HOA XƯƠNG RỒNG – Seri Truyện Siêu Phẩm ( Đã END )

Chương 6: “Người như tôi ….”

Cũng may thang máy chưa kịp đóng lại thì Mạnh kịp chui vào. Đúng là oan gia ngõ hẹp, cả 2 lần Mạnh làm Thục Trinh hiểu lầm thì đều diễn ra trong thang máy này. Thục Trinh không còn tâm trí đâu mà để ý đến Mạnh, điều duy nhất cô suy nghĩ trong lòng lúc này chính là thằng Cu Tí có bị làm sao không? Vừa rồi nghe giọng cô giáo trong điện thoại, Thục Trinh phán đoán là sự việc diễn ra rất nghiêm trọng. Cu Tí, đứa con thứ 2 của cô và là đứa con trai duy nhất tính cho tới thời điểm này, năm nay mới 5 tuổi đang học mầm non, sang năm là lên lớp 1 rồi. Cu Tí nghịch ngợm, hiếu động nhưng rất tình cảm với mẹ Trinh.

Không còn nhiều thời gian bởi thang máy từ tầng 5 xuống tầng 1 hết có bao nhiêu đâu. Mạnh cũng không còn nhiều thời gian mà đắn đo:

– Tôi đưa Trinh đi được không?

Có lẽ đó là câu nói tử tế đầu tiên của Mạnh dành cho Thục Trinh. Đó là Trinh cảm nhận như vậy. Nhưng Thục Trinh vẫn không quên được những lần va chạm giữa hai người trước đó. Trong quãng thời gian vừa qua làm đồng nghiệp với Mạnh, Thục Trinh vẫn luôn có ý tránh mặt, tránh phải giao tiếp với Mạnh, cô sợ chính bản thân mình bị tổn thương. Bằng cái giọng gần như là cầu khẩn, Thục Trinh nói:

– Anh Mạnh, giờ tôi đang rất vội. Tôi xin anh đừng chọc tôi vào lúc này có được không?

Thái độ của Thục Trinh là hết sức nghiêm túc. Mạnh cũng đâu có ý đùa cợt gì, nhưng để thay đổi suy nghĩ của một người không phải ngày một ngày hai. Trong đầu Thục Trinh lúc này đương nhiên nghĩ Mạnh lại tìm cớ gì đó để trêu chọc và bỡn cợt gì mình.

– Không, tôi không có ý đó. Tôi thực sự muốn đưa Trinh đi vào lúc này thôi. Tôi biết Trinh đang rất lo lắng cho con. Để tôi đưa đi cho an toàn, với lại, ngộ nhỡ …… đến đó có chuyện gì, có thêm người cũng đỡ được phần nào.

Đúng lúc đó thì thang máy xuống đến tầng 1, còn một nấc nữa là xuống tầng hầm, tầng mà Trinh đã chọn vì nơi đó cô để xe máy. Mạnh không chần chờ mà mạnh dạn cầm vào cổ tay Trinh kéo ra rồi giục:

– Nhanh lên Trinh, xe tôi để ở tầng 1.

Thục Trinh quá bất ngờ vì bị bàn tay nhỏ bé và rất mềm mại của một người đàn ông nắm lấy cổ tay to như cổ chân người lớn của mình lôi ra bên ngoài thang máy. Lần đầu tiên cô thấy mình vào thế bị động. Mạnh yếu đuối vậy mà lôi một phát cái thân hình gần tạ của cô ra ngoài thang máy, sau đó còn không chịu buông ra mà lôi cô xềnh xệch đi qua chỗ bàn quầy lễ tân làm em Ánh Hồng mắt tròn mắt dẹt nhìn theo, vú chữ O lồn chữ A không tin vào những điều mình nhìn thấy, cảm giác mất mát một thứ gì đó vô cùng to lớn. Anh Mạnh, thần tượng chuẩn soái ca của mình đang lôi chị Giám đốc truyền thông đi đâu đó không biết.

Thoáng qua thấy Ánh Hồng đang nhìn mình, Thục Trinh lại càng ngượng ngùng hơn, cô giật phắt tay mình ra khỏi tay Mạnh:

– Làm cái gì thế, người ta hiểu lầm bây giờ.

Mạnh không thèm đôi co nữa vì Thục Trinh hình như cũng rảo bước theo mình:

– Kệ. Nhanh lên.

Rồi hai người nhanh chóng bước qua đường tiến đến vị trí đỗ xe oto của Mạnh.

Chiếc xe nhanh chóng phóng vụt đi.

Trên xe, cả hai người không ai nói với ai một lời nào. Mạnh thì tập trung lái xe sau khi biết địa chỉ mình cần đến. Còn Thục Trinh, cô không dám nhìn thẳng mà nhìn sang phía bên kia đường. Cảm giác của cô lúc này thật lạ, nó đan xen rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Vừa lo lắng cho Cu Tí lại vừa có cảm giác hồi hộp khó tả làm tim cô đập liên hồi, nếu vú không to thì tiếng tim đập sẽ vọng ra bên ngoài mất. Đúng như lời Mạnh nói, ít nhất đến thời điểm này, Mạnh không có chọc nghẹo gì cô. Nhìn chiếc xe đi thật nhanh giữa dòng người đông đúc, cô biết Mạnh đang rất khẩn trương, cũng vội có khi còn hơn cả cô nữa. Vậy là anh ta lo lắng cho công việc của cô một cách thực tâm.

Còn Mạnh, mỗi lần liếc sang nhìn gương chiếu hậu bên phải, thấp thoáng trong chiếc gương nhỏ bé ấy là khuôn mặt của Thục Trinh. Chỉ có duy nhất khuôn mặt thôi. Mạnh bất giác chợt nghĩ trong lòng, khuôn mặt Thục Trinh thật đẹp, không phải dạng khuôn mặt nhỏ nhắn mà thuộc dạng đầy đặn, nói theo phong thủy là dạng khuôn mặt phúc hậu. Đôi mắt to đen nhánh, lông mày rậm, hàng mi dài cong vểnh lên trên. Mũi nhọn cao cao, cằm chẽ, má núng nính giấu hai núm đồng tiền ở hai bên. Mạnh nghĩ, nếu Thục Trinh không béo ở bên dưới thì có lẽ cô sẽ là một cô gái rất xinh đẹp, rất nữ tính và hiền thục. Chỉ tiếc là đã có chồng con rồi, nếu không Mạnh sẽ phiêu lưu một chuyến.

Suy nghĩ bậy bạ một hồi thì cũng đến cổng trường mầm non, nơi con của Thục Trinh học. Xe vừa đỗ, Thục Trinh đã mở cửa xe chạy ngay vào trong trường làm Mạnh phải thật nhanh mới đuổi kịp được.

Tới cửa lớp, Thục Trinh thấy cô giáo đang đi đi lại ở cửa lớp như sốt ruột lắm:

– Cô giáo, Cu Tí đang ở đâu?

Cô giáo trả lời thật nhanh:

– Cháu đang ở phòng y tế, chị đi theo em.

Vậy là cô giáo đi gần như chạy đầu tiên, đuổi theo sau là hai người Thục Trinh và Mạnh.

Phòng y tế lúc này rất đông người, có cả một gã đàn ông rất to lớn khuôn mặt hằm hằm, bàn tay nắm lại thành hình nắm đấm như muốn ăn tươi nuốt sống ai đó. Thục Trinh không để ý đến gã này, cô len vào phía trong, vừa len vừa gọi:

– Cu Tí ơi! Cu Tí ơi! Mẹ Trinh đây! Mẹ Trinh đây.

Giọng yếu ớt từ phía trong đám đông vang lên khe khẽ:

– Mẹ!!!!!!!!!!!!!!

Khi Thục Trinh nhìn thấy Cu Tí thì òa khóc nức nở, cả một vùng má bên trái tím ngắt lại vì tụ máu, in nguyên hình bàn tay người lớn. Cô nhấc bổng con lên khỏi giường y tế rồi ôm dịt nó vào lòng, tiếng thét của Thục Trinh như xé lòng những cán bộ và giáo viên trong trường:

– Ối con tôi. Sao con lại ra nông nỗi này. Ai mà nỡ đánh đứa con bé bỏng của tôi ra nông nỗi này.

Cu Tí nhìn thấy mẹ, thằng bé òa lên vì tủi thân:

– Hu hu hu, mẹ Trinh ơi. Con đau lắm. Bác kia đánh con.

Mạnh theo sau Thục Trinh, cậu bàng hoàng khi nhận ra vết tím trên má đứa trẻ. Có là kẻ ngu cỡ nào cũng biết đấy chính là một cái tát trời giáng của người lớn dành cho một đứa trẻ con. Cậu quay ra ngoài cửa ngay lập tức tìm thằng cha ngoài cửa.

Thục Trinh căm phẫn trong lòng lắm nhưng vì còn thương con nên không nỡ bỏ con ra ngoài tìm gã kia vào lúc này, cô dùng bàn tay to lớn của mình khẽ chạm lên cái má bị đánh của con rồi ôn tồn hỏi:

– Sao bác ấy lại đánh con?

Đúng lúc đó thì cô giáo chủ nhiệm đứng bên cạnh giải thích:

– Cái này cũng là lỗi của chúng em không quán xuyến được hết cả lớp. Lúc em biết thì …. bạn Minh Quân đã bị Cu Tí đánh chảy máu mũi rồi. Sau đó em gọi phụ huynh của bạn Minh Quân đến để đưa đi cấp cứu thì ….. Cu Tí bị bố bạn Minh Quân đánh.

Cu Tí thanh minh cho hành động của mình, vừa khóc vừa nói:

– Hix hix hix! Tại bạn Minh Quân trêu con. Bạn ấy bảo con là trẻ mồ côi. Con không có cha, không có mẹ nên con mới đánh bạn ấy. Hix hix hix!

Đúng lúc đó thì tiếng ầm ầm ngoài cửa phòng y tế vang lên. Tất cả những người lớn ở đây đều hét ầm lên, hình như là hai người đàn ông đang đánh nhau ở ngoài cửa.

– Ối ối, đừng đánh nhau các anh ơi …….

– Dừng lại đi. Ai can hai người lại …….

Thục Trinh mới nhớ ra, người đi cùng mình là Mạnh đã không còn ở đây nữa, vậy tiếng đánh nhau kia chắc là của anh Mạnh rồi. Cô đặt con xuống rồi lịch bịch chạy ra ngoài cửa. Y như rằng, gã đàn ông, kẻ mà đã đánh con mình đang vật nhau dưới sàn nhà với Mạnh. Hình như phần thắng đang thuộc về người đàn ông đó thì phải vì Mạnh đang bị đè xuống dưới, gã không quên đấm túi bụi vào mặt Mạnh. Ba máu sáu cơn, Thục Trinh lấy thân hình voi còi của mình lao thẳng vào gã đàn ông.

Lực va chạm cực lớn làm gã bổ chổng sang một bên. Thục Trinh đâu có ngưng lại đâu, cô tiếp tục nhảy bổ lên đè gã xuống dưới sàn. Chỉ riêng sức nặng của cơ thể khi cô ngồi lên bụng gã thôi đã làm mặt gã tái đi vì máu không thể lên nổi não. Bị hất tung một cách bất ngờ chưa kịp định thần lại cộng thêm quả máu không lên não làm gã choáng váng. Thục Trinh vả liên tiếp vào hết má trái lại sang má phải để trả đũa cho đứa con trai bé bỏng, và cũng là trả thù cho Mạnh thư sinh bị gã ấy đánh.

– Mày đánh con tao này, đánh con tao này. Cho mày chết. Cho mày chết.

Trời cứu cho gã đàn ông hung hăng một mạng vì đúng lúc ấy có mấy người bảo vệ nam giới kịp đến sốc nách Thục Trinh kéo ra, mấy người mà phải hì hục lắm mới lôi được Thục Trinh ra khỏi người tên côn đồ kia. Hắn gần như ngất lịm, hai tay đưa lên ôm mặt theo phản xạ tự nhiên.

– “Mình đi thôi Trinh. Đưa Cu Tí đi viện trước đã rồi tính sau”, Mạnh lấy tay quệt miệng mình một cái vì thấy mát mát.

Nghe Mạnh nói, Thục Trinh mới bình tâm trở lại, nhìn thấy khuôn mặt Mạnh, Thục Trinh sờ sợ vì trông như ma cà rông, cứ như là Mạnh vừa cắn cổ gã đàn ông kia:

– Anh chảy máu rồi kìa.

Mạnh nhìn xuống cái tay vừa lau mồm của mình, ối giời ơi, đỏ lừ như máu kinh. Lần đầu tiên cậu ấm bị chảy máu.

—–

Tại bệnh viện quốc tế Vinmec.

Vừa rồi, mặc dù chảy máu mồm nhưng Mạnh vẫn đủ sức lái xe qua bên kia cầu Vĩnh Tuy để vào bệnh viện này. Đây là phòng chăm sóc tạm thời, Mạnh bị chảy máu mồm vì ăn mấy cú đấm vào má, không đến nỗi phải nhập viện.

Thục Trinh mở cửa bước vào, ân cần hỏi thăm, trên tay là mấy chai nước suối. Cô ái ngại nhìn Mạnh, vì mình mà thiếu gia Mạnh bị ra nông nỗi này, ngồi xuống cái ghế bên cạnh giường:

– Anh Mạnh có sao không? Tôi áy náy quá, vì chuyện của mẹ con tôi mà anh bị người ta đánh.

Mạnh nhay nhay hàm, thấy vẫn cử động được bình thường, vừa rồi lấy điện thoại ra soi gương, trên má chỉ có vài vết bầm nhẹ, môi bị vài vết xước nhỏ, nói chung là vẫn ngon trai:

– Cu Tí sao rồi Trinh?

– Cu Tí không sao, chỉ bị bầm má thôi không có gì nghiêm trọng cả. Cu Tí đang ngủ ở phòng bên. Tôi ….. tôi ……

Thấy Thục Trinh gần gừ không nói rõ, Mạnh hiểu Thục Trinh đang áy náy trong lòng vì chuyện mình bị đánh, Mạnh xua tay:

– Trinh đừng nghĩ ngợi gì. Tại tôi tức thằng cha kia quá nên đánh hắn trước nên ….. hì hì hì.

Mạnh cười trừ vì ngượng, cậu đúng là sinh ra không phải để đánh nhau, trường hợp này mà gặp Dũng lì ở Hải Phòng hoặc Thìn Quảng Bình thì gã đàn ông kia con như xong rồi.

Thục Trinh nghĩ bụng mà cười: “Gớm, trói gà không chặt mà còn bày đặt đánh nhau”, tất nhiên cô không nói ra điều đó, cô đủ tinh tế để không chạm vào lòng tự ái của một người đàn ông:

– Mà sao anh Mạnh lại đánh nó trước?

Mạnh hồi tưởng lại đoạn cậu chửi nhau với gã côn đồ kia:

– Vì nó chửi Cu Tí …….. là …… mồ côi ……. mất dậy nên mới đánh bạn. Thế là … tôi đánh nó luôn.

Thục Trinh lặng người quay sang chỗ khác, gã kia nói đúng một nửa. Cu Tí là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ Cu Tí không biết ở phương trời nào, nhưng Cu Tí không mất dậy. Từ lúc cô đón Cu Tí ở bệnh viện về lúc nó mới được 3 ngày tuổi, cô vẫn luôn cố gắng hết sức để bù đắp cho con, cô vừa làm mẹ, vừa làm cha của con. Con cô không phải đứa mất dạy.

Sau một hồi im lặng, Thục Trinh vẫn không quay mặt về phía Mạnh, cô không muốn Mạnh biết là mình đang khóc, cô cần phải mạnh mẽ với tất cả mọi người để nuôi 3 đứa con, bởi cô biết, chuyện ngày hôm nay không phải là lần đầu, và cũng chẳng phải là lần cuối. Thục Trinh nói thật khẽ như muốn tâm sự:

– Tôi có 3 đứa con. Đứa đầu tiên 7 tuổi, đứa thứ 2 là Cu Tí 5 tuổi, đứa Út mới có 3 tuổi thôi. Cả 3 đứa đều là trẻ mồ côi. Bố mẹ chúng là những kẻ vô lương tâm, cho chúng chào đời nhưng không cho chúng tình thương. Tôi nhận nuôi chúng từ bệnh viện lúc chúng vẫn thôi nôi. Tôi vẫn luôn cố gắng hết sức để nuôi chúng giống như bao nhiêu đứa trẻ khác. Nhưng có lẽ ….. không bao giờ là đủ cả.

Thắc mắc trong lòng Mạnh kể từ khi biết Thục Trinh có con đã có lời giải đáp. Cậu như thấy mình lạc lõng và quá nhỏ bé khi ở bên cạnh Thục Trinh lúc này. Cậu sinh ra trong nhung trong lụa, cậu không thể nghĩ và chưa bao giờ nghĩ đến ở ngoài cuộc sống này còn có những mảnh đời như các con của Thục Trinh, còn có những người có tấm lòng nhân hậu như Thục Trinh. Cuộc sống bây giờ khó khăn rất nhiều, nuôi một đứa con cũng không đơn giản chỉ là cho chúng ăn chúng mặc. Với mức lương giám đốc của Thục Trinh chắc cũng ngang ngửa của Mạnh, không có nhiều, hay nói đúng hơn là chỉ đủ nuôi bản thân là cùng. Ấy vậy mà Thục Trinh lại đang gồng gánh trên vai 3 đứa trẻ mồ côi.

Mạnh hỏi vì muốn có được đáp án cho những thắc mắc trên của mình, những điều về cuộc sống mà cậu chưa bao giờ va chạm:

– Tại sao Trinh lại làm như vậy?

Thục Trinh vẫn giấu khuôn mặt mình ở phía kia:

– Vì nếu tôi không làm thế, những người như tôi không làm thế, thì những đứa trẻ này sẽ đi đâu về đâu? Cuộc đời của chúng rồi sẽ ra sao? Những đứa con của tôi, chúng là niềm vui, là hạnh phúc, là tất cả cuộc sống của tôi. Bởi ………. “người như tôi” … làm gì có thú vui nào nào khác. Thôi …. Anh nghỉ ngơi thêm một lát nữa đi. Tôi chạy sang phòng Cu Tí đây.

Nói xong Thục Trinh đứng dậy đi ra cửa, đôi mắt ướt nước vẫn giấu không để cho Mạnh biết.

3 chữ “người như tôi” phát ra từ miệng Thục Trinh cứ văng vẳng trong đầu Mạnh mãi không dừng.

— Hết bà nó rồi, chương 6 ngắn thế? —​