Nắng Trong Mắt Ai

Tính sĩ diện đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo là nguyên nhân giết chết tình yêu. Và có vẻ như cả Thùy Chi và Linh hình như chưa nghe thấy, hoặc giả có nghe thấy thì cũng đang cố vờ như chưa nhớ ra.
Anh chàng thầy giáo cứ nghĩ mình đã tán gần đổ Thùy Chi nên lại càng hay hẹn hò tợn. Thùy Chi từ chối mãi không xong, đành bấm bụng đi theo, trong lòng chỉ thấp thỏm Linh thấy. Từ hôm đến “nhìn mặt” cô xong đến giờ Linh vẫn nhắn tin bình thường. Thùy Chi cũng nhớ Linh nhưng những hình ảnh đó khiến cô vẫn chưa xẹp cái cục tôi to đùng của mình để chịu làm lành với Linh. Cái việc hiểu nhầm nhưng luôn cố tình không có gì và không thắc mắc trực tiếp với đối tượng chính khiến các mối quan hệ thỉnh thoảng đi chệch hướng quỹ đạo. Đáng lẽ mọi việc chẳng có gì, Linh có thể giải thích ngay được cho Thùy Chi hiểu, nhưng gì Thùy Chi kiêu không hỏi gì nên Linh lại càng không hiểu sự thể ra làm sao.
Tối hôm ấy Linh cùng mấy đồng nghiệp rủ nhau đi xem phim. Chẳng may cho Linh hay cho Thùy Chi, vì tối đó anh thầy giáo lại cũng hẹn hò ở đây. Linh và bạn của cô đến sớm, ngồi ở hàng ghế giữa. Còn cặp của Thùy Chi với anh thầy giáo ngồi ở hàng ghế trước, cách chỗ của Linh 4 dãy ghế. Đang chăm chú xem phim, chợt cậu bạn ngoảnh sang bảo Linh:
– Em kia nhìn xinh chị nhỉ, lúc nãy em thấy em ấy đứng ở ngoài kia, em đang định lại làm quen thì hóa ra cô ta đi cùng người yêu, tiếc thế!
Vừa nói cậu ta vừa chỉ cho Linh. Ánh mắt Linh hướng theo và giật mình. Là Thùy Chi. Trái tim đau nhói. Có thể thật chứ không phải cô ấy trêu mình. Có vẻ như cô ấy đã bắt đầu có tình cảm với người khác giới. Với tính cách cô ấy, chả có gì khiến cô ấy ngó lơ mình trong thời gian vừa qua. Chắc là cô ấy đã xác định được mình là ai rồi. Linh cầm điện thoại gọi cho khách hàng, bấm số của Thùy Chi để chắc chắn có phải là Thùy Chi không, trong ánh sáng không đều của rạp chiếu phim, dễ nhầm lắm chứ. Cô đưa điện thoại lên tai và quan sát người cách mình 4 dãy ghế thật kĩ. Có tiếng trả lời:
– Alo, tôi là Thùy Chi đây – người đó đang cầm điện thoại đưa sát vào tai. Là Thùy Chi thật rồi. Trái tim của Linh như bị ai bóp nghẹt. Bất ngờ anh thấy giáo quay sang hôn lên má Thùy Chi. Linh thấy Thùy Chi vùng vằng, không, hoặc có thể là đang cười cũng nên. Ai mà biết được, khoảng cách quá xa để xác định được họ đang làm gì. Biết đâu… là hơn thế. Cô ngồi như bị thôi miên, mắt dán vào lưng của Thùy Chi.
Đôi khi con người ta như có giác quan thứ 6. Những lúc bị nói xấu này, hoặc những lúc nguy hiểm sao đó, hoặc có thể là vì một đôi mắt như ánh đèn pha đang chiếu thẳng vào lưng mình. Cảm giác nhột nhạt, Thùy Chi quay lưng lại và bắt gặp ánh mắt của Linh. Cô hốt hoảng. Nếu như Linh ngồi ở ghế đó từ đầu thì nghĩa là mọi nhất cử nhất động của cô và anh thầy giáo Linh đều biết. Chẳng lẽ nào cái số điện thoại lúc nãy là của Linh gọi thử??? Thay vì hả hê thì Thùy Chi thấy bối rối và lo lắng. Chắc chắn cái hôn lúc nãy của thầy giáo – người mà cô nghĩ sẽ dùng để khiến Linh ghen tuông đã bị nhìn thấy.
Thùy Chi quay lại lần hai thì đã không thấy Linh đâu, chiếc ghế trống – nghĩa là Linh đã bỏ về. Chết rồi, làm sao bây giờ? Mình đùa hơi quá rồi!
Chuyến bay kết thúc sớm hơn dự định. Linh đang có mặt ở Huế. Không khí nơi đây thật khác xa SG. Một nơi thì tấp nập ồn ã, một nơi thì thanh bình và trầm mặc đến kì lạ. Cứ như mình đang ở điều hòa mát lạnh, chạy ra ngoài trời thấy nóng bức đột ngột đến khó thở. Linh nhanh chóng bắt taxi và về khách sạn đã được đặt từ trước. Đường phố ở Huế không ồn ào, tấp nập. Mọi người đi lai trên đường không lộ vẻ vội vàng, chen lấn gì cả.
Một chuyến bay không quá mệt nhưng thời gian qua khiến Linh khá mệt mỏi, bước chân vào khách sạn, thực hiện xong các thủ tục cần thiết, Linh lên phòng gọi điện thông báo tình hình cho một vài người rồi lăn ra ngủ.
***
Ngay cái tối mà Linh bắt gặp Thùy Chi trong rạp chiếu phim, Linh đã gọi điện cho Giám đốc và xin phép được nghỉ dài hạn. Được sếp đồng ý, ngày hôm sau cô lên thông báo tình hình cho nhân viên, phân công công việc, đồng thời cử cậu trợ lý lên điều hành thay mình trong thời gian tới. Chiều tối cô đến tạm biệt gia đình Hùng rồi đến sân bay luôn. Cô không nói rõ là mình sẽ đi đâu, chỉ giải thích ngắn gọn, trong thời gian đó cô nhờ chị Bình thỉnh thoảng lên dọn nhà cho đỡ việc không có hơi người.
Với thời gian nghỉ dài hơi như vậy, Linh mong rằng mình sẽ quên Thùy Chi và sẽ có những hướng phát triển mới cho mình. Cô đắn đo việc sẽ đi đâu, và cuối cùng cô chọn Huế là điểm đến đầu tiên của mình. Mong rằng sự yên bình nơi đây sẽ giúp cô tĩnh trí.
***
Tối hôm ấy. Thùy Chi vẫn hy vọng Linh sẽ gọi điện hay nhắn tin cho cô. Nhưng tuyệt nhiên không. Trong lòng tuy thấp thỏm nhưng Thùy Chi thấy vui vì rõ ràng đã khiến Linh giận. Cái cảm giác như trả được nợ khiến Thùy Chi không thèm nhắn tin làm lành mà dứt khoát chờ đợi việc làm lành của Linh. Nhưng chờ mãi sang ngày hôm sau mà cô vẫn không thấy Linh liên lạc gì. Đến tối không chịu được, Thùy Chi đành bấm bụng gọi điện cho Linh, nhưng không liên lạc được. Nghĩ lại thấy mình quá đáng, tối hôm sau, Thùy Chi mua một bó hoa thật đẹp rồi đến nhà người yêu. Cô gọi mãi, chờ mãi, gọi điện thì không liên lạc được đành hậm hực ra về. Ngày hôm sau, rút kinh nghiệm sợ đến nhà không gặp, cô đến công ty của Linh chờ ngoài cổng. Chờ mãi hết giờ làm rồi, mọi người lục tục kéo nhau về mà vẫn chưa thấy Linh ra, Thùy Chi đâm sốt ruột. Cô đến phòng bảo vệ hỏi Linh, nhân viên bảo vệ bảo rằng:
– Cô ấy (Linh) xin nghỉ phép rồi. Bắt đầu nghỉ từ hôm qua
– Có thật không chú? Có thật là Linh không chú, Vũ Hoài Linh ạ?
– Thì công ty chỉ có mỗi một Linh!
– Thế chú có biết cô ấy đi đâu không ạ?
– Chịu, chỉ biết là đi thôi. Thế cô gặp cô ấy có việc gì, nếu công việc thì có thể trao đổi với cậu Huân, bây giờ cậu ấy là người điều hành trực tiếp ở đây.
– Ơ dạ không ạ. Cảm ơn chú.
Thùy Chi rã rời chân tay. Lết về đến nhà nằm vật ra, khóc nức nở. Thôi chết rồi, gậy ông lại đập lưng ông. Chắc chắn Linh nghĩ mình yêu người khác nên mới bỏ đi đột ngột như vậy. Điện thoại thì không liên lạc được. Mình có thể làm gì đây? Em xin lỗi! Thùy Chi gào lên trong nước mắt. Nhưng muộn mất rồi.
***
Đã một tuần trôi qua. Linh bắt nhịp dần với cuộc sống ở Huế. Cô thuê một phòng trọ của người dân, nhìn khá khang trang. Cô nói chuyện với họ những lúc ở nhà. Hầu hết thời gian cô đi ra ngoài và tìm hiểu những danh lam thắng cảnh có tiếng, đến xem những dự án nổi bật đang phát triển tại Huế. Vừa đi chơi vừa tìm hiểu những khả năng phát triển BĐS ở Huế, một công đôi việc.
Chiều hôm ấy đang đi dạo thì trời mưa. Cô vội chạy vào một quán bánh dọc đường. Trong quán ồn ào, nào là người thì trú mưa, nào là khách đang ngồi ăn. Góc này là mấy cô nhân viên văn phòng nghỉ giải lao xuống ăn bánh, kia là mấy người bán hàng rong chạy mưa. Linh đột nhiên để ý đến cái bàn trong góc, nơi có mấy cô bé đang vừa ăn bánh vừa trêu đùa nhau. Chắc là sinh viên – Linh nghĩ thầm, vì cô nhìn thấy họ mặc áo dài. Trong số đó có một cô bé nhìn rất duyên, khi cười lộ má lúm đồng tiền xinh xắn, ánh mắt trong sáng vô cùng.
Linh tiến lại gần và gọi đại 2 cái bánh khác nhau rồi mang đĩa đến ngồi gần bàn của cô bé đáng yêu đó.
– Cô bé ơi, cho tôi hỏi bánh này tên là gì thế, nó làm từ gì vậy?
– Chị hỏi em ạ? Cô bé quay sang nhìn Linh thắc mắc.
Chả hỏi cô thì hỏi ai. Tôi đang nhìn vào cô cơ mà.
– Chào em, mình là người mới ở đây. Thấy mấy em ăn bánh ngon quá nên cũng gọi ăn thử. Nhưng đây là bánh gì vậy em?
– Bánh nếp đó chị. Nó được làm từ bột nếp và đỗ nghiền. Chị là người miền Bắc ạ?
– Ừ đúng rồi, à mà không phải. L cười vì câu trả lời ngắc ngứ của mình. Tôi là người miền Trung, ở HN, giờ thì đang sống ở SG. Nghe dễ sợ không? Em là sinh viên à?
– Dạ. Em học Quốc học Huế. Chị đã đi xem được những đâu rồi?
– Cũng chưa nhiều em ạ. Tại không có người dẫn đi. Em là sinh viên, thế em học buổi sáng hay chiều vậy?
– Em học sáng. Chị hỏi làm gì vậy?
– À, nếu em có thời gian rảnh và thuận tình thì tôi muốn nhờ em giúp tôi, như là hướng dẫn viên du lịch đó. Tôi sẽ gửi tiền cho em theo từng giờ hoặc từng buổi.
Vừa nói đến đó, mấy cô bạn nãy giờ chăm chú ngồi nghe chợt ào lên.
– Hay đấy Thảo ơi. Vừa được đi vừa được tiền vừa được giới thiệu quê mình. Đi đi!
– Chị ơi, thế chị cần mấy người?
– Chị ơi, cái Thảo biết nhiều địa điểm hay lắm đấy chị. Nó là dân tình nguyện mệt nghỉ ở trường em đấy!
Mấy cô bạn tranh nhau nói ào ào, khiến Linh nghe câu được câu chăng. Cuối cùng cô cũng phải “stop” đám “bậu xậu” xung quanh:
– Tôi chỉ cần một người thôi, cảm ơn các bạn. Rồi cô quay sang Thảo và bảo, nếu em đồng ý thì tìm tôi theo địa chỉ này, tôi đang thuê phòng ở đây, Linh đưa địa chỉ nhà trọ cho Thảo.
Trời cũng đã tạnh mưa, Linh đứng dậy ra về, cô gửi tiền luôn cho đám sinh viên. Vừa đi cô vừa nghĩ, Thảo nhìn duyên thật. Cái lúc Thảo ngơ ngác khi được đề nghị làm hướng dẫn viên, cô bé xấu hổ má ửng hồng cả lên, đáng yêu quá.
Đang ngồi xem lại mấy kiểu ảnh mà mấy hôm đến Huế đã chụp được thì Linh nghe bà chủ nhà báo có khách với giọng rất ngạc nhiên. Bà chẳng hiểu sao một người vừa đến đây đã có thể có khách ngay được.
Là Thảo.
Thảo vẫn đang khoác lên người bộ áo dài trắng tinh khôi. Nhưng điều đó cũng vô hình chung khiến Linh nhớ đến Thùy Chi. Lần đầu tiên gặp nhau, cô giáo cũng đã mặc bộ áo dài thướt tha. Sững một vài giây, Linh vội vàng mời Thảo vào phòng.
Bây giờ bạn có thể xem được nội dung ẩn- Em uống gì nhỉ?
– Dạ nước lọc thôi chị!
Linh phì cười.
– Chị cứ tưởng mình đang ở nhà nên hỏi… như đúng rồi. Ở đây đúng là có mỗi nước lọc. Chúng ta ra ngoài uống nước nói chuyện nhé!
– Dạ được ạ.
Thảo dẫn Linh đến một quán cà phê theo đúng nghĩa. Ở đó chỉ cà phê và cà phê.Quán cà phê ở đây khá đặc biệt. Cái kiểu trung hòa với miền Bắc và bắt chước một ít của miền Nam, tự dưng vào đó người ở hai miền lại có thể tìm thấy những nét tương đồng thân quen.
– Em nghĩ là em sẽ lập một kế hoạch chi tiết để chị tiện theo dõi.
– Ok.
– Chị đã nghĩ là sẽ đi đâu chưa ạ?
– Đi đâu không quan trọng, miễn là người giới thiệu có hấp dẫn hay không thôi!

– Em sinh năm bao nhiêu nhỉ?
– Dạ em sinh năm 1990.
– Ối, trẻ thế cơ à? Thảo nào cô bé khiến tôi thích ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Thảo đỏ mặt bẽn lẽn.
– Em sống gần đây không?
– Cũng gần chị ạ. Cách đây khoảng 4km.
– Thế em đi học bằng gì?
– Xe đạp hoặc thỉnh thoảng là đi xe máy của bố ạ.
– Em đi tình nguyện những đâu rồi?
– Em vẫn đi theo đoàn của trường đến các vùng nông thôn của Huế thôi chị. Mình cần tình nguyện ngay nơi đây chứ cần đi đâu.
– Ngày còn sinh viên chị cũng đã từng đi. Bọn chị đi lên vùng núi.
Câu chuyện kéo dài, cho hai người mặc sức tìm hiểu nhau.
Giọng Hà Trần từ đĩa hát dặt dìu, dặt dìu “Cuộc đời lạ lùng, cuộc đời ước mơ những điều viển vông. Lòng người lạ lùng, lòng hay mong nhớ những điều hư không…”. Giờ này cô giáo đang làm gì nhỉ? Hôm nay thứ hai chắc cô giáo mặc áo dài… Linh cứ ngồi lẩn thẩn. Bài hát của Thanh Tùng hay quá. Đúng là “vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì” khiến Linh hụt hẫng. Cái nhẫn vẫn đang nằm trong túi. Xót xa cho cái nhẫn, mày lại phải chờ rồi, nhẫn ơi!
– Chị!
– Chị đang nghĩ gì thế?
Tiếng Thảo gọi làm Linh giật bắn người, cô vội đưa mình về với hiện tại.
***
– Ai đó?
– Đâu?
– Kia!
– À, khách hàng của mình!
– Hình như cái chị người Bắc đó, cái hôm ngồi ăn cùng ở quán bánh.
– Đúng đấy
– Chị ấy đến đón bạn à?
– Chị ấy muốn đi về khu nhà vườn. Hình như là dân xây dựng hay sao ấy.
– Kinh hồn. Chị ta thuê ô tô tự đi thì có vẻ sành đấy. Bạn cẩn thận!
– Cẩn thận gì cơ?
– Mình không biết, chỉ nhắc bạn thế thôi.
– Mình thấy chị ấy nhã nhặn lắm.
– Bạn vốn dĩ đã thích giọng Bắc mà, nên hay ưu ái cho những người nói giọng đó lắm.
– Thôi tớ đi đây
– Ok, vui nhé!
Linh thuê xe và tự lái để đưa Thảo (hay là Thảo dẫn đường) đến các khu nhà vườn, vốn đã nổi tiếng trong văn chương. Những ngôi nhà nằm trong khu vườn rộng mênh mông, xanh một màu tươi mới. Xưa Hàn Mặc Tử chả có câu “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc” đã khiến Linh tò mò từ lâu và muốn đến tận nơi, xem tận mắt những khu nhà như thế.
– Em mệt không?
– Dạ. Em hơi say xe
– Em đến xem nhà vườn bao giờ chưa?
– Em chưa. Mấy lần định đi nhưng rồi đều để lỡ. Sao lại gọi nó là nhà vườn vậy chị?
– Vì Nhà vườn có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở với vườn cây bao quanh. Ngày trước nó chỉ sử dụng cho những khu vườn cổ thường là các phủ đệ của quan lại phong kiến, nhà ở của các thương gia giàu có thôi.
Nhà vườn có một số tiêu chí cụ thể như: diện tích đất vườn, mật độ cây xanh trong khuôn viên, các loại cây khác nhau, sự hài hòa giữa hình thức kiến trúc với không gian cây xanh xung quanh và thêm yếu tố lịch sử nữa.
– Chị tài thật, cái gì cũng biết!
– Công việc của tôi mà. Thôi em say xe thì cố ngủ đi. Tôi xem bản đồ cũng được.
– Không, chị cứ đi đi, em không sao mà
Nói thế nhưng rồi Thảo cũng gật gà gật gù ngủ lúc nào không biết. Khi mở mắt ra thì thấy Linh đang đứng bên ngoài, tay xách nách mang bao nhiêu quả, đầu đội chiếc nón Huế mới cứng.
– Em dậy rồi à? Tôi thấy em ngủ say quá nên đành đi một mình. Tặng em này – vừa nói Linh vừa đưa
chiếc nón cho Thảo
– Ôi em xin lỗi, chả có hướng dẫn du lịch nào như em. Em…
– Em mệt không? Ăn ít quả nhé! – Linh cắt ngang
Linh đưa tay đỡ Thảo dậy.
– Em không sao, em khỏe rồi
– Em ăn ít quả đi, rồi mình ra ngoài dạo một lát rồi về khỏi muộn
Viết bởi @ken_qn
Xấu hổ quá, chả ai như mình. Sao mình có thể ngủ say thế nhỉ? Chắc chị ấy cười mình lắm… Về đến nhà rồi mà Thảo vẫn chưa hết xấu hổ. Lần đầu tiên cô thấy mình trở nên ngớ ngẩn, vụng về vì sư quan tâm của người khác. Giá chị ấy là chị gái mình thì tốt quá.
Nhà Thảo là một gia đình mẫu mực, truyền thống từ xưa. Các anh của Thảo thành đạt và đã ra ở riêng. Bố mẹ Thảo là giáo viên nghỉ hưu. Cuộc sống của họ không thiếu thốn, nhưng với tính cách tự lập nên Thảo đi làm từ sớm.
Họ sống trong một căn nhà mái ngói kiểu ngày xưa. Khu vườn rộng trồng rất nhiều các loại hoa, đặc biệt là hoa Quỳnh. Bố Thảo thích hoa Quỳnh. Một loài hoa chỉ nở về đêm, thuần khiết và trong sáng vô cùng. Khắp khu vườn là các loại hoa Quỳnh khác nhau mà bố Thảo đã cất công tìm kiếm, gây giống. Bên cây hoa Quỳnh là cây Dao. Hoa Quỳnh cành Dao. Luôn là vậy, đã có Quỳnh là phải có Dao. Bên cạnh một cây yểu điệu và thuần khiết thì có một cây, chả phải là cây nở hoa, nhưng xanh và cứng cáp vô cùng làm chỗ dựa cho cây kia.