnh người bạn niên thiếu của mình đang tay trong tay với người khác. Tiết trời lạnh giá giữa ngày đông rét mướt này rất dễ làm cho con người ta yếu lòng. Bỗng từ xa Nghĩa nghe thấy tiếng gọi:

– Nghĩa ơi, Nghĩa ơi, chờ tớ với.

Nghĩa đứng lại ngoảnh ra đằng sau nhìn, là Tuyết đang nửa chạy nửa đi lại gần mình. Khi chỉ còn cách Nghĩa khoảng một mét, Tuyết dừng lại, hơi cúi người xuống một chút, một tay đưa lên ôm vú rồi thở dốc, có lẽ cô nàng không quen làm việc nặng nên chạy chút xíu đã thở không ra hơi rồi.

– Có chuyện gì vậy Tuyết? Trời lạnh lắm cậu ra đây làm gì?

Khi Nghĩa rời đi, Tuyết không vào phòng ngay, rồi khi đứng trên hành lang tầng 4 nhìn xuống sân kí túc, thấy bóng Nghĩa dật dờ cô đơn lẻ bóng giữa những cây xà cừ khổng lồ, không hiểu sao Tuyết lại muốn được nói chuyện với Nghĩa, cô chưa giải thích được hành động của mình, chỉ hiểu nôm Nghĩa là nói gì đó cho Nghĩa bớt buồn mà thôi. Thế rồi cô chạy uỳnh uỵch xuống tầng 1 đuổi theo.

Sau một hồi thở dốc thì Tuyết cũng lấy lại nhịp thở, cô nhìn thấy chỗ mình và Nghĩa có một cái ghế đá đặt dưới gốc cây xà cừ:

– Cậu ngồi xuống đây đi, tớ có chuyện muốn nói với cậu.

Nghĩa thực tình là không muốn, ghế đá nơi đây lúc đêm tối thường chỉ dành cho các cặp đôi đang yêu nhau, nhưng chẳng lẽ lại từ chối. Thế nên Nghĩa cũng ngồi xuống theo Tuyết, hai người ngồi cách nhau độ một gang tay. Một lúc sau Tuyết mới chậm dãi nói:

– Trang đi với Toàn từ chập tối. Nó bảo là ăn cơm tối cùng với Toàn rồi đi mua quà gì đó về quê.

Vậy là lời nói bụp xoẹt của cô nàng trần truồng đắp chăn trong phòng kia là đúng sự thực, được xác nhận bởi chính người bạn thân của Trang. Nghĩa không nói gì, hai tay cậu xoa vào nhau, tim thì đập loạn nhịp, nỗi buồn lại tăng hơn một chút nữa.

Thấy Nghĩa không nói gì, Tuyết bực lắm, cô không bực Nghĩa mà bực Trang, đứa bạn thân mà cô đã dần đánh giá là kẻ bắt cá hai tay. Thời gian gần đây, tần suất Trang đi chơi Toàn đã nhiều lên. Một tuần có bẩy bận thì có đến một hai đi chơi đến tận khi kí túc đóng cửa mới chịu về. Tuyết hít một hơi thật sâu rồi nuốt nước bọt xong mới nói chậm rãi:

– Nghĩa, cậu phải làm gì đi chứ?

– “Tớ làm gì bây giờ?”, Nghĩa ngây ngô hỏi.

Quả đúng như lời Trang vẫn hay kể về Nghĩa cho Tuyết nghe, Nghĩa mộc mạc, đơn giản và ngây ngô trong tình yêu lắm. Tuyết nói:

– Cậu thực sự không biết mình phải làm gì sao?

Rồi Tuyết ngừng một chút để nghe câu trả lời của Nghĩa, nhưng chỉ thấy cậu ta nhìn về phía xa xăm, đầu chẳng lắc cũng chẳng gật, miệng thì không mở. Tuyết nói tiếp:

– Cậu phải quan tâm đến cái Trang nhiều hơn. Người ta nói “nước chảy đá mòn”, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Cậu thì cứ bặt tăm, còn thằng Toàn thì nó ngày ngày quan tâm, sáng trưa tối không sót bữa nào. Cái Trang nó có tình cảm với cậu, nhưng cứ thế này sớm muộn gì tình cảm của nó cũng thay đổi. Đàn bà bọn tớ nhiều khi chẳng cần gì nhiều đâu, chỉ cần sự quan tâm, ân cần của bạn trai là đủ rồi. Cậu hiểu ý tớ không?

Tuyết phân tích không sai một chút nào, Nghĩa hiểu chứ không phải không. Nhưng bảo cậu phải làm theo lời Tuyết nói là sáng trưa chiều tối phải có mặt ở bên cạnh Trang thì có lẽ cậu không thể làm được, ít nhất là vào thời gian này, cậu đã phải bỏ dở cả chuyện học hành để sang một ngã rẽ mưu sinh kiếm tiền, thì chuyện dành thời gian nhiều cho Trang đương nhiên là không thể được, bất kể hậu quả có đi đến đâu.

– Tớ hiểu. Nhưng ………………….

Tuyết phấn khởi tưởng Nghĩa hiểu ra điều mình vừa nói, nhưng thấy Nghĩa ngần ngừ chẳng nói tiếp nên Tuyết hỏi gặng:

– Nhưng gì?

– Nhưng ……… tớ không thể làm giống Toàn được. Vì tớ ………. không phải là Toàn.

Giờ đây Tuyết mới thấy câu nói của mình hơi vô duyên, cô chưa đặt địa vị và hoàn cảnh của Nghĩa vào sự việc này. Đúng là Toàn và Nghĩa khác hoàn toàn nhau, ở cả hoàn cảnh, điều kiện về thời gian, kinh tế, con đường, sự nghiệp .v.v. Trầm lặng một lúc Tuyết nói tiếp:

– Tớ hiểu rồi. Nhưng dù sao thì cậu cũng nên bớt chút thời gian. Tớ sợ nếu cứ để lâu tình trạng này, không sớm thì muộn, cái Trang nó sẽ …………

Nghĩa uể oải đứng dậy, chưa bao giờ cậu thấy chán nản như lúc này, chuyện với Trang có lẽ đã đi vào bế tắc:

– Thôi Tuyết về phòng đi, ngoài trời lạnh lắm. Tớ cũng phải đi về đây, mai tớ còn phải đi làm sớm. Nhờ cậu nói với Trang là tớ đến thăm để hỏi xem bạn ấy định về quê ăn Tết như thế nào ……………………………. À mà thôi, cứ coi như là tớ chưa đến.

Nói xong Nghĩa quay lưng bước đi luôn không để Tuyết nói lại câu gì, Tuyết đứng như trời trồng nhìn bóng lưng lững thững của Nghĩa dần dần rời xa mình.

Đi được độ chục mét, bỗng Nghĩa đứng lại rồi quay người về phía Tuyết nói khá to:

– Cảm ơn Tuyết!

Có lẽ lúc này Nghĩa mới hiểu được tấm lòng của Tuyết. Chẳng hiểu con người Tuyết như thế nào, hai người có duyên số gì không? Biết nhau qua cái xô nước cống vô tình, rồi gặp nhau có một lần nhưng Tuyết đối với Nghĩa rất dịu dàng, ân cần và quan tâm giống như hai người bạn thân từ hằng bao nhiêu năm.

Tuyết mỉm cười, có lẽ lời cảm ơn của Nghĩa là quá đủ với Tuyết, cô chẳng mong gì hơn. Tuyết hay đọc tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, cô vẫn luôn tin rằng trên đời này có tồn tại một thứ, đó là tình yêu dạng sét đánh. Khi Nghĩa khuất hẳn khỏi tầm mắt của Tuyết, cô mới quay trở lại khu kí túc của mình. Cô cũng phải về phòng để thu dọn đồ đạc, trong đó có bộ quần áo lót hiệu Victoria’s Secret mầu hồng đang phơi ngoài hiên. Sáng mai cô cũng phải về quê ăn Tết. Nói là quê cho nó xa vậy thôi, chứ nhà ánh Tuyết cũng là ở một huyện ngoại thành Hà Nội, cách trường cô học có khoảng 2 chục cây số, ở bên kia sông Hồng, ngay sát trường Đại học nông nghiệp.

——-

(Hết chương 18A, còn tiếp ngay bên dưới)

Chương 18B: Xin cô tin cháu!

Không khí Tết rục rịch về khắp Hà Nội, trời lạnh căm căm nhưng không đủ để làm dịu đi cái hối hả của con người chuẩn bị cho một mùa Tết 12 tháng mới có một lần. Những người buôn bán làm ăn như Cẩm Tú cũng bận hơn rất nhiều, những ngày cuối năm này công việc ở shop thời gian nhiều vô số kể, hàng vào hàng đi từ tờ mờ sáng đến tận tối mịt mới tạm ngớt, cũng phải thôi, những ngày cuối năm lượng hàng bán ra phải gấp ba gấp bốn lần ngày thường. Ấy thế nên cả tuần nay Cẩm Tú chưa có cuộc “hẹn hò” nào với Nghĩa cả.

Còn đối với những người lao động ở tỉnh như Nghĩa thì cũng tất tả hơn những ngày cuối năm này, Nghĩa làm mọi việc từ tờ mờ sáng đến khi nào không nhận được việc nữa mới về, ai thuê gì cũng làm tất. Công xá những ngày Tết này cũng cao hơn, người thuê cũng xuề xòa hơn với một câu nói cửa miệng: Tết mà.

Hôm nay là 26 Tết, anh Cung sáng nay đã thông báo là buổi tối xóm có liên hoan vừa là để chia tay nhau về quê ăn Tết, cũng vừa là dịp để Nghĩa làm quen với mọi người. Thế nên khi dứt công buổi chiều là Nghĩa về xóm trọ luôn mà không lân la bắt cuốc việc đêm nữa. Không phải qua nhà cô Cẩm Tú tưới cây vì trưa nay Nghĩa đã qua đó rồi. Về đến nhà cũng gần chập tối, vừa dắt cái xe đạp vào trong phòng, đang định chạy sang phòng chị Mận giúp chị nấu cơm tối thì Nghĩa nghe thấy có tiếng người cùng xóm trọ nói ở cửa phòng:

– Anh hỏi Nghĩa quê Hưng Yên hả? Kia kìa, nó ở phòng kia.

Nghĩa chưa kịp ra xem ai tìm mình thì đã có tiếng gõ cửa phòng. Mở cửa, Nghĩa hết sức ngạc nhiên khi đứng trước phòng mình là một người quen:

– Ô, anh Ba. Sao anh biết em ở đây?

Anh Ba nhà ta mặc quần vải, chân đi giầy tây đen bóng loáng, bên trong mặc áo sơ mi đàng hoàng, bên ngoài là một chiếc áo khoác kiểu giả vest, đầu anh bóng lộn vuốt keo trải ngược ra đằng sau. Khuôn mặt có ngấn thịt trắng hởn. Có đánh chết cũng không ai tin là chỉ cách đây nửa năm anh Ba gầy đét đen nhẻm đứng ở chợ người gầm cầu Chương Dương cùng với Nghĩa. Trên tay anh là một túi quà tết mầu đỏ được làm bằng bìa cứng.

– Chú quên là một lần anh đưa chú về đến đầu ngõ rồi à, chỉ chưa vào phòng thôi.

Do bất ngờ quá nên Nghĩa cũng ngạc nhiên quên cả mời anh vào phòng, thành ra cứ đứng ở cửa mà hỏi han:

– Anh chưa về quê ăn Tết à? Hăm sáu rồi còn gì.

– Thế chú không định mời anh vào phòng sao?

Nghĩa mới nhớ ra mình thất thố quá, cậu gãi đầu gãi tai:

– Ôi chết em quên mất, mời anh vào trong này. Em cũng vừa đi làm về.

Nói xong Nghĩa đi vào trong phòng lấy tay phủi phủi một đoạn giường nằm của mình để cho anh Ba ngồi. Trong phòng chẳng có bàn ghế chi hết. Ngoài một cái tủ vải đựng quần áo thì có mỗi cái giường ngủ gọi là đồ đạc trong phòng mà thôi.

Anh Ba ngồi xuống giường, túi quà Tết anh để bên cạnh:

– Anh chắc phải hai ba hôm nữa mới về được. Tết nên nhiều hàng về hàng đi lắm. Thế sao chú còn chưa về. Làm cả năm rồi cũng nên về sớm một tí cho thầy u mừng.

– Em cũng tranh thủ kiếm thêm những ngày giáp Tết này. À mà để em lấy nước anh uống.

Nói xong Nghĩa đứng lên tìm nước nhưng chẳng thấy đâu. Thực sự thì trong phòng cậu không có nước uống thật, mùa đông cũng ít có nhu cầu, với lại bình thường toàn ăn uống bên phòng anh chị, khi đi ngủ chỉ rót thêm chai nửa lít mang về uống đêm thôi chứ không tích trữ trong phòng.

Ngại quá nên Nghĩa đành nói:

– Chết thật, phòng em không có nước. Hay anh Ba chờ em tí, em chạy ra đầu ngõ mua chai nước về anh em mình uống. Mấy khi anh đến chơi.

Ba tỏ vẻ ngần ngừ một chút nhưng đồng ý luôn:

– Ừ, chú đi mua đi. Anh đợi ở đây cũng được.

Rồi Nghĩa đi mua nước, cửa hàng tạp hóa ở ngay đầu ngõ nên chỉ 5 phút là cậu đã về đến nhà, trên tay là vài chai nước lọc.

Bóc một chai nước mời anh Ba, Nghĩa nói:

– Anh đến chơi hay có chuyện gì?

Ba chưa uống nước, anh với sang cầm túi quà Tết, bên trong có một hộp bánh, một chai rượu vang, một hộp mứt Tết và 1 cây thuốc. Đối với người ở quê, đây là hộp quà Tết rất có giá trị:

– Nghĩa này. Anh được như ngày hôm nay cũng một phần có công sức của chú. Anh chẳng biết cảm ơn chú thế nào cho phải. Anh có gói quà Tết biếu chú để chú mang về quê làm quà. Gọi là tấm lòng của anh.

Nghĩa thấy anh Ba thật tốt bụng. Mình cũng có giúp được gì cho anh đâu. Còn nhớ hồi mới xảy ra chuyện ở trên sông. Anh đã cho mình 500 nghìn và cái xe đạp thồ mà mình đã sử dụng biết bao ngày qua, giờ vẫn còn dựng ở đây. Nay lại còn đến tận đây mà cho túi quà đắt tiền này nữa. Thật là khó nghĩ quá đi:

– Anh cứ khách sáo làm em ngại quá. Anh cho em tiền, rồi cho em cái xe đạp nữa. Giờ lại còn thế này nữa.

Nhưng Nghĩa vẫn nhận quà, được biếu quà ai chẳng thích cơ chứ. Anh Ba nói vớt:

– Thôi chú cứ nhận cho anh vui. Anh em mình lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt.

– Vâng, thế anh cho em xin.

Khi thấy Nghĩa đã nhận quà xong, Ba đứng dậy tỏ vẻ vội vàng:

– Thôi, anh cũng phải đi đây. Tranh thủ còn ra chợ mua ít quà về cho mẹ nó và hai thằng cu ở nhà.

Nghĩa cũng có ý muốn giữ anh Ba ở lại nhưng cũng không cương quyết lắm. Cơ bản trong nhà cũng chẳng có đồ ăn thức uống gì để mà giữ người ở lại. Anh Ba đi rồi, Nghĩa mới nhìn vào bên trong túi quà, cậu trầm trồ phán đoán giá trị của nó chắc cũng phải bằng hai ba ngày công chứ không ít

– “He he he, vậy là có quà Tết về biếu bố mẹ rồi. Đỡ phải mua nữa. Anh Ba tốt thật”, Nghĩa vừa cất túi quà vào cái tủ vải vừa nói.

——–

Tối 26 Tết, xóm trọ tổ chức liên hoan gọi là chia tay về quê ăn Tết, tất nhiên không phải ngày mai mọi người sẽ về quê hết mà là nhúc nhắc về dần, như Nghĩa chẳng hạn, cậu dự định đến tận 29 Tết mới về.

Mọi người quây quần tại sân chơi chung, ai có gì mang ra cái đấy gọi là có tí liên hoan. Hơn 2 chục con người lam lũ ngồi thành vòng tròn quanh cái 2 cái chiếu. Anh Cung – chị Mận và Nghĩa ngồi gần nhau.

Từ ngày Nghĩa chuyển về khu trọ này cũng chưa có dịp nào được gặp mặt đông đủ như vậy, cơ bản ai ai cũng bận bịu với công việc của riêng mình, nay mới có dịp, vừa là liên hoan chờ Tết, thứ nữa nhân dịp này anh Cung cũng sẽ giới thiệu chính thức Nghĩa cho mọi người cùng biết.

Nhấp một ngụm bia cho ngọt giọng, anh nói với mọi người:

– Các anh chị em xóm trọ, hôm nay liên hoan xóm để mọi người về quê ăn Tết. Cũng chả mấy khi đông đủ thế này, tôi xin giới thiệu chú em của tôi cho mọi người. Là chú Nghĩa, con anh chị Bừng Tươi ở xóm bãi quê mình.

Có một anh cứng tuổi cười cười giơ cốc bia cỏ ra nói:

– Chả nhẵn mặt nhau giờ còn giới thiệu. Hà hà hà. Chú Nghĩa, uống với anh ngụm bia.

Nghĩa cũng giơ cốc bia ra nhưng chỉ nhấp một ngụm nhỏ xíu, cậu tiếp lời anh Cung:

– Em mới lên còn lạ nước lạ cái, có gì các anh chị chỉ bảo giúp ạ.

Anh Cung cao hứng đế vào trong khi chị Mận cứ ngồi nguyên một chỗ vừa tủm tỉm cười vừa ăn bánh phồng tôm do chính tay chị vừa rán mang ra đây. Chắc chị nghĩ đến cái bữa hôm nọ hú chết nên mới cười tủm kiểu khó hiểu như vậy:

– Thế từng người giới thiệu cho thằng em Nghĩa biết, xem có nghề nào mà nó muốn theo không nhỉ.

Mọi người hưởng ứng một lượt bằng những tiếng hô: “phải đấy, phải đấy”. Thời gian cận Tết này cũng là lúc mọi người thả lỏng tinh thần một chút, bớt đi cái bon chen vất vả của cuộc sống thường ngày mà tìm về với con người thực của mình, ấy vậy nên ai ai cũng thoải mái hơn so với ngày thường.

Cái anh trung tuổi vừa rồi nói xung phong giới thiệu trước, giọng anh cao vút giống như một ca sĩ nhạc Opera, nghe lạ nhỉ, nhưng có lý của nó đấy:

– Anh xin tự giới thiệu với Nghĩa và bà con cô bác ngồi đây. Anh tên Quang, nhà ở xã bên nhà chú, anh cũng biết bố mẹ chú đấy. Anh lên Hà Nội được 3 năm rồi. Anh làm cái công việc mà chỉ cần một tiếng rao thôi là chú sẽ biết anh làm nghề gì.

Mọi người vừa cười, vừa ăn, vừa uống thêm lời vào cho nó hứng khởi: “Rao thử đi”.

Anh Quang ưỡn cái ngực ra phía trước, đầu hơi ngửa lên trên làm cho cuống họng anh nổi cồm lên, rồi anh rao giống như tiếng rao mà anh vẫn cất lên hàng ngày qua từng con đường, từng ngõ phố Hà Nội:

– “Loa đài âm li tivi tủ lạnh nồi cơm, dùng lâu đã hỏng thành hàng bán ….. đê!!!!!”, đố biết là nghề gì?

Mọi người được tràng cười ngặt nghẽo nhìn về phía Nghĩa, Nghĩa cười theo trả lời:

– Em lạ gì, anh thu mua đồ cũ.

Anh Quang có vẻ tự hào lắm, anh giới thiệu thêm về nghề của mình: “Nghề của anh tuy có vất vả tí vì phải đạp xe, nhưng mà này, được đi khắp hang cùng ngõ hẻm ở đất Hà Nội thú lắm nha. Rồi thỉnh thoảng gặp được món đồ tốt thì không khác gì trúng đề đâu. Nếu muốn theo nghề, cứ nói với anh một tiếng, anh truyền cho. Ha ha ha ha!”

Nghĩa suy nghĩ nhanh trong đầu, nếu theo nghề anh Quang thì cũng có cái hay của nó, nhất là rất có điều kiện để tìm gặp chị. Nếu Tết này về mà không gặp chị thì sẽ tính sâu hơn chuyện theo nghề anh Quang.

Rồi một cô nhìn khá lớn tuổi, cỡ độ hơn 50 gì đó ngồi gần anh Quang, cô cất giọng thủ thỉ:

– Cô là Biên, mọi người vẫn gọi là Biên hoa quả. Cô vẫn lấy hàng hoa quả chỗ cái Mận rồi gánh đi bán rong ở khu phố cổ. Người ta lười chạy ra chợ nên cô gánh đến bán tận nhà, lại gọt sẵn, muối ớt sẵn bán cho người ta. Cái nghề của cô thì vất vả lắm, vai cô đã trai thành cục vì gánh hàng rồi, với lại chỉ thích hợp đàn bà con gái làm thôi. Cháu muốn theo cũng không bán được đâu. Đấy, hoa quả hôm nay là hàng cô bán ế đấy.

Cô Biên không cười nhiều vì cô đã lớn tuổi, đã có cháu ngoại lên chức bà rồi. Mọi người cũng trầm mặc đi vài phần sau cái không khí sôi nổi mà anh Quang vừa mang lại. Ở xóm trọ này, cô Biên là lớn tuổi nhất nhưng cũng lại vất vả nhất. Vất vả bởi cái nghề gánh hoa quả đi bộ rong ruổi khắp các con phố. Lúc mới gánh đi bán đầu giờ sáng là nặng nhất, cái đòn gánh trĩu đi, cong vồng xuống đè lên đôi vai nhỏ bé xương xẩu. Đến tầm trưa trưa khi hàng bán vợi đi mới bớt nặng. Đầu giờ chiều lại bắt đầu một chu trình mới đến tối mịt mới về.

Cạnh cô Biên là một chị mặt đầy tàn nhang, nhìn bên ngoài không thể đoán chính xác chị bao nhiêu tuổi nữa, chỉ biết là trông chị khá là già thôi. Chị giới thiệu về bản thân:

– Chị tên là Hoa, ở trong làng, cùng xã với em. Trước chị hay bán hàng ở chợ huyện, thỉnh thoảng cũng gặp mẹ em mang ngô, sắn lên đấy bán. Chị mới chuyển lên đây làm được 1 năm. Chị đi cân sức khỏe.

Nghĩa nghe cái này hơi lạ tai, mặt cậu vểnh lên như chó hóng chủ về tỏ vẻ không hiểu. Thấy vậy mọi người kích chị Hoa: “Hoa lấy cân ra khuyến mại gói đặc biệt cho Nghĩa đi”.

Chị Hoa thật thà chân chất, chị đứng dậy luôn rồi về phòng đẩy cái cân ra cạnh chiếu tiệc, mọi người nhìn vào cái cân. Chị bấm một cái nút, từng dòng ánh đèn đỏ lấp lánh chạy lên chạy xuống nhìn cực kỳ vui mắt, rồi trong cái cân phát ra tiếng nói của người: “Xin kính chào quý khách. Hoan nghênh đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, thử sức kéo”; “Xin kính chào quý khách. Hoan nghênh đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, thử sức kéo”.

Mọi người ồ lên lấy lại không khí vui vẻ vừa rồi. Anh Quang nhanh mồm nói to nhất: “Nghĩa đứng lên cân đi, Hoa cho chế độ đặc biệt, anh trả tiền …. Ha ha ha!”

Mọi người hối quá, Nghĩa ngượng ngùng đứng dậy rồi bước lên bàn cân, một chiếc đĩa hình tròn chạy từ trên cao chạm tới đỉnh đầu Nghĩa thì dừng lại. Sau đó tiếng nói trong cái cân điện tử lại phát lên: “Chiều cao một trăm bảy mươi hai cen ti mét, cân nặng sáu mươi lăm ki lô gam, hạ bộ nặng gấp đôi người khác. Thân hình hoàn toàn bình thường, đề nghị quan hệ điều độ”.

Cả xóm trọ phá lên cười, đặc biệt là mấy anh. Còn mấy cô thì mặt đỏ như gấc không biết là do trót uống ngụm bia cỏ hay là do ngượng khi biết thông tin “hạ bộ nặng gấp đôi người khác” do chiếc cân điện tử tiết lộ. Chỉ có Mận là tỉnh bơ thản nhiên cho một miếng phồng tôm mầu trắng vào mồm cắn đến “rộp” một cái, môi loáng mỡ, cô nhìn mấy người đồng giới quanh đây mà thấy tội nghiệp vì họ phải đang tưởng tượng, còn cô thì đã được nhìn, được sờ, được nắn, được bú, được liếm, được địt cái dương vật ấy rồi.

Rồi tiếp theo từng người, từng người giới thiệu, rất phong phú nhiều loại ngành nghề khác nhau. Có người đi thu mua đồng nát rồi bán lại cho các vựa phế liệu ăn chênh lệch làm lời. Có người mua các loại quần áo, giầy dép nhựa rẻ tiền rồi chất lên xe đẩy đi bán. Có người đi bán bánh mì, bánh bao, xôi, bánh khúc nóng. Có người đẩy xe bán những đồ linh tinh như: keo dính chuột, bột thông tắc vệ sinh, bấm móng tay, băng đĩa nhạc, lót giầy .v.v.

Cuộc vui cứ thế diễn ra, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện về những công việc mình đang làm. Nghe họ kể về những việc mưu sinh ấy tuy vất vả, nhiều mồ hôi và nước mắt nhưng lại kể bằng cái giọng vui tươi pha chút trào phúng để thấy rằng họ vẫn yêu đời lắm. Cho dù cuộc sống có khó khăn thế nào, chỉ cần ta chấp nhận đối mặt với nó thì cũng coi như là hạnh phúc rồi.

—–

Tại thời điểm xóm trọ đang liên hoan, thì ở trước cửa phòng ngủ của Thủy Tiên, Cẩm Tú gõ cửa, vừa gõ vừa gọi:

– Thủy Tiên! Thủy Tiên.

Thủy Tiên đang đứng ở cửa sổ nhìn xuống khu vườn, nơi đó những bông hoa hồng đã bắt đầu hé nở những nụ đầu tiên. Giàn hoa Lan Tiêu cũng bung nở những bông hoa mầu hồng, tô điểm cho cái không khí ảm đạm của mùa đông. Thủy Tiên nhìn hoa lại nhớ đến người trồng hoa. Cũng mấy hôm nay rồi cô không gặp Nghĩa, cô không biết rằng vì Nghĩa bận làm việc nên thường tranh thủ buổi trưa đến đây chăm cây, cô thì đi học xuyên trưa nên không gặp được.

Nghe mẹ gọi, Thủy Tiên ra mở cửa, nhìn thấy khuôn mặt nghiêm trọng của mẹ, Thủy Tiên phân vân không hiểu chuyện gì? Cô đã ngoan hơn rất nhiều rồi, không còn đi chơi đêm giống như hồi xưa nữa, vậy mẹ có chuyện gì nhỉ:

– Mẹ, có chuyện gì ạ? Sao trông mặt mẹ ………..

Nhìn bộ mặt ngây ngơ đáng yêu của con gái, Cẩm Tú cũng không tin vào những suy đoán ở trong đầu mình lúc này, cô dịu đi:

– Con xuống phòng mẹ một lát, mẹ có chuyện này muốn hỏi con.

Cả hai mẹ con đi xuống phòng của Cẩm Tú ở tầng 2. Căn phòng có mầu trắng làm tông mầu chủ đạo, rất rộng và sang trọng. Thủy Tiên cũng chẳng lạ gì căn phòng này nên cô cũng chẳng có ham muốn ngắm nhìn những đồ vật trong phòng, định đi ra cửa sổ để tiếp tục nhìn xuống vườn hoa, nhưng Cẩm Tú đã nói làm cô phải dừng bước:

– Con có lấy tiền của mẹ không?

Thủy Tiên quay ngoắt người lại, mắt mở to long lanh tỏ vẻ ngạc nhiên tột độ:

– Mẹ bảo sao cơ?

Cẩm Tú chỉ vào cái két sắt của mình, cánh cửa két sắt đã bung mở, bên trong đã đầy tiền, ở phía trên két sắt cũng có rất nhiều sấp tiền:

– Mẹ bị mất tiền. Mẹ hỏi con là có lấy tiền của mẹ không? 10 triệu. Nguyên một sấp toàn tờ 100 nghìn.

Thủy Tiên ngồi xuống giường, cô nàng trông có vẻ rất bình tĩnh, không giống với người vừa lấy trộm tiền của mẹ:

– Con không lấy đâu. Con có tiêu gì đến tiền đâu. Mẹ biết rồi đấy, dạo này con không có đi chơi ở đâu cả. Tiền tiêu của con mẹ cho còn chẳng tiêu hết, còn đầy trên kia kìa. Mẹ đã kiểm tra kỹ chưa?

Nghĩ lại lời con nói cũng đúng, dạo này Thủy Tiên không chơi bời gì cả, tiền mình cho con ăn đường và tiêu vặt cũng thường xuyên, hỏi lần nào cũng bảo là con vẫn còn tiền. Phải nhắc lại gia cảnh nhà này, thiếu thốn trăm bề, mỗi tiền là không thiếu.

– Mẹ không thể nhầm được, cục tiền 10 triệu là tiền hàng của nhà Dũng Loan dưới Hải Phòng hôm qua gửi lên cho mẹ qua tiệm vàng Hàng Bạc. Mẹ nhận còn có ghi chú vào tờ tiền ngoài cùng. Mẹ bỏ vào cốp xe mang về nhà. Vì két chật quá nên phải để ở trên nóc. Tiền của nhà khác vẫn còn nguyên, chỉ thiếu duy nhất một cục tiền nhà Dũng Loan. Hôm nay mẹ kiểm tiền để mai thanh toán nhập hàng.

Thủy Tiên hỏi lại lần nữa:

– Mẹ chắc chứ?

– “Chắc chắn, không thể nhầm được”, dân buôn phố cổ từ bé đã được tiếp xúc với tiền và hàng. Họ có một biệt tài là nhớ dai kinh khủng, bất kể tiền và hàng có nhiều đến đâu. Điều này được tạo ra là nhờ gen di truyền thì phải.

Thủy Tiên bắt đầu suy tư theo kiểu thám tử, cô nàng đưa tay lên bóp trán vừa đi vòng vòng quanh phòng vừa suy nghĩ, ra vẻ ưu tư lắm, một lúc sau mới chầm chậm đưa ra phán đoán của mình:

– Mẹ đã khẳng định như vậy thì chắc là bị mất tiền thật rồi. Con thì không lấy …… Thôi đúng rồi, vậy chỉ còn một nguyên nhân thôi ……. Nhà mình có trộm.

Cẩm Tú cũng chấn động vì phán đoán của con, nghe nó nói sơ thì thấy có lý quá. Nhà chỉ có hai mẹ con, không ai lấy thì chắc chắn phải là kẻ trộm rồi. Lại nghĩ đến chuyện nếu có trộm lẻn vào nhà, lấy tiền thì không sao, nhiều mà, nhưng nhỡ nó làm liều đè cả mẹ cả con ra mà hãm hiếp thì không biết sẽ thế nào. Mình tưng đây tuổi rồi có khi còn chịu được, chứ Thủy Tiên mới lớn thế kia mà bị hiếp không biết sẽ ra làm sao. Cẩm Tú kinh hãi, run lên bần bật:

– Chết rồi, nhà mình có trộm. Vậy phải làm sao bây giờ? Mẹ sợ lắm.

Thủy Tiên vẫn đi vòng vòng quanh phòng chưa thèm dừng lại, nhưng cô nghĩ mãi cũng không đưa ra được phán đoán nào tiếp theo, bỗng cô nhớ đến một người:

– Nhà mình có bác Quân làm công an. Mẹ gọi cho bác ấy đi.

Trong lúc bĩ cực không suy nghĩ được nhiều, giống như lúc chết đuối vớ được người đến cứu. Cẩm Tú lẩy bẩy lấy điện thoại ra bấm gọi anh Quân, là một người anh con chú con bác của Cẩm Tú, làm nghề công an cũng ở gần đây.

– Phải rồi, gọi cho bác Quân.

Mười lăm phút sau thì bác Quân có mặt ở nhà Cẩm Tú, bác mặc thường phục vì đang nghỉ ở nhà. Sau khi đi một vòng quanh nhà, từ cổng tới cửa, kiểm tra phòng ngủ của Cẩm Tú và Thủy Tiên, bác vòng lên tận ban công rồi mới xuống phòng khách ở tầng 1. Trong lúc bác kiểm tra tỉ mỉ từng thứ một thì Cẩm Tú đã trình bày sơ lược chuyện mình mất tiền cho bác nghe rồi.

Xuống đến phòng khách, bác ngồi đối diện với hai mẹ con Cẩm Tú, hình như hai mẹ con đang run sợ điều gì đó thì phải. Bác nói giọng ôn tồn:

– Em vẫn khẳng định là mình mất tiền.

Cẩm Tú khẳng định lại một lần nữa:

– Em chắc chắn. Hôm qua em nhận tiền hàng ở tiệm vàng. Có rất nhiều cục tiền của nhiều nhà. Em kiểm tra thì chỉ thấy thiếu đúng một cục 100 triệu của nhà Dũng Loan Hải Phòng, những nhà khác còn nguyên cả. Sổ sách em ghi đầy đủ hết.

Bác Quân suy nghĩ một lúc rồi nói, vẫn cái giọng chậm chắc của mình:

– Anh đã kiểm tra hết nhà em rồi, không có dấu vết của phá khóa, không có dấu vết của lục lọi. Với lại nếu là trộm thì phải mất tất cả tiền, ít nhất là số tiền em để trên nóc két. Đằng này lại chỉ mất đúng một tập, có thằng trộm nào lại thương chủ nhà như vậy cơ chứ?

Lúc này Thủy Tiên và cả Cẩm Tú mới ngớ người ra:

– Ừ nhỉ, thế em không nghĩ ra. Quái lạ, vậy thì tại sao nhỉ?

Bác Quân nhìn ngó xung quanh phòng theo phản xạ của người làm công an, bác hỏi thêm:

– Nhà này ngoài hai mẹ con thì còn ai hay đến nữa không? Hoặc là có người nào có chìa khóa nhà nữa không?

Hai mẹ con suy nghĩ một hồi, trong đầu họ từ lúc xảy ra sự việc đến nay chưa từng nghĩ đến người ấy, nhưng nghe bác Quân hỏi thì không ai bảo ai, hai mẹ con cùng quay mặt nhìn về phía nhau. Trong ánh mắt họ như cùng báo cho nhau biết là họ có cùng suy nghĩ. Rồi cả hai cùng hấp háy môi:

– Nghĩa!

Bác Quân bắt được sóng ngay:

– Nghĩa là ai?

Trầm tư một lúc Cẩm Tú mới dám nói, cô không bao giờ tin và cũng không thể tin Nghĩa là kẻ trộm tiền:

– Là thợ em thuê làm vườn. Cậu ta hàng ngày vẫn đến đây chăm sóc vườn hoa. Em có cho cậu ta chìa khóa cổng. Nhưng cậu ta không có chìa khóa nhà, với lại ……… tính cậu ta em biết. Cậu ta không thể là kẻ trộm được.

Thủy Tiên đế thêm vào:

– Đúng đấy bác Quân ạ. Anh Nghĩa anh ấy hiền lành chất phác lắm. Cháu chắc chắn là anh ấy không phải kẻ trộm đâu.

Bác Quân chưa gặp Nghĩa bao giờ đương nhiên bác nghi ngờ những lời nhận xét của mẹ con Cẩm Tú. Cuộc đời làm công an của bác ngót nghét mấy chục năm rồi, có chuyện gì, có dạng người nào mà bác chưa từng gặp qua chứ:

– Muốn biết thì chỉ còn cách gặp cậu ta thôi. Giờ có hai cách, một là gặp với tư cách cá nhân, hai là mời cậu ta về đồn hỏi. Nếu cậu ta trong sạch thì không có việc gì phải sợ cả.

Cẩm Tú đứng phắt dậy, đi đi lại lại trong phòng. Mọi sự nghi vấn bây giờ đổ dồn lên Nghĩa làm cô lo lắng khôn cùng. Mình và Nghĩa đã đi đến bước này rồi, giờ đây nếu thực sự Nghĩa làm như vậy thì mối quan hệ ấy sẽ ra làm sao đây. Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, quả thực cậu ta làm như vậy thì dù cho mình có yêu cậu ta, có cần cậu ta đến mấy thì cũng không thể dung thứ được. Nay cậu ta lấy có 10 triệu, số tiền không phải là lớn lắm, nếu mình bỏ qua lần này thì sẽ còn lần khác, mà cái lần khác ấy không chỉ có 10 triệu đâu. Tiền không tiếc lắm, nhưng tiếc một cái là mình đã tin tưởng cậu ta, đã trao cho cậu ta tình cảm. Vậy mà cậu ta dám làm như vậy với mình.

Trong lúc này chắc chắn Cẩm Tú không thể có suy nghĩ thấu đáo được rồi:

– Hay là cứ gặp với tư cách cá nhân đã anh ạ. Nếu thực sự là cậu ta lấy thì em cũng sẽ tha thứ thôi, vì cậu ta còn trẻ, có khi vì cái gì đó mà trót dại.

Bác Quân đứng dậy:

– Ai biết nơi ở của cậu ta?

Đến giờ phút này thì Thủy Tiên cũng dần dần thay đổi suy nghĩ của mình. Từ lúc đầu cô vẫn đinh ninh là Nghĩa chắc chắn không phải thủ phạm, nhưng nay nghe bác Quân, rồi nghe mẹ nói cô cũng nửa phần tin là Nghĩa vì chuyện gì đó mà trót lỡ lấy tiền của mẹ rồi:

– Cháu biết ạ. Một lần cháu đưa anh Nghĩa về xóm trọ của anh rồi.

—–

Trở lại với không khí trong xóm trọ, từ khi bắt đầu buổi liên hoan đến giờ cũng được ngót nghét hai tiếng rồi. Bia cỏ cũng đã cạn, đồ ăn cũng đã gần hết, câu chuyện cũng dần đi vào hồi hết. Ai nấy đều vui mừng vì sau một năm làm việc ít nhiều cũng có của để dành.

Ấy thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Khi mọi người còn chưa kịp đứng dậy thì có 2 chiếc xe máy phi vào trong sân khu trọ dừng ở ngay gần chỗ mọi người đang liên hoan. Người ngạc nhiên nhất là Nghĩa vì trên chiếc xe Spacy mầu trắng là 2 người phụ nữ rất quen thuộc với cậu, mẹ con Cẩm Tú. Còn người ngồi trên chiếc @ cũng mầu trắng nốt là một người đàn ông đứng tuổi mà Nghĩa chưa gặp bao giờ. Nghĩa đứng dậy luôn chạy ra đón niềm nở:

– Ơ, cô Cẩm Tú, Thủy Tiên nữa. Sao mọi người lại đến đây ạ?

Cẩm Tú không biết nói sao với Nghĩa lúc này, nhìn ánh mắt cậu ta sáng trong như gương thế kia, làm sao lại có thể trở thành kẻ trộm được cơ chứ. Chưa kịp nói gì thì người đàn ông đứng tuổi đã ở đằng sau tiến lên phía trước hỏi Nghĩa:

– Cháu là Nghĩa phải không?

Mọi người bắt đầu chú ý đến ba người vừa mới đến. Nghĩa trả lời người đàn ông vừa hỏi mình:

– Vâng, cháu là Nghĩa đây ạ. Bác là ………..

Người đàn ông móc từ túi áo ngực ra ra một tấm thẻ mầu đỏ ghi rõ là công an:

– Tôi là công an quận Hoàn Kiếm. Cậu có thể vào trong phòng cho tôi nói chuyện được không?

Mọi người xóm trọ đứng cả dậy, người đàn ông vừa rồi có xưng rõ là công an, lại giơ thẻ ra đàng hoàng giống như là đang đi bắt người phạm tội. Anh Cung và chị Mận là lo lắng nhất, anh Cung tiến trước, chị Mận theo sau nói cướp lời của Nghĩa vì bản thân Nghĩa đang run như cầy sấy, cậu không bao giờ nghĩ được rằng có công an lại đến tìm mình. Trong khi đó thì Cẩm Tú và Thủy Tiên đứng cạnh nhau vẫn chưa chịu nói một tiếng nào.

– “Có chuyện gì vậy, chúng tôi là anh chị của Nghĩa, xin hỏi chú có việc gì mà tìm Nghĩa ạ?”, anh Cung nói với người đàn ông giơ thẻ công an.

Bác Quân cũng có chút tế nhị khi sự việc còn chưa rõ ràng:

– Được rồi, mời cả anh chị cùng với Nghĩa vào trong phòng, ở ngoài này đông người nói chuyện không tiện.

Nhưng bác Quân có một chút lầm lẫn, người dân quê hiếu kỳ lắm. Mặc dù không được vào trong phòng nhưng họ túm tụm lại ở cửa phòng Nghĩa để nghe ngóng xem có chuyện gì xảy ra.

Trong căn phòng chật hẹp nhưng sạch sẽ của Nghĩa có rất ít đồ. Ngoài đồ vệ sinh cá nhân trong phòng tắm thì ở phòng ngoài có một cái tủ vải chứa quần áo. Một cái giường có chăn gối được gấp gọn gàng cẩn thận. Cuối giường có một cái balo bộ đội của chú Lãm cho ngày Nghĩa lên Hà Nội. Trong đó đựng hầu hết là sách.

Căn phòng trở nên chật hẹp vì có mẹ con Cẩm Tú – Thủy Tiên, vợ chồng anh Cung – chị Mận, Nghĩa và bác Quân công an tất cả vị chi là 6 người. Người mở lời đầu tiên là bác Quân, bác hỏi Nghĩa:

– Cháu là thợ làm vườn cho cô Cẩm Tú có phải không?

Nghĩa đứng cạnh anh chị của mình, trong lúc này cậu có cảm giác như anh chị là chỗ dựa duy nhất cho mình. Cũng không biết tại sao lại có công an đến đây tìm mình, không biết là vì chuyện gì nữa, nhưng phản ứng của những người lương thiện khi gặp công an đầu tiên chính là sợ cái đã, nhất là đối với một người trẻ tuổi, lần đầu tiên va chạm với cuộc sống như Nghĩa:

– Vâng ạ.

Bác Quân hỏi tiếp:

– Cháu có chìa khóa nhà của Cẩm Tú.

– Vâng ạ, cô có đánh cho cháu một cái chìa khóa cổng để cháu tiện đến chăm cây. Cháu vẫn giữ chìa khóa đây ạ.

Nói xong Nghĩa móc ở đỉa quần mình ra một chùm gồm 2 chìa, một là chìa khóa phòng trọ, 2 là chìa khóa cổng nhà Cẩm Tú.

Bác Quân nhìn vào mắt Nghĩa để kiểm tra sự trung thực, bác đi vào vấn đề chính:

– Nhà của Cẩm Tú bị mất 10 triệu. Cháu nói thật đi, cháu có lấy không?

Người ở bên ngoài cửa phòng lúc nhúc, cũng như người ở trong phòng đều hết sức kinh ngạc. Đặc biệt là Nghĩa, cậu không chắc là mình có nghe nhầm hay không nữa, chưa kịp nói thì chị Mận đã nhanh mồm nói trước như để trấn an tinh thần đứa em:

– Này, chú nói gì vậy? Không có chuyện em tôi lấy trộm tiền đâu. Chú đừng có vu oan cho em tôi.

Anh Cung và chị Mận là những người cận kề với Nghĩa nhất, anh chị đương nhiên chẳng bao giờ tin là Nghĩa trộm tiền của người ta rồi. Nhưng những người ngoài kia, cùng làng cùng xã đấy nhưng chẳng qua cũng chỉ là những kẻ xa lạ, họ bắt đầu nghi ngờ.

Nghĩa run lẩy bẩy, miệng lắp bắp nói mãi mới thành tiếng, quả thực cậu sợ:

– Cháu …… cháu ……….. không lấy …… Cháu …. không biết ……

Cẩm Tú nhìn Nghĩa với ánh mắt thương cảm vô bờ bến, nhưng chuyện đã đến nước này cô cũng đành thuận theo ý của bác Quân mà thôi. Thủy Tiên cũng nhìn Nghĩa giống như mẹ, cô nàng bặm môi không dám nói một lời nào, cứ bám vào tay mẹ chẳng rời.

Bác Quân nói tiếp:

– Cháu có thể cho bác kiểm tra phòng của cháu không? Trước sự chứng kiến của anh chị cháu?

Nghĩa đương nhiên gật đầu, cậu đâu có làm gì mà sợ:

– Vâng ……….. ạ!

Giờ phút này mới là căng thẳng tột cùng của mẹ con Cẩm Tú. Cả hai đều khấn trời khấn phật cho bác Quân không tìm thấy tiền trong đây. Mất tiền cũng chẳng sao, chỉ là sợ mất tình người mà thôi.

Bác Quân tìm trong chiếc tủ vải quần áo đầu tiên, bác tìm ngăn trên, ngăn dưới, bóp bóp vào các túi quần áo, lôi cả từng món đồ trong túi quà Tết ra nhưng cũng không thấy.

Tất cả mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Rồi Bác Quân lại giở chăn và gối ra, rũ rũ cái chăn mong tiền ở trong đó thì rơi ra. Cũng không thấy. Khuôn mặt mọi người dãn ra một chút.

Cuối cùng, bác nhìn thấy cái ba lô bộ đội nằm ngay ngắn ở cuối giường, bác mở khóa, bên trong có rất nhiều sách. Bác lôi từng quyển ra. Rất nhiều loại sách về nông nghiệp, về hướng dẫn cách trồng cây, về kinh tế nông nghiệp, về phân bón, về lai tạo giống, về các loại hoa .v.v.

Tiếp theo là một tờ giấy A4 gấp làm đôi, tò mò bác giở ra xem rồi đọc to cho mọi người nghe: “Thông báo trúng tuyển đại học Nông nghiệp I, Nguyễn Trọng Nghĩa, đỗ thủ khoa, 29 điểm. Toán 10, Hóa 10, Sinh 9, Ái chà học cũng giỏi phết nhỉ”.

Bác lại thò tay vào trong ba lô, từ từ lôi ra một thứ. …………. Đó chính là tập tiền 100 nghìn.

Cẩm Tú và Thủy Tiên không tin vào mắt mình.

Cả xóm trọ nhốn nháo chen chúc nhau ở cửa phòng. Tiếng ai đó nói lẫn với tiếng đám đông đang bàn tán xôn xao: “Tưởng thế nào”; “Trông mặt thì lành thế ai dè”; “Mẹ nó có đến nỗi nào đâu mà nó lại thế nhỉ?”; “Gia cảnh nhà nó bi đát quá ấy mà”; “Ui giời, giờ chẳng biết thế nào mà lần, chẳng biết tin ai bây giờ nữa”; “Chắc khó quá làm liều đây mà”; “Quả này thì chết rồi”.

Anh Cung và chị Mận đứng như trời trồng, nói không ra tiếng, hai hàm răng run run va vào nhau lập bập. Anh Chị không thể tin được đứa em Nghĩa hiền lành chất phát lại làm cái việc này. Nhưng tiền thì rõ ràng là ở trong ba lo của Nghĩa không thể sai được, tận mắt chứng kiến có lẽ anh chị mới tin. Chứ nghe người khác nói thì đương nhiên anh chị không tin rồi.

Còn Nghĩa trông mới khổ sở làm sao. Nhìn thấy cục tiền chú công an lôi ra trong đáy ba lô mình mà cậu cứ ngỡ đây là giấc mơ. Tiền này sao lại ở đây? Sao lại ở trong cái ba lô của mình chứ? Nghĩa chẳng suy nghĩ được gì nữa vì nỗi sợ hãi dâng trào, cậu còn sợ hơn cả lúc cậu và Thủy Tiên chìm dần xuống đáy sông Hồng:

– Sao lại thế …….. cháu không biết ………… Cháu không biết sao trong ba lô cháu lại có tiền ……………

Bác Quân đã được Cẩm Tú dặn trước là nếu có tìm được tiền cũng không được làm quá lên, bác đưa cục tiền đến trước mặt Cẩm Tú:

– Có phải tiền của em không?

Không phải kiểm tra kỹ thì Cẩm Tú cũng khẳng định chắc chắn rằng tiền này là của cô, bởi ở tờ ngoài cùng có dòng chữ bằng mầu đỏ do chính cô viết tay lên đó: “Dũng Loan – Hải Phòng, 10 triệu”. Cô gật đầu xác nhận.

Bác Quân coi như là đã xong việc, bác nhường lại phần giải quyết cho Cẩm Tú. Đúng như lời Cẩm Tú căn dặn từ trước, Nghĩa vẫn còn trẻ, có thể vì khó khăn quá mà trót dại và Cẩm Tú sẵn sàng bỏ qua.

Cẩm Tú đứng trước mặt Nghĩa, sự thật dù không muốn tin cũng là sự thật, cô bỏ qua không có nghĩa là cô sẽ tha thứ:

– Nghĩa, mẹ con cô đối với cháu như thế nào. Sao cháu nỡ làm như vậy. Nếu thiếu tiền có thể bảo cô giúp được mà. Lần này cô bỏ qua cho cháu, nhưng từ nay cháu không cần đến nhà cô nữa đâu. Vườn hoa để cho nó chết đi cũng được.

Nghĩa chẳng biết nói câu gì, ngoài lảm nhảm những câu không đầu không cuối:

– Cháu không lấy tiền của cô đâu mà. Xin cô tin cháu. Cháu không biết gì hết ……

Nhưng đáp lại chỉ là một cái lắc đầu thương cảm của Cẩm Tú. Chính cô cũng cảm thấy xót xa vì vừa đánh mất một cái gì đó quý giá trong cuộc đời. Cô bám lấy tay con kéo ra khỏi phòng trọ của Nghĩa. Mọi người thấy ba người bước ra khỏi phòng, trên tay vẫn còn cầm cục tiền đều dạt ra hai bên nhường chỗ cho họ đi.

Cẩm Tú ra đến xe máy thì nghe thấy tiếng Nghĩa thét lên trong phòng vọng ra đến tai cô:

– Hu hu hu. Em không lấy tiền của người ta đâu. Hu hu hu hu!!!! Anh chị phải tin em. Hu hu hu hu ! Mẹ ơi ……….. Mẹ ơi !!!!!!!!!!!!!!!!

Có lẽ lúc này Nghĩa nhớ mẹ nhất. Bởi trong thế giới bao la rộng lớn này, chỉ có mẹ là sẽ tin lời con của mình mà thôi.

— Hết chương 18 —​