HOA XƯƠNG RỒNG – Seri Truyện Siêu Phẩm ( Đã END )

Chương 9: Tình yêu

3 tháng sau, tại Sân bay Nội Bài.

Một ngày chủ nhật đẹp trời, mặc dù chuyến bay từ Singapore về Việt Nam còn 1 tiếng nữa mới hạ cánh, thế nhưng 3 bố con Mạnh, Minh Anh và Cu Tí đã có mặt ở sảnh chờ quốc tế. Không phải tác giả viết sai là 3 bố con đâu. Không biết bằng cách nào, bỏ bùa mê thuốc lú ra làm sao mà chỉ có 3 tháng sống cùng nhau, ấy vậy mà tình cảm của Mạnh dành cho 2 đứa con lớn của Thục Trinh đã thăng tiến thần tốc, giờ đấy gọi bố xưng con cứ phải gọi là ngọt xớt đi. Cũng phải thôi, trẻ con mà, cứ chiều chuộng chúng, cứ yêu thương chúng bằng tất cả trái tim, tức khắc chúng đáp lại còn hơn thế nữa.

Để có một tiếng gọi bố của Minh Anh và Cu Tí, Mạnh đầu tư không ít tiền bạc và thời gian. Ngoài cái việc ngày 2 lần sáng chiều đưa đi đón về Mạnh còn cho chúng đi chơi rất nhiều nơi, cứ nơi nào có khu vui chơi mà chúng thích. Đi chơi xong rồi còn đi ăn gà KFC, Pizza, những món mà chúng thích nhưng mẹ Thục Trinh chưa bao giờ dẫn chúng đi ăn vì sợ chúng sẽ béo giống như mẹ. Còn nữa, không chỉ ăn và chơi, Mạnh còn mua sắm cho chúng quần áo, giầy dép đủ các kiểu, đủ các loại và tất cả đều là những đồ hàng hiệu đắt tiền. Giờ nhìn mấy đứa trẻ, chắc ai cũng nghĩ chúng là cậu ấm cô chiêu con nhà danh gia vọng tộc. Có tiền thật là sướng, có tiền mua tiên cũng được. Các cụ nhà ta nói cấm có sai bao giờ.

Thông báo phát trên loa rằng máy bay đã hạ cánh, hành khách đang làm thủ tục nhập cảnh làm sảnh đợi nhốn nháo hẳn lên, ai cũng muốn chen lên phía trước để người nhà mình có thể nhìn thấy đầu tiên. Ba bố con Mạnh cũng vậy, họ đứng sát hàng rào là một sợi dây chăng ngang, mắt chăm chú nhìn vào bên trong để tìm người thân của mình.

– “Mẹ ơi, mẹ ơi, bé Út ơi. Con ở đây này. Con ở đây này”, Minh Anh và Cu Tí nhảy cẫng lên khi nhìn thấy Thục Trinh một tay kéo vali một tay dắt bé Út từ phía trong bước ra.

Khỏi phải nói anh mắt Thục Trinh cũng mong ngóng được nhìn thấy mấy đứa con yêu thương của mình sau chừng ấy thời gian xa cách. Từ lúc nhận nuôi chúng đến giờ, Thục Trinh chưa bao giờ phải xa con lâu đến như vậy. Cũng có vài lần đi công tác trong miền nam, nhưng nhiều nhất chỉ dăm ba ngày là cô về, nay tận những 3 tháng trời đằng đẵng. Tất nhiên, trong khoảng thời gian 3 tháng ở bên Sing, với công nghệ thông tin hiện đại thì ngày nào cô cũng nhìn thấy mặt các con, được nói chuyện với các con trên Facetime thông qua kết nối với Mạnh, nhưng được nhìn thấy tận mắt, được chạm vào chúng là điều mà không một công nghệ nào có thể làm được.

– “Minh Anh – Cu Tí! Mẹ về rồi đây!”, hai mẹ con Thục Trinh rảo bước thật nhanh, đi mà như chạy ra phía ngoài.

Rồi thì không còn gì có thể cản được nữa rồi. Hai đứa trẻ nhẩy bổ lên người Thục Trinh, mỗi đứa một bên tay được Thục Trinh nhấc bổng lên trời, quay vài vòng mới dừng lại. Mạnh thấy vậy cũng định theo chân hai đứa trẻ nhẩy lên phần ngực còn trống của Thục Trinh nhưng nghĩ sao lại thôi vì ở sân bay đông người quá, chứ nếu văng vắng thì cũng thử phát xem sao.

– “Mẹ Trinh ơi, Con nhớ mẹ”, là tiếng Cu Tí.

– “Bé Út của chị! Chị nhớ em và mẹ nhiều lắm”, tiếng của cô chị cả Minh Anh.

4 người, ba đứa trẻ nhỏ tí xíu vây quanh người mẹ khổng lồ, như những chú gà con mới nở líu tíu bên mẹ gà mái, ở giữa hàng trăm cuộc hội ngộ tại sân bay. Có lẽ cảnh đoàn tụ của mẹ con Thục Trinh cũng không có gì là đặc biệt ở sảnh đến của sân bay cả, bởi ở đây những cảnh như vậy nhiều vô số kể. Ở sảnh đi là cảnh chia li tiễn biệt, ở sảnh đến là cảnh đoàn tụ yêu thương. Cuộc đời cũng như vậy, có chia li rồi sẽ có đoàn tụ, có khổ đau mới có hạnh phúc, có chông gai mới có thành công. Đó là quy luật của cuộc sống rồi.

Mạnh đứng im như tượng phỗng chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc, những tiếng khóc, những tiếng cười, những tiếng kể lể hỏi thăm của bốn mẹ con. Hạnh phúc là đây chứ đâu, tình người là đây chứ đâu. Nó chẳng ở đâu xa mà nó luôn tồn tại quanh ta, ở những điều bình dị nhất, ở những con người bình thường nhất trong xã hội.

Thấy mình thành người thừa trong hoàn cảnh này, Mạnh tủi thân ghê gớm lắm. Thấy mình cũng đẹp trai như diễn viên điện ảnh, lại tốt tính như ông chủ tịch hội chữ thập đỏ phường, ấy vậy mà có kẻ đi xa những 3 tháng về lại không thèm nhìn lấy một lần, không thèm hỏi lấy một lời. Coi kẻ đẹp choai chuẩn sói ca này như nước Sông Đà, như không khí Hà Nội dạo vừa qua, ngó lơ mới tức chứ. Nghĩ mà thương cho cái phận mình, Mạnh bắt đầu phát tín hiệu rằng anh đây cũng cần được qua tâm chứ bộ:

– E hèm!!!!! Sao không ai quan tâm đến mình vậy ta?

Thục Trinh nặng nề đứng dậy, không phải là cô không biết và không quan tâm đến sự có mặt của anh Mạnh, không có anh ấy thì mấy đứa con cô sao mà ra đây được hả trời. Lúc từ phía trong bước ra ngoài này, sau khi nhìn các con thì cô đã nhìn anh ấy rồi đấy chứ, nhưng chỉ dám nhìn thật nhanh mà người ta gọi là liếc thôi. Cô chẳng dám nhìn lâu mà mặc dù rất muốn như vậy. 3 tháng qua, ngoài nỗi nhớ các con, người mà cô vẫn thường nghĩ đến những lúc rảnh rỗi bên hành lang bệnh viện, những lúc nằm một mình trong một khách sạn nhỏ ngoài bệnh viện, rồi những lúc lang thang đâu đó ở thành phố Singapore xinh đẹp, cô vẫn thường nghĩ về anh.

Nếu không có anh, không biết bé Út sẽ ra làm sao. Rồi cô tự cười một mình khi nhớ về ngày đầu tiên mình gặp anh trong thang máy. Lúc đó, tấm khiên phòng ngự lúc nào cô cũng đeo bên người đã làm cô xù lông lên vì tưởng anh trêu trọc mình. Rồi qua nhiều lần tiếp xúc với anh ở công ty, cô biết, tính anh là vậy chứ không có ý gì. Có lần, Thục Trinh đã nhìn thấy anh đưa một hộp thức ăn trưa mà anh mua thêm một phần cho cô Hoa lao công. Có lần, cô còn nhìn thấy anh ngồi cạnh bác Chỉnh bảo vệ, hai người đàn ông một già một trẻ cứ râm ran nói đủ thứ chuyện đàn ông trên đời.

Anh đến trong tâm trí cô như một cơn gió nhẹ đầu thu, như những hạt mưa sa lất phất bay mang cái hơi lạnh đầu đông làm cô rùng mình sợ hãi, nhưng sau phút đầu tiên sợ hãi đến xao lòng ấy là cảm giác mát mẻ sau những tháng hè oi ả. Cơn gió đó cứ nhè nhẹ dập dìu từng chút một quanh quẩn bên cô, để rồi, những phút buông lơi, những phút cô không nghĩ về bản thân mình, cô thấy mình mềm nhũn đi. Và cô ước ao, rằng cô là một công chúa xinh đẹp kiều diễm trong truyện cổ tích bị bà phù thủy hóa phép thành một người phụ nữ béo trục béo tròn. Rằng phép thuật ấy sẽ biến mất nếu cô tìm thấy chàng hoàng tử thực sự yêu mình, và nụ hôn thần kỳ sẽ làm cô trở lại với con người thật của mình.

Nhưng đây là truyện sex, chứ không phải truyện cổ tích đâu Thục Trinh ạ!

Thục Trinh lang thang bất định trên những con phố sầm uất của thành phố Singapore với những suy nghĩ viển vông như vậy. Rồi cô chợt tỉnh cơn mê khi nhìn thấy bóng mình trong một tấm kính của một cửa hàng trưng bầy đồ thời trang, sau tấm kính là một cô nàng ma nơ canh mình dây eo thon đang diện một bộ đồ đẹp mắt. Bóng Thục Trinh mờ mờ nhưng cũng đủ để cô tự thấy bản thân mình trong gương. Cô cụp mắt xuống không dám nhìn lâu, rồi ngước lên trời tự nói: “Người như mình không xứng với anh đâu. Đừng mơ mộng hão huyền nữa Trinh ơi!”

Trở lại với tiếng “E hèm” của Mạnh tại sảnh đón sân bay Nội Bài, Thục Trinh bẽn lẽn:

– Em cảm ơn anh!

Thục Trinh nói cụt lủn và ngắn gọn, cũng may còn nhớ được điều kiện lúc Mạnh cho vay tiền mà gọi Mạnh là anh xưng em.

Mạnh nhìn Thục Trinh một lượt, khuôn mặt vẫn xinh đẹp như ngày nào và còn có phần mặn mà bí ẩn hơn xưa, cũng bởi lẽ những ngày ở bên kia, Thục Trinh luôn luôn phải lo lắng cho bệnh tình của con rồi cùng con vượt qua hàng chục cơn đau của những đợt xạ trị, hóa trị, tiếp truyền. Còn thân dưới, hình như cũng có biến đổi một chút thì phải, nhỏ hơn một tẹo thì phải. Đem nghi ngờ của mình ra, Mạnh hỏi nhưng không dám mạnh miệng vì sợ chạm vào lòng tự ái của Thục Trinh, sợ bị cô ta đánh:

– Hình như, em ……. gầy đi thì phải.

Thục Trinh biết chứ, cô đã giảm được gần 10 kg, cũng chẳng phải là vì cô điều trị gì đâu, làm gì có thời gian và tâm trí để nghĩ đến chuyện khác, mà vì lý do này:

– Em ăn ngủ thất thường nên sút mất gần chục cân. Để đợt tới em điều độ lại.

Mạnh nói ngay như phải bỏng:

– Ấy chết, đừng!

Rồi Mạnh thầm nghĩ trong lòng, tất nhiên không dám nói ra: “Một đứa bị ung thư, cô ấy sút chục cân. Vậy nếu cả ba đứa bị ung thư thì không phải là sút ba chục cân hay sao? Chết, mình bậy quá, phủi phui cái mồm”.

Đúng lúc đó thì Cu Tí giật giật vào gấu áo của Mạnh nói:

– Bố Mạnh, mình về đưa mẹ và em về nhà đi.

Thục Trinh mắt tròn mắt dẹt nhìn Mạnh rồi nhìn xuống Cu Tí. Cuộc đời này sao biến đổi nhanh đến vậy.

Minh Anh và Cu Tí, mỗi đứa một bên dắt bé Út đi đằng trước, ở phía sau, Mạnh kéo vali quần áo đi bên cạnh Thục Trinh. Thục Trinh hỏi nhỏ, không dám nhìn sang anh:

– Anh cho chúng nó cái gì mà được lên chức bố vậy?

Mạnh mỉm cười thật khẽ, hai chữ ngắn gọn nhưng đầy đủ và phản ánh đúng sự thật:

– Tình yêu!

Hai đứa mỉm cười rảo bước theo chân lũ trẻ.

——–

Buổi đầu tiên Thục Trinh đi làm trở lại tại công ty Đẹp + cũng là lúc mà Công ty tổ chức một buổi họp đặc biệt. Tất cả cán bộ nhân viên tại trụ sở chính đều có mặt tập trung tại phòng họp trên tầng 5, đặc biệt hơn cả cái buổi họp ra mắt Giám đốc sáng tạo Trần Quốc Mạnh là còn có cả cô Hoa lao công và bác Chỉnh bảo vệ, hai người ngồi tít ở góc trong cùng mà để ý kỹ mới nhìn thấy.

Tổng giám đốc Kiều Huyền khuôn mặt tươi như hoa nở đứng dậy, vuốt một đường tà áo vest từ trên ngực xuống đến tận gấu, nhìn khắp một lượt những cán bộ nhân viên của mình rồi cuối cùng ánh mắt dừng lại ở Thục Trinh, cô nói:

– Hôm nay, Công ty Đẹp + tổ chức buổi họp đặc biệt này để làm hai việc. Thứ nhất để ăn mừng thành công của bộ sưu tập mùa Hạ. Thứ 2 là để chào mừng Thục Trinh, giám đốc truyền thông vừa trở về từ Singapore sau một thời gian chữa bệnh cho con.

Cả khán phòng vỗ tay rầm rầm một hồi lâu. Tổng giám đốc tiếp lời:

– Xin mời Tuấn Anh, giám đốc bán hàng báo cáo về kết quả kinh doanh của công ty trong đợt ra mắt bộ sưu tập mới.

Mọi người cùng nhìn vào anh chàng có khuôn mặt nghiêm nghị vuông vắn là giám đốc kinh doanh mang tên Tuấn Anh. Tuấn Anh đứng dậy, tay cầm một tờ giấy A4 có nội dung vắn tắt về kết quả kinh doanh của công ty thời gian vừa qua. Cầm vậy thôi nhưng Tuấn Anh không cần đọc, bởi những con số đã nằm trong đầu anh rồi:

– Thưa tổng giám đốc, thưa các vị giám đốc bộ phận và toàn bộ cán bộ nhân viên công ty. Đợt ra mắt bộ sưu tập “You’re not alone” có thể nói là thành công vang dội nhất từ trước đến nay. Tất cả các sản phẩm của bộ sưu tập ngay sau khi được ra mắt đã được bán hết ngay trong vòng 3 giờ đồng hồ. Các đại lý của chúng ta luôn ở trong tình trạng khan hàng. Phòng kinh doanh luôn ở trong tình trạng căng thẳng khi phải làm việc để đáp ứng các đơn đặt hàng của đại lý. Đó chưa phải là hết. Các mặt hàng truyền thống của công ty cũng tăng doanh số 300% so với các tháng trước đó. Dự báo trong các tháng tới còn tiếp tục đà tăng trưởng này. Tôi xin hết.

Khi Tuấn Anh ngồi xuống thì tổng giám đốc đứng lên thay. Kiều Huyền nhìn vào các khuôn mặt của nhân viên, ai cũng phấn chấn với kết quả kinh doanh vượt mong đợi như vậy, công ty có lợi nhuận cao, điều đó đồng nghĩ với mức lương, mức thưởng của họ cũng cao hơn so với trước kia:

– Có được sự thành công đó, tất nhiên chúng ta phải nói tới bộ sưu tập mùa Hạ. Thú thật là lúc nghe Mạnh trình bày ý tưởng, tôi có cảm giác đây là một bộ sưu tập điên rồ và không thực tế. Tuy nhiên tôi và Ban giám đốc đã mạnh dạn đặt niềm tin và cuối cùng chúng ta đã thành công. Tôi xin được ghi nhận đóng góp của các bộ phận từ Sáng tạo, Thiết Kế đến Kinh doanh. Các mắt xích trong chu trình sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt hơn cả đóng góp vào thành công này là bộ phận Truyền thông do Thục Trinh phụ trách. Tôi biết, để làm truyền thông cho bộ sưu tập này không đơn giản chút nào, rất khó truyền tải thông điệp tới khách hàng vì tính nhạy cảm của nó, vượt qua những gì mà truyền thông truyền thống đang làm. Khó như vậy, nhưng chúng ta đã làm được. Và linh hồn của chiến dịch truyền thông “You’re not alone” không ai khác chính là giám đốc Thục Trinh. Mặc dù toàn bộ thời gian làm truyền thông thì Thục Trinh không có mặt ở Việt Nam, nhưng vượt qua mọi khó khăn, Thục Trinh đã làm được, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết cũng như trực tiếp điều hành công việc từ xa. Tất cả đều được Thục Trinh làm thông qua Internet. Xin mọi người cho một tràng pháo tay.

Trong khi Thục Trinh đỏ ửng mặt vì được khen trước đông người thì phòng họp như muốn vỡ tung vì tiếng vỗ tay vang dội. Ở công ty, từ trên xuống dưới, từ già tới trẻ, từ vừa hết dậy thì đến teo buồng trứng, từ bướm to đến lồn nhỏ, từ chim cong tới buồi thẳng, từ rậm lông đến nhẵn thín, từ chưa chồng đến có chồng, từ còn trinh tới rỗng ngoác .v.v. đều biết Thục Trinh vì chữa bệnh cho con mà phải điều hành công việc từ xa. Tinh thần ấy lan tỏa tới tinh thần làm việc của tất cả mọi người. Đó chính là mấu chốt quan trọng nhất của thành công.

Dứt trang vỗ tay, tổng giám đốc mông to nói tiếp, Mạnh nuốt bọt nghe trong sự mơ màng liên tưởng giữa mẹ mình và cô tổng giám đốc này:

– Như chúng ta đã biết, bé Út, con gái của Thục Trinh mắc bệnh hiểm nghèo phải sang nước ngoài điều trị tích cực. Cũng là một người mẹ, tôi vô cùng khâm phục trước tấm lòng và sự hy sinh của Thục Trinh dành cho con của mình. Ban Giám đốc đã quyết định thưởng riêng cho Thục Trinh một khoản tiền, ngoài ra, tất cả cán bộ nhân viên của công ty Đẹp + cũng tự nguyện giúp Thục Trinh chữa bệnh cho bé Út bằng nửa tháng lương của mình. Tất cả hai khoản đó là tròn 500 triệu đồng. Xin mời Thục Trinh xuống phòng kế toán lĩnh tiền. Cô và tất cả mọi người ở công ty chúc bé Út sớm bình phục, chúc cho cháu luôn luôn có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.

Đến đây thì không một ai vỗ tay cả, tất cả im lặng, chỉ có tiếng nức nở vì quá cảm động trước tình cảm của công ty và đồng nghiệp dành cho mình, Thục Trinh bưng mặt gục xuống bàn lau trộm hai hàng nước mắt nóng hổi. Cô mạnh mẽ thế nào đi chăng nữa, có khó khăn vất vả đi thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ khóc và đầu hàng, nhưng đứng trước thứ thiêng liêng là tình người, là tình bạn, là tình đồng nghiệp, cô không thể kiềm được lòng mình, và giọt nước mắt bật ra cũng là lẽ thường tình.

Mãi một lúc sau, Thục Trinh mới lục đục đứng dậy, đôi mắt đỏ hoe nhìn những đồng nghiệp của mình, ngắc ngứ:

– Cháu …. Cảm ơn! …. Em … cảm …. ơn tình cảm của mọi người dành cho cháu. Em không biết nói gì cả. Em …. cảm ơn ạ!

Rồi Thục Trinh lại ngồi xuống trong sự xúc động của mọi người, Mạnh ngồi ngay bên cạnh vỗ vỗ nhẹ vào cánh tay Thục Trinh, anh cũng chẳng nói gì giống mọi người.

Ấy thế nhưng có một người nói để phá cái không khí im lặng này, đó là giám đốc hành chính Thu Thảo, người già đến nỗi sắp về hưu, ở cái công ty này, bà Thu Thảo chắc chỉ kém tuổi bác Chỉnh bảo vệ. Khuôn mặt bà Thu Thảo có gì đó không vui thì phải, ngồi một chỗ, bà liếc xéo sang Mạnh rồi nói:

– Tôi phải đính chính lại lời của Tổng giám đốc một chút. Không phải toàn bộ nhân viên trích nửa tháng lương để giúp bé Út chữa bệnh. Có một người không ủng hộ.

Bà Thu Thảo chính là người khởi xướng kế hoạch trích nửa tháng lương, bà nắm rõ nhất ai là người ủng hộ, ai là người không mà. Từ khi khép lại kế hoạch, bà vẫn tức anh ách vì có một người không theo kế hoạch của bà cho nó trọn vẹn.

Tất cả mọi người nhìn nhau, lao xao vì họ chưa biết người mà bà giám đốc hành chính nhân sự đang nhắc tới là ai. Với ánh nghi ngờ họ đổ dồn về phía bà Thu Thảo. Chính tổng giám đốc cũng không biết kẻ không có lương tâm, không có tình người ấy là ai. Biết được bà sẽ đuổi cổ khỏi công ty ngay lập tức. Người gì đâu mà tình người không có thì làm ăn được gì.

Bà Thu Thảo nhếc môi lên khinh rẻ trả lời nghi hoặc của mọi người:

– Là Giám đốc Sáng Tạo – Trần Quốc Mạnh.

Lập tức tất cả mọi ánh mắt đổ dồn vào Mạnh làm cậu ta luống cuống không biết ăn nói thế nào. Rồi tiếng bàn tán xì xèo nho nhỏ không đầu không cuối:

– Tưởng thế nào.

– Nghe nói cậu ta nhiều tiền lắm cơ mà.

– Đúng là chẳng biết thế nào mà lần.

– Cái xe của cậu ta gần chục tỉ đấy.

– Hình như cái đồng hồ cũng ngót 2 tỉ cơ. Vậy mà …. Ây zà.

– Đúng là có tiền chưa chắc đã có lương tâm ……… Thật là ……

Mạnh nghe được hết, miệng nói nhưng ánh mắt của những người ngồi đây thật là thay đổi chóng mặt, vừa rồi họ còn nhìn Mạnh ngưỡng mộ vì cậu là người sáng tạo ra bộ sưu tập mùa Hạ cơ mà, vậy mà bây giờ họ nhìn Mạnh không khác nào một kẻ bẩn thỉu từ hành tinh khác nhập tịch về trái đất.

Mạnh phân bua một cách rất thực lòng:

– Tại tôi phải nộp đủ lương cho mẹ mà ………..

Người hiểu chuyện nhất lúc này không ai khác chính là Thục Trinh. Không thể không minh oan cho Mạnh, Thục Trinh đứng dậy xua xua tay để mọi người im lặng. Cô nói khá to:

– Mọi người đừng hiểu lầm anh Mạnh ạ. Thực ra trước lúc cháu đưa bé Út sang Singapore thì anh Mạnh có giúp mẹ con cháu rồi ạ.

Bà Thu Thảo đốp luôn:

– Thế nó giúp bao nhiêu?

Thục Trinh ấp úng:

– Dạ, anh ấy giúp cháu 1 triệu ………….

Thục Trinh chưa nói hết thì tiếng xì xào lại vang lên, còn to hơn trước. Người nói to nhất không phải là úp mở bóng gió là bà Thu Thảo, bà trề môi.

– Tưởng gì. Có 1 triệu. Đến như tôi đây chẳng giầu sang gì cũng cho bé Út được mươi triệu.

Thục Trinh vẫn đứng yên từ nẫy đến giờ chờ mọi người lắng tiếng xì xào xuống, lời bà Thu Thảo vừa dứt cũng là lúc Thục Trinh nói rất to:

– Là 1 triệu đô ạ!

Căn phòng im bặt! Không một tiếng động, kể cả hai con thạch sùng đang địt nhau trên trần nhà cũng ngừng lại ngó xuống, trong giây phút sao nhãng, cả hai con rơi đánh “pẹt” một phát xuống giữa bàn họp, con đực bé tí vẫn còn ở trên lưng con cái to gấp 3 lần mình.

——–

Thế rồi cuộc sống trở lại nếp sống bình thường của nó, Thục Trinh đi làm bình thường trở lại. Ơn trời sau đợt điều trị tại nước ngoài, bệnh tình của bé Cún đã có chuyển biến tích cực, các tế bào ung thư trong máu đã không còn nữa. Giờ là giai đoạn điều trị hồi phục và ngăn chặn các tế bào thần chết phát triển trở lại. Mạnh kiên quyết thuyết phục Thục Trinh cho bé Cún điều trị theo phác đồ của bệnh viện Vinmec. Bé Cún không phải nằm viện nhưng 1 tuần 2 lần vẫn phải vào bệnh viện để thăm khám và làm các thủ thuật y tế cần thiết.

Buổi tối ngày hôm nay, Thục Trinh dẫn 3 đứa trẻ đến nhà Mạnh, việc này cô không có nói cho Mạnh biết vì đến chính bản thân cô cũng vừa mới quyết định là sẽ đến thăm bố mẹ Mạnh. Cô đến không gì khác ngoài mục đích cảm ơn bố và mẹ của Mạnh đã chăm sóc hai đứa con của cô trong thời gian vừa qua. Việc này cô suy nghĩ suốt mấy ngày hôm nay, cũng bởi nếu như gia cảnh nhà anh Mạnh mà giống như nhà cô thì việc cô đến cảm ơn là chuyện không có gì đáng phải nói. Đằng này, bố mẹ anh Mạnh là người như thế nào có lẽ phần lớn người dân Việt Nam đều biết vì họ quá nổi tiếng trong giới thương nhân rồi, cô đến sợ họ nghĩ mình bầy đặt thấy sang bắt quàng làm họ. Nhưng không đến không có được, nghe bé Minh Anh và Cu Tí kể lại là ông bà rất yêu và chăm sóc chúng từng li từng tí. Phải đến có lời thể hiện mình là người biết trước biết sau.

Đứng trước ngôi biệt thự to như tòa lâu đài, cánh cửa còn được dát một lớp vàng óng bên ngoài, Thục Trinh ngần ngừ một lúc rồi cũng bấm chuông.

Không thấy ai ra mở cửa, nhưng bỗng ở một chiếc loa nhỏ phía trên chuông cửa có tiếng nói phát ra:

– Thục Trinh hả cháu. Vào nhà đi.

Cánh cửa sắt dát vàng tự động từ từ mở banh ra hai bên giống động tác của cô gái banh háng ra vậy kèm với tiếng nói vọng từ trong loa: “Anh Đạt ơi, cái Thục Trinh dẫn mấy đứa nhỏ sang chơi này”.

Thục Trinh dắt chiếc xe máy vào trong sân, bé Út đứng ở phía trước xe còn bé Minh Anh và Cu Tí bám vào đuôi xe đi cùng vào. Sân nhà rộng thênh thang lát bằng đá phiến, giữa các ô đá là một khoảng đất nhỏ để những cây cỏ xanh ngát mọc lên. Buổi tối nhưng các bóng điện từ khắp nơi chiếu sáng làm cho không gian vừa rộng vừa xanh này trở nên lung linh huyền ảo. Thục Trinh có cảm giác hồi hộp như mình lạc vào một thế giới khác.

– “Minh Anh – Cu Tí, lại đây với bà nào”, nữ hoàng thời trang, quý bà Tố Quyên cao sang quyền quý vậy quỳ một chân xuống, hai dang ra như chờ hai đứa trẻ xồ lại. Ở đằng sau lưng bà Tố Quyên là ông Đạt.

Minh Anh và Cu Tí nghe tiếng bà gọi liền chạy như bay, hành động này của bà chúng không phải thực hiện lần đầu. Lúc hai đứa còn ở đây, mỗi lần bố Mạnh đón ở trường về chúng đều làm như vậy:

– Ông bà! Ông bà!!!!!!

Vậy là hai đứa trẻ một nam một nữ xà vào lòng bà Tố Quyên, ông Đạt đứng sau lưng xoa đầu Cu Tí.

Thục Trinh bế bé Út đi trên tay theo sau, cô khép nép khẽ run run khi đối diện với những bậc quyền quý cao sang:

– Cháu chào hai bác. Cháu là ……..

Ông Đạt ngắt lời, còn bà Tố Quyên thì mỉm cười duyên dáng nhìn Thục Trinh một lượt, bà cũng có ý định gặp Thục Trinh trong dịp này để nói về chuyện muốn hỗ trợ Thục Trinh nuôi một hai đứa trẻ, không ngờ hôm nay Thục Trinh lại vác xác đến đây:

– Là Thục Trinh phải không? Hai bác biết tên cháu rồi. Mấy mẹ con vào trong nhà đi.

Thục Trinh không dám ngồi mạnh lên chiếc ghế sopha da mà cô nghĩ là chỉ dành cho các bậc vua chúa của châu Âu, nó đẹp và rộng lớn vô cùng. Cô sợ ngồi mạnh sẽ làm chúng bị gãy mất. Ngồi bên cạnh Thục Trinh là bé Út, bé im lặng ngồi bên mẹ vì hôm nay mới là lần đầu tiên bé đến ngôi nhà này, lần đầu tiên gặp ông bà, không giống như anh chị của mình đã quen biết ông bà từ trước.

Ở hàng ghế sopha đối diện, ông Đạt bế Cu Tí đặt vào lòng, hai ông cháu đang chơi trò gì đó mà chỉ có những người đàn ông mới hiểu, ngồi cạnh bà Tố Quyên là bé Minh Anh. Thấy Thục Trinh nhìn một lượt khắp căn phòng khách rộng thênh thanh và sang trọng, bà Tố Quyên tưởng cô gái đang tìm ai đó nên nói:

– Cháu tìm Mạnh phải không? Mạnh hôm nay hôm nay đi làm vẫn chưa về. Nó có điện về báo là phải đi đâu đó ra Sân bay đón người.

Thục Trinh ấp úng vì ngượng, anh Mạnh không có nhà lại càng hay vì cô rất ngại khi có anh Mạnh ở đây, như vậy thành ra giống một cuộc ra mắt:

– Dạ …. Không phải …… ạ. Cháu không tìm anh Mạnh. Cháu đến đây là để tìm hai bác.

Mặc kệ hai ả đàn bà nói chuyện với nhau, ông Đạt và Cu Tí cứ chí chóe thôi. Bà Tố Quyên hỏi:

– Vậy cháu tìm hai bác có chuyện gì?

Lời nói từ miệng bà Tố Quyên phát ra sao nghe nó nhẹ nhàng, dễ nghe đến vậy, như có một cái gì đó thôi miên người nghe. Thục Trinh khẽ ngẩng mặt lên nhìn bà Tố Quyên một cái rồi cúi đầu xuống, cô không dám nhìn lâu mặc dù rất muốn. Bà Tố Quyên thật đẹp, thật cao sang, thật quyền quý và thu hút. Đẹp hơn tất cả những hình ảnh mà cô thường thấy trên vúvi (là tivi, vì ti và vú là một – Cu Zũng!) và các phương tiện truyền thông đại chúng. Đối diện với con người này có là cục đá thì cũng nhũn ra mà thôi:

– Dạ thưa hai bác. Cháu đến đây là để cảm ơn hai bác đã chăm sóc các con của cháu trong thời gian qua. Cháu nghe các con kể lại là ông bà rất yêu quý chúng. Cháu …. Cháu ………

Bà Tố Quyên thấy Thục Trinh ấp úng thì tiếp lời:

– Có gì mà cháu phải cảm ơn khách sáo như vậy. Có chúng ở trong nhà hai ông bà già chúng tôi vui lắm, ông bà còn phải cảm ơn các cháu nữa ấy chứ. Từ ngày hai đứa về, ngôi nhà này thiếu hẳn sức sống, thiếu hẳn sinh khí. Từ giờ trở đi, phải năng cho chúng sang đây chơi với ông bà. Nếu cháu không đưa sang được thì để bác bảo thằng Mạnh đón sang.

– “Dạ vâng ạ!”, Thục Trinh không ngờ, mở đầu cuộc nói chuyện lại xuôn xẻ đến như vậy. Bố mẹ anh Mạnh lại gần gũi cởi mở và dễ mến đến như vậy. Cô không có cảm giác khoảng cách nhiều khi nói chuyện bởi cái cách bà Tố Quyên nói chuyện, cái cách ông Đạt đang chơi mấy trò con nít với Cu Tí ở kia đã thu hẹp và xóa nhòa khoảng cách địa vị giữa cô và ông bà. Thục Trinh đã hiểu vì sao, anh Mạnh lại là người như vậy rồi, anh cũng có thể nói chuyện với cô Hoa, với bác Chỉnh là vì anh có những người cha người mẹ như thế này đây. Đúng là ở đời không biết thế nào mà nói trước được, người vừa giầu vừa sang không phải là không có.

Thế rồi bà Tố Quyên nói tiếp, một tay bà xoa nhẹ vào lưng bé Minh Anh:

– “Thế bé Út giờ sức khỏe thế nào rồi?”, bà Tố Quyên nhìn chằm chằm vào cô bé tí xíu ngồi bên cạnh Thục Trinh.

– Dạ cháu cũng đỡ rồi bác ạ. Giờ chỉ cần điều trị hồi phục và ngăn chặn nữa thôi.

Tố Quyên gật đầu:

– Tốt rồi. Cháu cứ cho bé Út điều trị ở Vinmec đi. Ở đó có vị Giám đốc bệnh viện là người quen của gia đình bác. Bác cũng đã nói chuyện về trường hợp của bé Út với ông giám đốc bệnh viện rồi.

Thục Trinh có cảm giác như mọi việc của mình bà Tố Quyên đây đều biết, từ hoàn cảnh đến những việc mà cô đang làm.

– Dạ vâng ạ, cháu cảm ơn.

– Việc hai bác làm có là gì so với việc cháu đã làm cho lũ trẻ. Hai bác rất khâm phục về tấm lòng của cháu. Thực ra bác cũng có ý định gặp riêng cháu để hỏi ý kiến của cháu về một chuyện.

– Là việc gì ạ?

– Cháu có thể để Minh Anh, hoặc Cu Tí, hoặc cả 2 đứa sống ở nhà bác được không? Hai bác rất yêu thương hai đứa trẻ này và muốn chăm sóc chúng. Cũng là để vui tuổi già, chứ chờ thằng Mạnh lấy vợ sinh con thì chắc còn lâu lắm. Với lại như thế cũng là để cháu dồn sức vào chăm bé Út. Như vậy có được không?

Việc này Thục Trinh không bất ngờ bởi anh Mạnh đã nói với cô chuyện này từ cách đây mấy hôm. Đương nhiên Thục Trinh hiểu được và cảm kích tấm lòng của ông bà dành cho hai đứa con và cho cô. Nhưng bảo sao cô xa chúng cho được, chúng không phải là những đứa con cô dứt ruột đẻ ra, chúng cũng không lớn lên bằng dòng sữa chảy ra từ bầu vú cô, nhưng chúng không khác con đẻ của cô một cái gì đó, cô chăm chúng từ lúc còn đỏ hỏn, tình cảm mẹ con gắn bó đã là quá lớn rồi:

– Cháu cảm ơn tình cảm của hai bác dành cho các con của cháu. Nhưng về chuyện đó thì không được ạ. Cháu liệu sức mình vẫn còn đủ để nuôi các con khôn lớn. Với lại giờ xa chúng cháu không nỡ. Nhưng cháu sẽ thường xuyên cho bọn trẻ tới đây để chơi với hai bác ạ.

Bà Tố Quyên cũng chín phần biết trước câu trả lời, là một người mẹ, nếu không phải bị dồn vào đường cùng, không còn lựa chọn nào khác thì mới chấp nhận phải xa những đứa con của mình. Tố Quyên cũng không thể cưỡng ép được trong chuyện này. Mọi chuyện để tính sau, có thể dùng phương án 2 là bảo thằng Mạnh cưới cái Trinh về, tức khắc cả đám này về đây ngay thôi mà.

– Bác hiểu rồi. Nhớ phải thường xuyên cho bọn trẻ đến đây. Không là ông bà sẽ nhớ cháu lắm đấy.

Thế rồi câu chuyện kéo dài thêm khoảng nửa tiếng nữa thì chấm dứt, chủ yếu dành thời gian để ông bà chơi với cháu. Thục Trinh chủ động xin ra về cho lũ trẻ nghỉ ngơi, mai còn đi học. Ông bà tiễn 4 mẹ con Thục Trinh ra tới tận cổng, bịn rịn quyến luyến như những người thân thực sự. Câu nói cuối cùng của quý bà Tố Quyên lúc Thục Trinh chuẩn bị tăng ga cho xe lăn bánh làm cô suy nghĩ mãi:

– Chiến dịch truyền thông vừa rồi cháu làm tốt lắm. Cố gắng lên!

Bởi đó là lời khen của một chuyên gia hàng đầu nước Việt trong lĩnh vực thời trang.

——–

Trong khi cuộc viếng thăm bất ngờ của mẹ con Thục Trinh đang diễn ra thì Mạnh đang ở sân bay Nội Bài, cái nơi mà chỉ vài ngày trước anh đón Thục Trinh. Nhưng lần này Mạnh đến đây không phải là đón người, bởi người này nếu tính ra chẳng có liên quan gì đến Mạnh, Mạnh cũng chẳng biết anh ta là ai. Anh ta là con trai của cô Hoa lao công ở công ty.

Lạ vậy nhỉ? Cách đây mấy tiếng đồng hồ, vừa ra khỏi công ty một đoạn thì Mạnh nhìn thấy cô Hoa đang đứng ở một bến xe buyt. Nhìn cô hôm nay rất khác so với mọi khi, không phải là quần áo đồng phục tuyền một màu xanh nhạt dành cho lao công nữa. Cô mặc một chiếc áo vải hoa kiểu nhà quê, quần thô đen, đôi dép nhựa mầu xanh. Mạnh đi chậm lại vì thấy cô đang hỏi người bên cạnh, dáng vẻ rất tội nghiệp. Chắc cô muốn đi đâu đó nhưng lại không biết đường thành ra phải hỏi.

Mạnh đi quá lên một đoạn rồi tạt xe vào lề đường rồi xuống xe đến chỗ cô:

– Cô Hoa, sao cô lại đứng ở đây, cô chờ xe buyt à?

Nhìn thấy cậu Mạnh giám đốc bất ngờ xuất hiện ở bên cạnh mình, cô Hoa giật nảy mình nhìn Mạnh đến bần thần cả người. Cô, một lao công vị trí thấp nhất trong công ty, ấy vậy là được một giám đốc trẻ trung, đẹp trai giầu có hỏi thăm. Cái lần Mạnh mua cơm hộp cho cô cách đây cũng lâu lâu, cô cứ nhớ mãi, còn nhớ hộp cơm đó cô không dám ăn nhanh vì sợ nó hết nhanh.

– Ơ, cậu Mạnh. Tôi … tôi ……. Chờ xe buyt ……

Mạnh thấy cô luống cuống nhìn đến tội nghiệp. Không hiểu sao mỗi lần gặp mình cô đều có thái độ như vậy, không giống như gặp người khác trong công ty. Điều này cứ làm Mạnh thắc mắc mãi mà không thể giải thích nổi. Cậu có làm gì cô Hoa đâu mà sao lần nào cô cũng như vậy:

– Cô định đi đâu à? Cháu nghe nói là cô ở gần công ty. Mọi ngày cô vẫn đi xe đạp đến công ty rồi về nhà cơ mà?

Thấy Mạnh gặng hỏi, cô Hoa không thể không trả lời:

– Hôm nay tôi phải đi có việc nên gửi xe ở công ty rồi.

– Thế cô đi đâu? Hay là để cháu chở cô đi. Chứ giờ đi xe buýt lâu lắm với lại hình như cô cũng không quen đi xe buýt phải không?

Quả thực cô Hoa đang không biết phải làm cách nào để đi được ra sân bay Nội Bài để đón đứa con trai duy nhất của cô du học bên Trung Quốc về. Cô cũng có hỏi mấy người ở đây nhưng họ trả lời mà cô chẳng hiểu gì, toàn là các con số. Mấy năm sống trên Hà Nội, cô quanh quẩn ở khu vực này, có đi đâu cũng chỉ đi bộ hoặc cùng lắm là đi xe đạp:

– Tôi đi ra sân bay Nội Bài đón con. Nhưng tôi không dám làm phiền cậu đâu, hay là cậu chỉ cho tôi đón xe nào là được rồi. Để tôi tự đi ra.

Giờ Mạnh mới biết là cô Hoa có một đứa con trai hôm nay từ nước ngoài về, bấy lâu cô vẫn giấu hoàn cảnh của mình, rất ít người trong công ty biết được hoàn cảnh của cô Hoa:

– Thế mấy giờ máy bay hạ cánh hả cô?

– Tôi thấy con nó báo là 8 giờ máy bay hạ cánh. Nó bảo tôi đừng ra đón nó, nó tự về được nhưng tôi muốn ra đón. Cũng mấy năm rồi hai mẹ con chưa gặp nhau.

Mạnh nhìn vào đồng hồ trên tay mình, cậu giục:

– 8h là máy bay hạ cánh rồi, giờ cô đi xe buyt không kịp đâu. Để cháu đưa cô đi.

– Nhưng …..

Thấy cô lưỡng lự, Mạnh đành phải mạnh dạn cầm ống tay cô kéo về phía xe của mình:

– Cô ngại gì cơ chứ, cô cháu mình là đồng nghiệp cùng công ty. Có gì mà cô phải ngại. Lên xe cháu chở đi không thì không kịp đón đâu.

Cuối cùng cô Hoa gần như là bị Mạnh ép buộc phải lên xe. Cô Hoa chưa bao giờ ngồi trong một chiếc xe con, nhất là loại xe sang trọng như vậy. Cô ngồi khép ở ghế phụ bên cạnh Mạnh. Hai tay bó vào gối như muốn bộ quần áo nhà quê của mình càng ít chạm vào xe bao nhiêu càng tốt.

Mạnh gọi nhanh một cuộc điện thoại báo cho mẹ là hôm nay mình không ăn cơm ở nhà, khỏi ông bà phải đợi rồi tập trung lái xe, bởi nếu chậm sẽ lỡ việc của cô Hoa.

Cô Hoa chẳng dám nói gì ở trên xe, cô căng thẳng nhìn vào phía trước. Nhưng thỉnh thoảng cô lại cố gắng ngoảnh về phía Mạnh một cái, nhìn thật nhanh rồi quay ngoắt trở lại vị trí cũ. Cứ như vậy vài lần thì Mạnh để ý, cậu thắc mắc:

– Gì mà cô cứ nhìn cháu như vậy?

Bị bắt quả tang, cô Hoa giật thót mình một cái. Không hiểu như có ma xui quỷ khiến gì mà mỗi lần nhìn thấy Mạnh cô đều có cảm rất khó tả, đến chính bản thân cô cũng không thể giải thích được. Đến nỗi cô không dám nhìn nhưng lại càng muốn nhìn và chỉ muốn nhìn mãi mà thôi.

Mạnh đẹp trai đến vậy sao? Hút hồn cả người trẻ lẫn người già sao?

– Tôi …. Tôi …. Xin lỗi …… Tôi ….

Để cô Hoa bớt ngượng, Mạnh đổi chủ đề trong khi lái xe:

– Cô Hoa này, con trai cô đi đâu về à?

– Nó đi du học ở Trung Quốc, nay tốt nghiệp rồi thì về Việt Nam.

Một người lao động hết đỗi bình thường như cô Hoa cũng có con đi du học, điều này không khỏi làm Mạnh không khâm phục cô:

– Năm nay con trai cô bao nhiêu tuổi ạ?

Nói về đứa con trai duy nhất của mình, nó là niềm hy vọng, là lẽ sống, là cả cuộc đời của cô. Cô đã hy sinh cả cuộc đời mình cho để chờ đến ngày này rồi, cô Hoa có phần tự tin hơn khi chủ đề cuộc nói chuyện là đứa con trai mình:

– Nó năm nay 25 tuổi. Học đại học ở Việt Nam xong thì học cao học ở cái trường gì đó bên Trung Quốc. Giờ tốt nghiệp rồi.

– Vậy là bạn ấy bằng tuổi cháu. Thế quê cô ở đâu ạ?

– Tôi quê ở Nghệ An.

Địa danh một tỉnh miền Trung mà đối với Mạnh cũng có phần liên quan:

– Nghệ An ạ? Cháu cũng sinh ra ở Nghệ An đấy cô ạ.

Cô Hoa không tin vì nhìn người như Mạnh đương nhiên phải sinh ra ở thủ đô rồi:

– Thật sao? Vậy mà tôi cứ tưởng cậu người Hà Nội cơ chứ.

– Cháu nói thật mà. Cháu là người Hà Nội nhưng lại được sinh ra ở Nghệ An. Cháu nghe bố mẹ cháu kể lại là hồi mẹ mang bầu cháu 8 tháng thì bố mẹ cháu đi nghỉ mát ở biển Cửa Lò. Không ngờ là đến Nghệ An thì trở dạ, không kịp về Hà Nội nên sinh cháu ở đó luôn. Giấy khai sinh của cháu vẫn ghi nơi sinh là Nghệ An đấy cô ạ.

Cô Hoa thoáng cười nhẹ, một nụ cười lâu lắm rồi mới xuất hiện ở trên môi cô:

– Thật là trùng hợp.

– Tính ra cô cháu mình là đồng hương đấy!!! Thế sao cô lại ra Hà Nội làm việc ạ?

Thấy Mạnh gần gũi, lại có hơi đồng hương, cô Hoa trần tình vắn tắt kể lại cuộc đời mình:

– Chẳng giấu gì cậu. Tôi cũng chẳng muốn lên Hà Nội làm gì đâu. Ở đây lạ nước là cái không thoải mái bằng ở quê. Nhưng bắt buộc tôi phải lên Hà Nội để làm việc đặng nuôi thằng Quang học đại học. Chứ ở quê có cố thế nào cũng chẳng đủ. Ngày nhập học của thằng Quang cũng là ngày tôi khăn gói theo con lên đây. Tôi chỉ biết làm nông, chẳng có nghề nghiệp gì nên đành chọn nghề lao công để kiếm sống. Cũng may giời cho tôi sức khỏe nên cũng cố được đến hôm nay. Thằng Quang tốt nghiệp đại học rồi thi được học bổng cao học. Giờ nó tốt nghiệp rồi, tôi cũng đang tính chờ nó xin công ăn việc làm ổn định rồi tôi sẽ về quê.

Mạnh buột miệng hỏi:

– Thế chú nhà mình đâu ạ?

Cô Hoa thoáng trùng xuống một lúc rồi nói:

– Ông nhà tôi mất cũng được 2 chục năm rồi. Lúc thằng Quang mới 5 tuổi.

– Cháu xin lỗi.

– Không sao, việc cũng qua lâu rồi.

Cuộc nói chuyện làm cô Hoa bớt căng thẳng, không khí trong xe cũng trở nên gần gũi hơn. Xe đến Nội Bài vừa kịp lúc chuyến bay từ Bắc Kinh đáp xuống Hà Nội.

— Hết chương 9 rồi các bồ tèo ạ, nhân vật quan trọng của truyện chuẩn bị xuất hiện —​